Trước khi chuyển giao những TBKT mới đến với người dân thì các KNV cần thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn KN nhằm cung cấp cho người dân những kiến thức kỹ thuật để họ áp dụng vào thực tế. Trong 3 năm gần đây công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đến người dân được quan tâm, tổ chức đều đặn, đầy đủ hơn, đặc biệt là năm 2013 Trạm KN huyện Gia Lâm cùng với ban KN xã đã tổ chức được 9 lớp tập huấn thu hút được 405 lượt người tham gia. Điều này cho thấy người dân đã dần quan tâm và coi trọng việc học hỏi kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất.
Thời điểm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn trong suốt cả năm, phụ thuộc vào thời vụ sản xuất và nguồn lực (chủ yếu là kinh phí). Có 89% người phỏng vấn đánh giá các lớp đào tạo, tập huấn được tổ chức vào thời điểm phù hợp cho người dân và thời vụ sản xuất. Chỉ 1 bộ phận nhỏ đánh giá là thời điểm chưa phù hợp. Lý do là do kinh phí cấp không đúng tiến độ.
Địa điểm tổ chức, phần lớn các lớp đào tạo, tập huấn được bố trí ngay trong thôn và trong xã, thời gian dành cho mỗi buổi tập huấn thường kéo dài
từ nửa đến hai ngày. Thường áp dụng cho các hoạt động triển khai lịch mùa vụ hàng năm của KN xã, các công ty tư nhân có mục đích giới thiệu sản phẩm (giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật...), các lớp nâng ao năng lực cho cán bộ xã, thôn ...Điều này tạo thuận lợi cho người dân có thể tham gia thường xuyên và đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn. Trong tổng số 60 hộ được hỏi có 9 hộ không biết về các lớp tập huấn do họ không quan tâm hoặc không liên quan đến công việc của họ. Việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngay trong thôn, xã cũng làm cho việc tập huấn gắn với thực tế tại địa phương, dễ tuyên truyền và nhân rộng ra công đông hơn so với tổ chức ở các địa điểm không quen thuộc với người dân. Có 51 hộ biết về các lớp tập huấn nhưng chỉ có có 36 hộ đã tham gia đào tạo, tập huấn chiếm 70,59%. Có khá nhiều lý do để các hộ tham gia đào tạo, tập huấn nhưng có thể thấy một số lý do cơ bản qua biểu đồ 4.1 như sau:
Biểu đồ 4.1: Lý do tham gia các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông của người dân xã Đa Tốn
Qua biều đồ ta thấy, có 47,22% số hộ tham gia để nâng cao hiểu biết về KHKT (17 hộ), có 25% số hộ tham gia vì nội dung phù hợp với nhu cầu (9 hộ), 13,89% số hộ tham gia do được tuyên truyền, vận đông (5 hộ), cũng như vậy có 13,89% số hộ tham gia để nhận được sự hỗ trợ về kinh phí (5 hộ). Lý do chủ yếu để các hộ tham gia các lớp tập huấn là nâng cao sự hiểu biết về KHKT, người dân có thể áp dụng toàn bộ hay một phần vào sản xuất nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, chi phí lao động... từ đó có thể thấy, người dân đã thấy được vai trò của TBKT trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những hộ tham gia các lớp tập huấn KN thì vẫn còn 15 hộ trên tổng số 60 hộ được chọn điều tra biết đến các lớp nhưng không tham gia vì một số lý do thể hiện ở dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.2: Lý do không tham gia các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông của người dân xã Đa Tốn
Qua biểu đồ 4.2, ta thấy có 46,67% số hộ được hỏi cho rằng có thể học từ người thân, hàng xóm(7 hộ), có 33,34% số hộ không có thời gian tham gia (5 hộ), 13% số hộ cho rằng nội dung không phù hợp (2 hộ) và 7% số hộ không được mời tham gia (1 hộ). Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, đa số người dân không tham gia các lớp đào tạo, tập huấn vì họ cho rằng việc học
hỏi trực tiếp từ người thân, hàng xóm còn có hiệu quả hơn khi tận mắt thấy các hoạt động sản xuất của người thân, hàng xóm và việc làm theo sẽ dễ dàng. Cũng qua khảo sát và phỏng vấn các hộ dân của 3 thôn Khoán Tế, Thuật Tốn và Lê Xá chúng tôi nhận thấy số hộ dân tham gia các lớp đào tạo tập huấn ở các thôn có sự khác nhau. Các hộ dân tại thôn Thuận Tốn tích cực tham gia các lớp tập huấn nhất chiếm 41,67% số hộ tham gia các lớp đào tạo tập huấn, trong khi tỷ lệ hộ tham gia các lớp tập huấn của thôn Khoán Tế là 33,33%, thôn Lê Xá là 25,00%. Khi được hỏi về mức độ cần thiết về nội dung của các lớp đào tạo, tập huấn thì đa số các hộ dân cho rằng cần thiết trong sản xuất nông nghiệp của họ, được thể hiện ở dưới bảng sau:
