0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nhóm biện pháp dành cho giảng viên giảng dạy bộ môn

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG (Trang 51 -92 )

- Trình độ đào tạo:

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nhóm biện pháp dành cho giảng viên giảng dạy bộ môn

dục học.

Biện pháp 1:

1. Tên biện pháp: Cải tiến đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục học

theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.

2. Cơ sở đề ra biện pháp:

Qua thực tế cho thấy: Hiện nay phần lớn giảng viên trong quá trình giảng dạy sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giảng: thầy nói trò ghi, giáo viên chỉ trình bày cho hết nội dung bài giảng, còn học sinh chỉ ghi chép tiếp

thu một cách thụ động những lời thầy giảng. Như chúng ta đã biết, trong những thập kỷ gần đây cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã dẫn đến việc không ngừng tăng triển tri thức khoa học nói chung và tri thức triết học nói riêng. Sự bùng nổ tri thức đã làm cho mỗi thập kỷ là một bước ngoặt lịch sử nhân loại. Vì vậy, dẫn đến khối lượng tài liệu học tập trong chương trình giáo dục Đại học nói chung và chương trình Giáo dục học nói riêng không ngừng tăng lên. Làm thế nào để trong khoảng một thời gian ngắn, người giảng viên có thể truyền tải cho người học một khối lượng tri thức mà vẫn đảm bảo rằng người học có thể lĩnh hội một cách sâu sắc, tích cực cà chủ động khối lượng tri thức ấy.

Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên cũng được đặt ra.

3. Mục đích của biện pháp:

Biện pháp mới này giúp người học có thể tiếp thu tri thức một cách chủ động và tích cực hơn góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng học tập các môn học và đặc biệt nâng caoc hơn nữa chất lượng học tập môn Giáo dục học.

4. Nội dung tổ chức thực hiện biện pháp:

Đối với phương pháp mới sau khi đã được cải tiến, gảng viên và sinh viên phải chuẩn bị và tuân thủ các quy trình sau:

- Trước khi kết thúc bài cũ của môn Giáo dục học tuần này, giảng viên phải giới thiệu nội dung bài học của tiết học tuần sau nằm trong phần nào của giáo trình, giới thiệu các tài liệu tham khảo để sinh viên đọc, tự nghiên cứu ở nhà theo các vấn đề mà giảng viên nêu ra và hướng dẫn.

- Giảng viên chia lớp thành các nhóm nhỏ sinh viên (theo tổ), việc tổ chức thảo luận do các nhóm tự tiến hành trong các giờ tự học.

- Hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình, tài liệu bằng cách giảng viên đưa ra những chủ đề, yêu cầu sinh viên nghiên cứu, tìm tòi, lập luận chứng minh

theo hệ thống câu hỏi mở, đưa ra nhưng tình huống thực tế để sinh viên vận dụng tri thức vào thực tiễn.

- Giờ lên lớp: trên cơ sở các nhóm đã thảo luận trước, có lý lẽ lập luận riêng của từng nhóm, giảng viên để các đại diện nhóm trình bày sau đó thảo luận chung, cư như vậy lần lượt từ vấn đề thứ nhất đến vấn đề cuối cùng. Phần thời gian còn lại. giảng viên khái quát hóa tri thức, kết luận những vấn đề chủ yếu trọng tâm của bài, dàn dựng thành một bài học với các hệ thống kiến thức được lập luận một cách logic chặt chẽ đồng thời giải đáp những thắc mắc của sinh viên.

Sau cùng giảng viên giao tiếp bài học mới cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc trước ở nhà.

Với phương pháp dạy học đã được cải tiến sinh viên chuyển từ ghi chép, tiếp thu tri thức một cách thụ động sang cách học tự tìm tòi, nghiên cứu vất vả, đòi hỏi đầu tư thời gian tự học cho môn học, sinh viên cũng có nỗ lực của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập bộ môn.

