Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của các chủng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC PHÂN LẬP TRÊN NEM CHUA (Trang 30 - 32)

phương pháp khuếch tán trên thạch

Trong khảo sát này, chúng tôi cấy vi khuẩn theo hai cách: trên bề mặt thạch và cấy sâu trong thạch: 0,1 mL dịch canh khuẩn chỉ thị ở nồng độ 10-4 được trang đều lên

bề mặt thạch TSA hoặc được trộn đều với 30 mL môi trường TSA và sau đó đổ ra đĩa

petri. Sau khi thạch khô, đục 6 - 7 lỗ, với đường kính lỗ khoảng 8mm trên bề mặt đĩa

thạch (Hata và ctv, 2009). Các lỗ được đục cách thành đĩa petri khoảng 1cm để có thể quan sát được vòng kháng khuẩn sau này. Kế đến, nhỏ khoảng một giọt môi trường

TSA vào lỗ để bịt kín đáy lỗ. Dùng micropipet hút 150 µL dịch kháng khuẩn cho vào mỗi lỗ. Bên cạnh đó cũng tiến hành thí nghiệm với dịch kháng sinh pha loãng ở 10-4để

làm mẫu đối chứng. Tiếp theo, bảo quản các đĩa ở nhiệt độ 2 - 4oC trong 2 giờ với mục đích ngăn cản sự phát triển của chủng chỉ thị và tạo điều kiện cho bacteriocin có thời

gian thẩm thấu vào bên trong thạch. Sau đó, các đĩa petri được ủ ở 37oC.

Việc đọc kết quả được thực hiện sau 16 giờ ủ. Khả năng kháng khuẩn của vi

khuẩn được xác định bằng sự hiện diện của vòng kháng khuẩn xung quanh lỗ. Nếu đường kính vùng kháng khuẩn lớn hơn hoặc bằng 6 mm (Cheikhyoussef và ctv, 2008) thì được xem là có khả năng ức chế tích cực.

Đường kính vùng kháng khuẩn được tính như sau:

dkk= d – dlỗ

Trong đó: dkk: đường kính vùng kháng khuẩn xung quanh lỗ d: đường kính vùng ức chế (bao gồm đường kính lỗ)

dlỗ: đường kính lỗ.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC PHÂN LẬP TRÊN NEM CHUA (Trang 30 - 32)