Bảng 4.5: Đánh giá về mức độ cần thiết của các hộ điều tra về nội dung của các lớp tập huấn
Đánh giá về mức độ cần thiết của các hộ điều tra về nội dung các lớp tập huấn
Khoan Tế Thuận Tốn Lê Xá Tổng
Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) - Rất cần thiết 4 33,33 6 40,00 2 22,22 12 33,32 - Cần thiết 5 41,67 7 46,67 3 33,33 15 41,68 - Bình thường 2 16,67 2 13,33 3 33,33 7 19,44 - Không cần thiết 1 8,33 - - 1 11,11 2 5,56
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2014)
Qua bảng 4.5, chúng tôi thấy trong số 36 hộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn có 33,32% số hộ đánh giá nội dung tập huấn rất cần thiết, 41,68% hộ đánh giá là cần thiết, 19,44% hộ đánh giá là bình thường và 5,56% hộ đánh giá là không cần thiết do họ có thể học từ bạn bè, kinh nghiệm của bản thân.Điều này cho thấy nội dung của các buổi tập huấn khuyến nông đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân.
Khi được hỏi về sự phù hợp của nội dung của các lớp đào tạo, tập huấn. Nhìn chung, có khoảng một nửa số hộ nói rằng họ chưa biết kiến thức trước
khi tham gia đào tạo, tập huấn; trong khi đó gần một nửa hộ nói rằng họ đã biết một phần. Thực tế cho thấy TBKT mà KN giới thiệu phần lớn là trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi quen thuộc với người dân. Hầu hết người dân cho rằng nội dung tập huấn là phù hợp và thảo mãn nhu cầu của họ. Các hộ khảo sát là thì trung bình một hộ tham gia 2,5 buổi tập huấn trong vòng từ năm 2011 đến 2013. Vì vậy, các hộ coi trọng việc được tham gia và có xu hướng đánh giá tốt về các lớp tập huấn.
Bảng 4.6: Đánh giá về nội dung đào tạo, tập huấn của người dân
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu
Mức độ hiểu biết về nội dung tập huấn trước khi
tham gia
Mức độ thỏa mãn với nội dung tập huấn Đã biết hết Chưa biết Đã biết một phần Không thỏa mãn Thỏa mãn một phần Thỏa mãn hoàn toàn Chia theo thôn
- Khoan Tế 4,58 44,21 51,21 2,98 39,4 57,62
- Thuận Tốn 5,83 46,39 47,78 2,14 38,35 59,51
- Lê Xá 5,11 45,57 49,32 3,27 39,19 57,54
Chia theo loại hình
- Trang trại 4,73 52,60 42,67 1,68 45,4 52,92
- Hộ SXHH 6,68 49,17 44,15 3,31 50,93 45,76
- Hộ kiên 8,56 35,21 56,23 3,97 51,36 44,67
Chia theo nội dung
- Trồng trọt 7,31 39,16 53,53 6,17 41,42 52,41
- Chăn nuôi - thú y 5,44 46,74 47,82 6,61 34,19 59,20
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014)
Qua bảng 4.6, cho thấy kết quả nghiên cứu tại các thôn có sự khác nhau là không nhiều. Khoảng 45% số người tham gia KN cho rằng họ chưa biết
kiến thức KN trước khi tham gia và có khoảng 39% số người tham gia tập huấn cảm thấy thỏa mãn một phần sau các buổi tập huấn. Trong 3 thôn được chọn để điều tra thì thôn Thuận Tốn có những đánh giá về nội dung các lớp tập huấn cao hơn cả, có 59,51% hộ thảo mãn hoàn toàn với nội trung tập huấn, trong khi tỷ lệ này ở thôn Khoán Tế là 57,62%; thôn Lê Xá là 57,54%. Trong những năm gần đây, xã Đa Tốn đã hướng việc dồn đất sản xuất tạo thành những trang trại nhỏ với diện tích mỗi trang trại khoảng 1ha, xã chú ý tới đào tạo, tập huấn những hộ sản xuất trang trại, những đối tượng thực sự cần thiết hơn. Gần 53% số hộ sản xuất trang trại cho rằng họ chưa biết về kiến thức khuyến nông trước khi tham gia, tỷ lệ này ở hộ SXHH (49,17%) và hộ kiên (35,21%) thấp hơn. Có sự khác nhau không nhiều giữa nội dung tập huấn là trồng trọt và chăn nuôi – thú y khi tỷ lệ hộ dân chưa biết kiến thức về các lớp tập huấn về trồng trọt (40%) thấp hơn các lớp chăn nuôi – thú y (46%). Lý do giải thích cho sự khác nhau này có thể là ngành trồng trọt là thế mạnh của địa phương, và người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt hơn.