Biện pháp 2:

1. Tên biện pháp: Dạy sinh viên phương pháp học tập đặc trưng của môn

Giáo dục học.

2. Cơ sở đề ra biện pháp:

Nội dung chương trình môn Giáo dục học gồm: hệ thống tri thức lý luận về nghề dạy học, về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục và quản lý trường học; hệ thống những kỹ năng sư phạm…những nội dung tri thức thường khô khan, nặng về lý thuyết, mang tính khái quát cao không dễ lĩnh hội nên khó gây dược hứng thú học tập cho sinh viên. Muốn giờ dạy môn Giáo dục học đạt kết quả cao, lôi cuốn sinh viên thì người giảng viên không những chỉ truyền đạt, tổng kết cho sinh viên những tri thức khoa học chứa trong nó, mà còn phải dạy cho sinh viên phương pháp học tập đặc trung của bộ môn mình dạy ( bởi mỗi khoa học đều có phương pháp nghiên cứu riêng).

Và như Diesternoeg – nhà sư phạm Đức đã nói: “Người thầy giáo tồi là người

chỉ biết mang chân lý đến cho người học sinh, còn người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”.

3. Mục đích của biện pháp.

Giúp sinh viên thấy đặc trưng môn học, từ đó dạy phương pháp học tập đặc trưng môn học để sinh viên lĩnh hội tri thức một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tạo hứng thú học tập đối với môn học.

4. Nội dung tổ chức thực hiện.

Để dạy sinh viên phương pháp học tập môn học thì ngay từ ban đầu khi tiếp xúc với môn học, người giảng viên phải giới thiệu kỹ về đặc trưng tri thức khoa học của môn học.

Đặc trưng môn Giáo dục học: Môn Giáo dục học là môn học vừa có tính khoa học, vừa mang tính giáo dục và tính nghề nghiệp cao. Nội dung môn Giáo dục học phản ánh đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta. Thông qua môn Giáo dục học giúp sinh viên có được tri thức hiểu biết về nghề dạy học và hình thành những kỹ năng sư phạm, hình thành thái độ, tình camr nghề nghiệp cho sinh viên. Vì vậy, việc học tập môn Giáo dục học đòi hỏi sinh viên không chỉ nắm vững hệ thống tri thức mà còn phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng sư phạm cần thiết của người thầy giáo tương lai.

Vì vậy, khi học tập, nghiên cứu phải phát huy tính tích cực học tập, sáng tạo trong suy nghĩ, đặc biệt là luôn luôn phải liên hệ tri thức với tri thức các môn học khác, với thực tiễn giáo dục trong nước và trên thế giới để kiểm tra và thực nghiệm chúng.

Trong các tiết học Giáo dục học, người giảng viên phải tổ chức, xây dựng hệ thống bài tập, sự kiện vận dụng tri thức để sinh viên lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc hơn.

Trong quá trình giảng dạy tiết học trên lớp để người học tiếp thu được lượng tri thức khái quát khô khan của môn Giáo dục học này, giảng viên cần phải dạy sinh viên cách chia nhỏ đơn vị kiến thức từng phần, lấy ví dụ minh chứng trong quá trình học tập, giảng dạy ở trường phổ thông, dạy sinh viên cách lắp ghép đơn vị kiến thức vào hệ thống kiến thúc. Người giảng viên dạy sinh viên của mình cái nhìn tổng thể, khái quát nhất của môn học. Có như vậy những tri thức cơ bản của môn Giáo dục học mới trở nên sáng tỏ và hấp dẫn được sinh viên tiếp thu.

