Hoạt động dịch vụ KN bao gồm các cung cấp vật tư đầu vào trong nông nghiệp như: giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, ngoài ra dịch vụ nông nghiệp còn có dịch vụ tưới tiêu, làm đất, cấy lúa, gieo sạ, gặt lúa… nhưng do nguồn lực còn hạn chế nên Trạm KN huyện mới chỉ kết hợp với UBND xã và HTX dịch vụ nông nghiệp xã cung cấp một số vật tư nông nghiệp như: giống cây trông, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tuy các hoạt động tư vấn và dịch vụ KN chưa đa dạng, nhưng
cũng đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân trong xã. Qua khảo sát và điều tra cho thấy, trong tổng số 60 hộ được hỏi có 54 hộ đã tham gia các dịch vụ khuyến nông chiếm 90%; 6 hộ không tham gia các dịch vụ khuyến nông chiếm 10% vì họ cho rằng chương trình đó không cần thiết, việc tham gia phức tạp chưa linh hoạt, các dịch vụ đó không phù hợp với nhu cầu của họ. Đánh giá của người dân về dịch vụ khuyến nông được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 4.11: Đánh giá của nông dân về hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Chỉ tiêu
Đánh giá của các hộ nông dân về hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông Rất tốt Tốt Bình thường Kém Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Chung 11 20,37 28 52,85 10 18,52 5 9,26 Chia theo thôn
- Khoan Tế 3 17,65 11 64,71 2 11,76 1 5,88
- Thuận Tốn 6 33,33 8 44,44 3 16,67 1 5,56
- Lê Xá 2 10,53 9 47,37 5 26,32 3 15,79
Chia theo loại hình
- Trang trại 4 22,22 13 72,22 1 5,56 0 0,00
- Hộ SXHH 5 25,00 8 44,44 4 20,00 1 5,56
- Hộ kiên 2 11,11 7 38,89 5 27,78 4 22,22
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Trong tổng số 54 hộ tham gia thì có 39 hộ được hỏi cho rằng các dịch vụ khuyến nông cung cấp có chất lượng tốt và rất tốt, có 10 hộ cho rằng chất
lượng dịch vụ khuyến nông ở mức bình thường chiếm 18,52%, có 5 hộ đánh giá chất lượng ở mức kém chiếm 9,26% vì dịch vụ khuyến nông còn ít, chủ yếu là cung cấp các giống lúa, cây con giống, phân bón, nội dung hoạt động còn ít và chưa đa dạng, khuyến nông còn ít can thiệp đến việc tiêu thụ sản phẩm của họ làm ra nên họ chưa yên tâm sản xuất.
Qua điều tra 3 thôn, thì thôn Lê Xá đánh giá chất lượng hoạt động tự vất và dịch vụ khuyến nông kém nhất so với 2 thôn còn lại, có 3 hộ trong tổng số 18 hộ tham gia hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông (chiếm 15,79%) cho rằng hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông kém, vì sau khi đăng ký mua giống lúa và phân bón với HTX vẫn còn tình trạng giao hàng chậm, không đúng thời gian, giống lúa không cho năng suất cao.
4.3 Tác động của dịch vụ khuyến nông đến sản xuất nông nghiệp của xã
4.3.1 Tác động của DVKN đối với hộ gia đình
4.3.1.1 Tỷ lệ hộ áp dụng sau khi tham gia DVKN
Tỷ lệ áp dụng (bao gồm áp dụng toàn bộ và một phần) sau khi tham gia DVKN là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của DVKN đó. Áp dụng toàn bộ ở đây không đồng nghĩa với việc lặp lại giống hệt, mà chỉ là cố gắng làm theo một cách tốt nhất tất cả những công đoạn, những bước kỹ thuật trong trồng trọt hoặc là chăn nuôi được dạy. Trong khi đó, áp dụng một phần là chỉ làm theo một số công đoạn hoặc làm theo một công đoạn nào đó có thể giống hoặc không giống hoàn toàn với hướng dẫn. Tỷ lệ áp dụng toàn bộ hay một phần cao phản ánh rằng DVKN đó đã được người dân tiếp nhận trên thực tế, trong khi tỷ lệ thấp cho thấy nó chưa phù hợp với người dân (bảng 4.12 )
Bảng 4.12: Tỷ lệ áp dụng sau khi tham gia dịch vụ khuyến nông chia theo các nhóm.
