Hoạt động thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 71 - 74)

Do thực tế phát triển của nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi cần có thông tin trao đổi nhằm thúc đấy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân nên việc thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền là không thể thiểu trong dịch vụ khuyến nông. Những đánh giá của người dân là khác nhau. Kết quả thể hiện qua bảng 4.10:

Bảng 4.10: Đánh giá của người dân về hoạt động thông tin, tuyên truyền Chỉ tiêu

Thôn Khoan Tế

Thôn

Thuận Tốn Thôn Lê Xá Tổng Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC Tổng số hộ điều tra 20 100 20 100 20 100 60 100

• Không tiếp cận được các

thông tin KN 1 5,00 0 0,00 2 10,00 3 5

• Tiếp cận được thông tin

KN 19 95,00 20 100 18 90,00 57 95 - Từ bộ quy trình kỹ thuật 1 5,26 1 5,00 1 5,26 3 5,26 - Từ những buổi phát thanh chuyên đề 11 57,89 11 55,00 10 55,56 32 56,14 - Từ sách báo chuyên đề 2 10,53 2 10,00 1 5,56 5 8,77 - Từ tờ rơi 5 26,32 5 25,00 7 38,89 17 29,82

Chất lượng thông tin

tuyên truyền

- Rất tốt 6 31,58 8 40,00 5 27,78 19 33,33

- Tốt 8 42,11 9 45,00 6 33,33 23 40,35

- Bình thường 3 15,79 3 15,00 4 22,22 10 17,54

- Kém 2 10,53 0 0,00 3 16,67 5 8,77

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014)

Qua bảng tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền cho thấy người dân tiếp cận được thông tin KN chiếm 95%. Trong đó, 32 hộ tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng (chủ yếu qua các buổi phát thanh chuyên đề) chiếm 56,14% số hộ tiệp cận được thông tin KN, 17 hộ tiệp cận thông tin qua tờ rơi chiếm 29,82%; có 5 hộ tiếp cận thông tin từ sách báo chuyên đề chiếm 8,77% và 3 hộ tiếp cận qua bộ quy trình kỹ thuật chiếm 5,26%. Như vậy chủ yếu người nông dân tiếp cận nguồn thông tin từ cán bộ khuyến nông qua các buổi phát thanh chuyên đề và tời rơi được phát trong các buổi tập huấn. Việc tiếp cận các thông tin khuyến nông tại các thôn không có sự khác biệt nhau nhiều, cho thấy hoạt động thông tin, tuyên truyền tại xã hoạt động khá tốt, trạm khuyến nông huyện đã phối hợp tốt với phòng truyền thanh xã để từ đó có những buổi phát thanh truyên

đề giúp người dân nắm bắt thông tin kịp thời về kế hoạch sản xuất trong vụ, phòng trống dịch bệnh…

Từ bảng 4.10 cũng cho thấy 19 hộ được hỏi đánh giá chất lượng thông tin tuyên truyền rất tốt chiếm 33,33%; có 23 hộ cho rằng chất lượng thông tin tuyên truyền ở mức tốt chiếm 40,35%; có 10 hộ đánh giá chất lượng thông tin ở mức bình thường chiếm 17,54% và 5 hộ đánh giá ở mức kém chiếm 8,77%. Cũng như việc tiếp cận thông tin KN thì chất lượng thông tin KN tại các thôn được người dân đánh giá không khác nhau nhiểu. Tuy nhiên vẫn còn 1 số hộ được hỏi cho rằng chất lượng thông tin còn kém như ở thôn Khoan Tế có 2 hộ (chiếm 10,53%) và thôn Lê Xá có 3 hộ (chiếm 16,67%), vì họ cho rằng thông tin đó không cần thiết hoặc không liên quan tới công việc của họ, nhiều nội dung chỉ lý thuyết và công thức, nhiều ngôn từ khoa học nên không hiểu.

Hộp 2: Chất lượng thông tin, tuyên truyền

Nhà tôi có 5 sào ruộng, trong đó có 3 sào lúa. Năm nào tôi cũng tham gia tập huấn khuyến nông, mỗi lần vậy tôi đều được nhận tài liệu khuyến nông. Nhưng thật ra mà nói tôi áp dụng những thứ tai được nghe, mắt được đọc ấy vào thực tế sản xuất là không nhiều. Bởi một lý do có lẽ cũng nhiều người như tôi cảm thấy, đó là tính bảo thủ trong suy nghĩ của chúng tôi. Trong khi đó những điều mới được tiếp nhận lại không đầy đủ. Tôi nghe CBKN nói thì chỉ tiếp thu được 10-20% thôi! Tôi đọc tài liệu thì cũng chỉ ghi nhớ được một vài ngày thôi, sau đó đâu còn giữ lại được gì! Chủ yếu chúng tôi sản xuất vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính. Nếu muốn thay đổi thì chúng tôi phải được nhìn CBKN làm, được họ hướng dẫn và chính tay chúng tôi phải được làm thử.

Bà Đặng Thị Ngấn, thôn Lê Xá, xã Đa Tốn

Có 87% số hộ được hỏi cho biết các DVKN mà họ tham gia đều chuẩn bị tài liệu đi kèm khi triển khai thực hiện. Điều đặc biệt là 90% số người được hỏi đánh giá tài liệu dễ hiểu và dễ theo dõi, ngay cả đổi với những hộ nghèo. Họ có thể tự đọc tài liệu mà không cần hướng dẫn. Lý do họ đưa ra các tài liệu thường được viết ngắn gọn, có hình minh họa đi kèm theo và nội dung không quá phức tạp đối với người dân. Ngược lại, một số tài liệu kỹ thuật chữa bệnh liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi – thú y người tham gia cho rằng khó hiểu hơn vì trình độ của họ thấp hoặc có chữ nước ngoài (ví dụ đối với tên các loại thuốc). Nhìn chung, KN đã quan tâm đến biên soạn tài liệu khá tốt.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w