Biện pháp 3:

1. Tên biện pháp: Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy. 2. Cơ sở đề ra biện pháp:

Từ sự nghiên cứu khái quát quá trình dạy học (chương 1) chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức điều khiển nhận thức đó của giáo viên là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác cảm tính những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của học sinh. Song những hiện tượng, đối tượng đó không phải lúc nào cũng hiện ra một cách trực tiếp ngay ở phòng học. Để tạo nên trong ý thức người học những hình ảnh trực quan cảm tính, những sự vật hiện tượng trong trường hợp đó chúng ta không thể không kể đến phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học tạo ra khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua: hình vẽ, tranh ảnh, mô hình…

3. Mục đích của biện pháp:

Qua việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy của người giảng viên sẽ giúp hình ảnh trực quan cảm tính được hoàn thiện và làm phong phú không những trong quá trình nhận thức bằng những thuộc tính của chúng. Phương tiện dạy học được sử dụng trong dạy học còn nhằm mục đích là tăng hứng thú học tập của sinh viên, nhờ đó giờ học thêm sinh động không nhàm chán như giờ học giảng viên chỉ dùng phương pháp thuyết trình.

4. Nội dung tổ chức thực hiện.

Giảng viên trước khi lên lớp giảng có thể soạn bài bẳng phương tiện hiện đại của nhà trường hoặc gia đình có như máy tính, bổ sung tri thức qua mạng, cập nhật nhiều nguồn thông tin về chuyên môn nghiệp vụ.

Tùy theo bài giảng khác nhau mà giảng viên có thể sử dụng linh hoạt phương tiện dạy học như: đồ dùng dạy học trực quan, hình vẽ, sơ đồ, mô hình. Phương tiện dạy học hiện đại như: tivi, radio, video…Giảng viên dạy Giáo dục học cho sinh viên bằng cách lập dàn ý, lập đề cương, sơ đồ hóa kiến thức trên máy tính sau đó in ra bằng loại giấy Platic trong. Khi giảng trên lớp giảng viên dùng máy chiếu overhead chiếu các bản giấy trong đó lên màn hình cho sinh viên theo dõi, quan sát tiens trình bài học hoặc sử dụng chương trình powerpoint…

Phương tiện dạy học hiện đại không những làm sinh động thêm giờ dạy, mà nó còn làm tiết kiệm thời gian và bảo vệ được sức khỏe của giảng viên.

3.2.2. Nhóm biện pháp về phía người học. Biện pháp 4:

1. Tên biện pháp: Sử dụng có hiệu quả giáo trình và các nguồn tài liệu tham

khảo môn Giáo dục học.

2. Cơ sở đề ra biện pháp:

Sách luôn là người thầy đồng hành cùng người học. Giáo trình và các nguồn tài liệu dạy học dùng trong các trường Cao đẳng, Đại học rất phong phú và đa dạng. Giáo trình là nơi trình bày những nội dung của từng môn học một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết theo cấu trúc của nó. Giáo trình Giáo dục học trình bày nội dung tri thức cơ bản và theo một hệ thống chặt chẽ. Do đó, có thể đạt được kết quả tốt môn Giáo dục học thì sinh viên không thể không sử dụng, sử dụng không hiệu quả giáo trình Giáo dục học và các nguồn tài liệu tham khảo khác.

Giúp sinh viên lĩnh hội, đào sâu những tri thức đã tiếp thu được trên lớp, mở rộng vốn hiểu biết bản thân, phát triển năng lực trí tuệ và có tác dụng giáo dục sinh viên.

4. Nội dung tổ chức thực hiện.

- Để sử dụng tốt và có hiệu quả giáo trình giáo dục học và các nguồn tài liệu tham khảo sách báo, thông tin trên internet…thì trước tiên, sinh viên phải rèn luyện cho mình khả năng đọc sách cũng như phải biết cách đọc sách, biết tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức thu thập được.

- Đối với cả nội dung chương trình môn Giáo dục học. Trước khi bước vào học tập môn học, sinh viên lựa chon tài liệu giáo trình học tập, xem mục lục giáo trình xem có bao nhiêu chương, mỗi chương có bao nhiêu phần. Tự sắp xếp hệ thống chương, bài trong giáo trình từ đó tạo nên bức tranh khái quát về môn học. Tìm thêm các nguồn tài liêu, giáo trình, thông tin, văn kiện mới của Đảng và Nhà nước…có liên quan đến nội dung kiến thức môn học.