Hộp 1: Mong muốn của người dân về việc tham gia lớp tập huấn kỹ thuật
Mỗi lần trạm khuyến nông về xã tôi tổ chức các lớp tập huấn, tôi rất muốn được tham gia. Tôi đã từng được tham gia nhiều lớp tập huấn của trạm, lớp thì về trồng trọt, lớp về chăn nuôi. Các lớp tập huấn này đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật mà tôi chưa được biết, giúp tôi ứng dụng vào sản xuất và chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy tôi có mong muốn trạm cần tổ chức ngày càng nhiều buổi tập huấn hơn nữa để bà con chúng tôi được tham gia và học hỏi thêm kiến thức khoa học kỹ thuật.
Ông Đỗ Hữu Sáng, thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn
4.2.1.2 Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Trong những năm qua một số mô hình đã được triển khai thực hiện ở xã, được người dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình và đánh giá chính xác.
Qua bảng 4.7 có thể thấy: Trong 60 hộ được điều tra, có 26 hộ (chiếm 59,09%) tổng số hộ được điều tra tham gia xây dựng mô hình trình diễn. Cụ thể thôn Khoán Tế 9 hộ (chiếm 60%), ở thôn Thuận Tốn là 11 hộ chiếm 64,71% và cuối cùng ở thôn Lê Xá là 6 hộ (chiếm 50%) tổng số hộ điều tra tại các thôn. Điều này cho thấy số hộ được tham gia mô hình trình diễn trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao. Như vậy qua những gì phân tích ở trên, chúng tôi thấy: Mặc dù hoạt động xây dựng MHTD tại xã thời gian qua được đánh giá là phát triển, số lượng mô hình được xây dựng qua 3 năm là nhiều (8 mô hình) phù hợp với thực tế điều tra ở 3 thôn được chọn làm mẫu, điều này cho thấy các hoạt động xây dựng MHTD tại xã được dàn trải đều tại các thôn, có sự nhân rộng ra trên địa bàn xã.
Bảng 4.7: Kết quát tổng hợp phiếu điều tra số hộ tham gia mô hình trình diễn Xây dựng mô hình trình diễn Thôn Khoan Tế Thôn Thuận Tốn Thôn Lê Xá Tổng Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) Sl (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 20 100,00 20 100,00 20 100 60 100,00 - Không biết về các MHTD 5 25,00 4 20,00 8 40,0 0 16 26,67 - Biết về các MHTD 15 75,00 17 85,00 12 60,0 0 44 73,33 Không tham gia thực hiện MHTD 6 40,00 6 35,29 6 50,00 18 40,91 Tham gia thực hiện MHTD 9 60,00 11 64,71 6 50,0 0 26 59,09 - Trang trại 5 55,56 6 54,55 3 55,57 14 53,85 - Hộ SXHH 3 33,33 4 36,36 1 55,56 8 30,77 - Hộ kiên 1 11,11 1 9,09 2 22,22 4 15,38
Qua bảng 4.7 có thể thấy, hầu hết các loại hình trang trại tham ra thực hiện xây dựng MHTD (chiếm 53,85%) và loại hình các hộ SXHH (chiếm 30,77%). Như vậy trong thời gian tới, để hoạt động xây dựng MHTD ngày càng phát triển, số lượng hộ dân được tham gia vào các MHTD ngày càng nhiều và hoạt động mang lại hiệu quả cho người dân tham gia. HTX dịch vụ nông nghiệp xã Đa Tốn kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Gia Lâm cần tìm hiểu nhu cầu và xu hướng của người dân trước khi xây dựng MHTD và sau khi mô hình được xây dựng thành công, cần nhân rông mô hình trên địa bàn xã Đa Tốn nói riêng, và huyện Gia Lâm nói chung đảm bảo các hộ nông dân ai cũng được tham gia mô hình nếu muốn. Có như vậy việc xây dựng các mô hình mới tập trung hơn với nội dung phong phú, đa dạng hơn và đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Qua điều tra, chúng tôi thấy kết quả tham gia các MHTD của hộ nông dân hầu hết đạt kết quả khả quan thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra các hộ về kết quả tham gia các mô hình trình diễn