(Đơn vị: %) Chỉ tiêu Áp dụngtoàn bộ một phầnÁp dụng áp dụngKhông
Chung 36,94 50,81 12,25
Chia theo thôn
- Khoan Tế 28,77 58,92 12,31
- Thuận Tốn 45,49 47,73 6,78
- Lê Xá 34,22 45,46 20,32
Chia theo loại hình
- Trang trại 47,23 44,05 8,72
- Hộ SXHH 36,67 49,52 13,81
- Hộ kiên 27,58 56,18 16,24
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014)
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn người dân áp dụng kiến thức thu được sau khi được tham gia DVKN (51% người dân áp dụng một phần và 37% áp dụng toàn bộ). Chỉ có 12% số hộ không áp dụng những gì được học từ KN vào trong sản xuât. Có sự khác nhau về mức độ áp dụng khi so sánh giữa các nhóm tiêu chí. Cụ thể một số điểm đáng chú ý như sau:
Tỷ lệ áp dụng toàn bộ của thôn Thuận Tốn cao hơn hẳn 2 thôn còn lại. Tuy rằng tỷ lệ áp dụng không cách biệt nhau quá lớn, nhưng tỷ lệ áp dụng toàn bộ của thôn Thuật Tốn (45%) cao hơn khá nhiều so với thôn Khoan Tế (29%), thôn Lê Xá (34%) và tỷ lệ không áp dụng của thôn Thuận Tốn (6,78%) thấp hơn so với thôn Khoan Tê (12%). Sự khác nhau này là do thôn Thuận Tốn có cơ sở hạ tầng, đường gia thông thuận tiện hơn, người dân tham gia các MHTD nhiều hơn..
Về tiêu chí phân theo loại hình thì tỷ lệ hộ áp dụng giữa 3 nhóm hộ không có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên mức độ áp dụng toàn bộ của hộ
trang trại hơn hẳn so với 2 nhóm hộ còn lại. Điều này là phù hợp vì các hộ trang trại có quy mô lớn, thường có đủ nguồn lực để làm theo một cách đầy đủ nhất hướng dẫn của KN trong khi 2 nhóm hộ còn lại không có. Điều này giải thích một phần vì sao các DVKN thường lực chọn những hộ khá giàu, có điều kiện tham gia để đảm bảo khả năng thành công lớn hơn.
4.3.1.2 Tác động của DVKN lên năng suất, quy mô cây trông, vật nuôi
Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi là một trong những mục tiêu quan trọng mà hầu hết các DVKN đều hướng tới. Tăng năng suất thể hiện qua tốc độ tăng trọng nhanh hơn, thời gian chăn nuôi giảm xuống hay số con đẻ được trên một lứa tăng lên (ví dụ như nuôi lợn thịt, lợn nái, gia cầm) đối với vật nuôi hay khối lượng đối với cây trồng. Tuy nhiên tăng năng suất thường đi kèm với tăng chi phí và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Để thấy được tác động của các dịch vụ khuyến nông đối với sự biến đổi quy mô, năng suất cây trồng, vật nuôi. Chúng tôi tiến hành so sánh diện tích, năng suất cây trồng, vật nuôi năm 2005 khi chưa có khuyến nông với diện tích, năng suất cây trồng, vật nuôi năm 2012 và năm 2013 khi đã có sự tác động của dịch vụ khuyến nông vào sản xuất của người dân thể hiện ở dưới bảng sau:
Bảng 4.13: Kết quả sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp xã trong 3 năm (2005, 2012, 2013) Chỉ tiêu ĐVT 2005 2012 2013 So sánh 2012/ 2005 2013/ 2012 I. Trồng trọt 1. Cây lúa + Diện tích Ha 259,45 245,07 242,86 94,46 99,1
+ Năng suất Tạ/ha 42,74 51,78 53,21 121,15 102,76 + Sản lượng Tấn 11.088,89 12.689,72 12.922,58 114,44 101,83
2. Cây ổi
+ Dích Ha 81,55 101,69 105,03 124,69 103,28
+ Năng suất Tạ/ha 31,23 40,77 41,31 130,55 101,32 + Sản lượng Tấn 254,7 414,6 433,9 162,78 104,65
II. Chăn nuôi
1. Tổng đàn bò Con 27 52 36 192,59 69,23 2. Tổng đàn lợn Con 987 1.458 1.315 147,72 90,19 3. Tổng đàn gia cầm Con 12.000 25.000 24.270 208,3 3 97,08
(Nguồn: UBND xã Đa Tốn)
Qua bảng 4.13 ta thấy, diện tích lúa năm 2012 chỉ bằng 94,46% so với năm 2005 nhưng do năng suất lúa năm 2012 đạt 51,78 tạ/ha cao hơn năng suất lúa năm 2005 là 21,15% nên sản lượng lúa năm 2012 vẫn cao hơn năm 2005 14,44%, đến năm 2013 thì diện tích lúa giảm 0,9% so với năm 2012 nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng lên do năng suất tăng. Trồng cây ổi là cây trồng mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân xã Đa Tốn, do
tác động của dịch vụ khuyến nông trong những năm gần đây cây ổi không những đã tăng lên về diện tích mà còn tăng lên cả về năng suất và chất lượng. Năm 2012 diện tích ổi tăng lên 24,69% so với năm 2005, đến năm 2013 vẫn tiếp tục tăng lên 3,28% so với năm 2012, cũng như diện tích thì năng suất ổi tăng lên 30,55% năm 2012 so với năm 2005, để có được sự chuyển biến tích cực này thì trong những năm qua Trạm khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng, phòng nông nghiệp đưa giống ổi có năng suất cao, chất lượng tốt tới người dân như giống ổi Đông Dư, Trạm cũng đã phối hợp với xã tăng cường tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại tới người dân.
Bên cạnh trồng trọt, các dịch vụ khuyến nông cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất ngành chăn nuôi, thể hiện qua bảng 4.13 thấy rằng tổng số đàn gia súc, gia cầm năm 2012 tăng hơn hẳn so với năm 2005. Đàn bò năm 2012 với 52 con tăng 92,59% so với năm 2005, đàn lợn tăng 47,72%, gia cầm tăng 108,33%. Nhưng đến năm 2013 tổng số đàn gia súc, gia cầm có xu hướng giảm như đàn bò giảm 30,77% còn 36 con, đàn lợn giảm 9,81%, đàn gia cầm giảm 2,92%. Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là do hiện nay việc sử dụng máy móc trong làm đất đã trở nên phổ biến, nhu cầu về sức kéo trâu bò không lớn, không những thế trong những năm gần dây dịch bệnh lở mồm long móng bùng phát ở gia súc, dịch H5N1 ở gia cầm, giá thức ăn chăn nuôi tăng ngày càng cao làm cho người dân không có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi. Như vậy có thể thấy trong những năm qua dịch vụ khuyến nông đã góp phần quan trọng trong việc làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Đa Tốn.
Cũng qua kết quả điều tra cho thấy DVKN có tác động tích cực đến tăng năng suất cây trồng, vật nuôi thể hiện ở bảng 4.14 sau:
Bảng 4.14: Tác động của dịch vụ khuyến nông lên năng suất cây trồng, vật nuôi chia theo các nhóm
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ nói tăng năng suất
Mức tăng so với trước khi áp dụng
Chung 92,86 74,52
Chia theo thôn
Khoán Tế 93,02 74,39
Thuận Tốn 95,67 79,51
Lê Xá 89,95 71,13
Chia theo loại hình
Trang trại 93,16 75,59
Hộ SXHH 94,87 78,62
Hộ kiên 87,22 71,93
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014)
Kết quả điều tra cho thấy DVKN có tác động tích cực đến tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. 93% số hộ được hỏi cho rằng DVKN có tác động làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, còn lại khoảng 7% hộ cho rằng DVKN không tác động tới năng suất cây trồng, vật nuôi của họ. Kết quả này phù hợp với thực tế vì hoạt động DVKN thường đưa vào các giống mới, có năng suất cao và được đầu tư nên khi người dân áp dụng thì năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên rõ rệt.
So sánh giữa các nhóm cho thấy tỷ lệ hộ trả lời rằng DVKN có làm tăng năng suất cây trông, vật nuôi không khác gì giữa các nhóm. Điều này củng cố cho kết luật rằng năng suất là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc áp dụng của người dân tham gia DVKN.