Qua biểu đồ 4.3, chúng tôi thấy tỷ lệ hộ đạt kết quả rất tốt và tốt của các thôn chiếm tỷ lệ cao (trên 65%), tuy nhiên vẫn còn một vài hộ phỏng vấn cho biết mô hình gia đình thực hiện chưa thành công, kết quả đạt được còn kém do gia đình thiếu lực lượng lao động và thiếu vốn. Đa số các hộ cho biết mô hình được thực hiện hầu như đáp ứng được nhu cầu. Để thấy rõ hơn về tính phù hợp của các mô hình tôi tiến hành điều tra, lấy ý kiến của các hộ tham gia thực hiện mô hình. Thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.8: Đánh giá của nông dân về điều kiện áp dụng các mô hình trình diễn
Chỉ tiêu
Đánh giá của các hộ nông dân về điều kiện áp dụng của các mô hình (n=26) Phù hợp Không phù hợp Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Chung 22 84,62 4 15,38
Chia theo thôn
Khoan Tế 7 77,78 2 22,22
Thuận Tốn 10 90,91 1 9,09
Lê Xá 5 83,33 1 16,67
Chia theo loại hình
Trang trại 11 78,57 3 21,43
Hộ SXHH 8 100,00 0 0,00
Hộ kiên 3 75,00 1 25,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2014)
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ nông dân đượ hỏi cho rằng điều kiện áp dụng của các mô hình trình diễn là phù hợp (chiếm 84,62%), còn lại 15,38% hộ cho rằng điều kiện áp dụng của các mô hình là không phù hợp, vì MHTD khó áp dụng, người dân không hiểu và không đủ nguồn lực. Đây thực sự là con số ấn tượng và cho thấy các hoạt động xây dựng MHTD trên địa bàn xã đang đi đúng hướng. Kết quả này phù hợp với thực tế tại địa phương khi số lường và diện tích các mô hình đang được tăng lên tại địa
phương trong thời gian qua. Đặc biệt là các mô hình VAC khi trên bờ các hộ trồng cam sành, dưới ruộng trồng lúa và nuôi cá rô phi đơn tính, mô hình trồng ổi Đông Dư…
So sánh giữa các nhóm cho thấy tỷ lệ hộ trả lời rằng điều kiện áp dụng cẩu các mô hình trình diễn có chút khác biệt. Tỷ lệ hộ nói điều kiện áp dụng phù hợp của các mô hình tại thôn Thuận Tốn là cao nhất (chiếm 90,91%) trong khi đó tỷ lệ này ở thôn Khoan Tế là 77,78%, thôn Lê Xá là 83,33%. Điều này cũng dễ hiểu khi cơ sở hạ tầng, đường xá của thôn Thuận Tốn được đầu tư sớm hơn các thôn còn lại và qua điều tra thì trình độ của người dân thôn Thuận Tốn cũng cao hơn. Từ bảng 4.10 có thể nhận thấy 100% số hộ SXHH được hỏi cho rằng điều kiện áp dụng của các mô hình là phù hợp. Điều này cho thấy xã đang rất quan tâm và khuyến khích các hộ dân hướng tới việc sản xuất hàng hóa nông sản giá trị cao, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua điều tra và khảo sát thì có 2 hình thức chuyền tải nội dung xây dựng mô hình trình diễn.
Bảng 4.9: Lý thuyết và thực hành trong xây dựng MHTD (Đơn vị: %) (Đơn vị: %) Chỉ tiêu MHTD chỉ dạy lý thuyết
MHTD có lý thuyết và thực
hành
Chung 39,7 60,3
Chia theo thôn
- Khoan Tế 39,37 60,63
- Thuận Tốn 36,42 63,58
- Lê Xá 43,81 56,19