4.3.2 Tác động DVKN với cộng đồng
Các dịch vụ khuyến nông trong những năm qua đã mang lại một số thay đổi tích cực về mặt xã hội trên địa bàn xã Đa Tốn như: Giảm tình trạng bất bình đẳng giới, tạo việc làm cho một số người dân, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, gớp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Thể hiện qua bảng 4.15
Bảng 4.15: Bảng phân loại hộ nông dân theo mức thu nhập
Các loại hộ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng số hộ 2763 100 3014 100 3368 100 109,08 111,75 Hộ khá 603 21,82 713 23,66 826 24,52 118,24 115,85 Hộ trung bình 2093 75,75 2246 74,52 2494 74,05 107,31 111,04 Hộ nghèo 67 2,42 55 1,82 48 1,43 82,09 87,27
(Nguồn: UBND xã Đa Tốn)
Qua bảng 4.15 cho thấy trong 3 năm vừa qua số hộ đói nghèo của xã Đa Tốn có xu hướng giảm dần, năm 2021 số hộ nghèo là 55 hộ chiếm 1,822% giảm 17,91% so với năm 2011 số hộ nghèo là 67 hộ chiếm 2,42%; năm 2013 số hộ nghèo là 48 hộ chiếm 1,43% giảm 12,73% so với năm 2012. Để đạt được những thành công đó, các cấp, các ngành còn có sự đóng góp không nhỏ của dịch vụ khuyến nông. Trong những năm qua khuyến nông đã tích cực đưa các tiến bộ kỹ thuật mới đến người nông dân, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất như: Ổi Đông Dư, giống lúa TH3-3, lúa HT-1, phối hợp với Trạm thú y tiến hành tiêm phòng định kỳ gia súc, gia cầm cho các hộ nông dân, từng bước nâng cao năng suất
cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân.
Kết quả điều tra cho thấy, TBKT mà người dân học được lan truyền sang các thành viên khác trong cộng đồng khá tích cực.
Biểu đồ 4.1: Sự lan tỏa có tính chủ động của DVKN theo mức sống của hộ (Đơn vị: %)
Phân tích số liệu cho thấy, người khá giàu không chỉ được người khác tin tưởng đến học hỏi mà họ cũng là nhóm chủ động chia sẻ kiến thức của họ cũng như chịu khó học hỏi so với 2 nhóm còn lại. Nhóm khá giàu thường là nhóm có quan hệ rộng trong cộng đồng, hay giao lưu chia sẻ nên họ dễ được ưu tiên tham gia DVKN hơn. Ngược lại , nhóm nghèo/cận nghèo do kiến thức hạn chế nên họ ít chủ động chia sẻ kiến thức hay đi học hỏi kiến thức từ người khác.
4.3.3 Tác động về mặt môi trường
Thông qua các dịch vụ khuyến nông mà ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao. Nhiều người dân đã thực hiện xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân sử dụng phân hữu cơ, phân xanh để trồng trọt, tuyên truyền làm chuồng trại xa nhà, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy trình, quy định, khuyến nông đã hướng dẫn bà
con nông dân biết cách pha chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vậ, thuốc thú y đúng liều lượng và đúng cách, sử dụng đúng lúc, đúng thuốc nên đạt hiệu quả cao.
Có khoảng 44% số hộ được hỏi cho rằng DVKN có tác động tích cực đến môi trường theo nghĩa giảm thiểu các tác động xấu của các hoạt động sản xuất đến môi trường như giảm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Cải thiện về môi trường là mục tiêu của DVKN. Ví dụ, sử dụng phan bón hữu cơ (phân chuồng hoai mục), phân vi sinh nhằm làm tăng năng suất, giảm sự phu thuộc vào phân vô cơ nhưng cũng có tác dụng cải tạo đất, giảm bón phân vô cơ để giảm chi phí sản xuất nhưng cũng góp phần giảm sự bạc màu của đất, trồng rau an toàn, rau hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, các tác động đến môi trường chưa được ngời dân nhận thức một cách rõ nét so với các tác động khác do nhận thức của người dân còn hạn chế.
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khuyến nông
Qua nghiên cứu và đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ khuyến nông xã Đa Tốn cho thất rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khuyến nông. Trong đó, yếu tố chủ yếu là: năng lực của khuyến nông viên, trình độ của