- Đối với từng tiết học:

+ Trước mỗi bài học, tiết học: đọc kỹ vấn đề mà giảng viên yêu cầu chuẩn bị, tìm kiếm thêm thông tin, vận dụng thực tiễn để làm giàu thêm cho kiến thức của mình đồng thời hiểu sâu sắc thêm vấn đề.

+ Sau mỗi bài học, tiết học: dành một thời gian nhất định dọc lại bài học, xem lại nội dung trọng tâm, các ý cơ bản tạo sự ghi nhớ kiến thức đã học. Phát hiện những vấn đề còn nhiều thắc mắc chưa lý giải được.

Biện pháp 5:

1. Tên biện pháp: Học tập môn Giáo dục học theo hệ thống “ hình cây”. 2. Cơ sở đề ra biện pháp:

Giống như một công cụ mẫu mực, không có gì so sánh được với bộ não. Nó có thể lưu giữ hầu hết cá số liệu mà nó nhận được. Não lưu giữ thông tin bằng cách thiết lập mối quan hệ giữa các thông tin. Bộ não của mỗi người đều có một lớp vỏ liên kết, nó có thể kết nối những vật giống nhau từ

những ngân hàng lưu giữ khác nhau. Dường như mỗi chúng ta đều có một khả năng lưu giữ thông tin thật kỳ diệu và để nhớ được chúng ta phải có sự liên kết chúng theo một hệ thống phân loại nhất định. Đó có thể là một hệ thống “ hình cây”.

3. Mục đích của biện pháp.

Biện pháp học tập theo hệ thống “hình cây” nhằm nâng cao kỹ năng nhớ cảu sinh viên bằng cách liên kết các thông tin đã học theo một hệ thống đã được phân loại nhất định.

4. Nội dung tổ chức thực hiện.

Học tập theo hệ thống “ hình cây” - Hệ thống “hình cây” là gì?

- Chúng ta hãy thử tưởng tượng, khối lượng kiến thức – môn học Giáo dục học như một cái cây. Trong cái cây ấy có các cành cây lớn, nhỏ khác nhau nhưng chúng liên kết với nhau theo một trình tự - phân nhánh nhất định. Muốn học tập môn Giáo dục học theo hướng “ hình cây” thì phải như thế nào?

- Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu bằng một bức tranh toàn cảnh. Hãy nhìn một cách bao quát các cây để nhận dạng chúng thuộc loại cây gì, hình dạng ra sao? Điều này tựa như một trò chơi xếp hình. Nếu chúng ta bắt đầu ghép 5000 miếng của trò chơi xếp lớn bằng cách ghép thử từng mảnh một. Chúng ta có thể phải tốn một thời gian dài để hoàn thành. Nhưng nếu chúng ta được xem bức tranh toàn cảnh của khối hình ghép, chúng ta sẽ biết chính xác cái mà chúng ta đang ghép. Do vậy trò chơi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta thật ngạc nhiên nhận thấy lẽ thường tình biến mất trong hệ thống giáo dục. Những môn học được giảng dạy biệt lập, các phần biệt lập này được giảng dạy mà sinh viên thì không biết được đại cương chủ đề của môn đó. Trên thực tế đó không phải là cách học tốt nhất.

“ Chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều khi mà chúng ta biết trước toàn cảnh” ( Gordon Dryden)

- Sau đó chúng ta phải biết phân tích cây – môn học theo đúng trật tự trong hệ thống đó, nhưng lại phải nhìn thấy sự liên kết với nhau giữa các bộ phận của cây.

Xem môn giáo dục học như một cái cây trong rừng tri thức. Từ cây sẽ sinh ra các cành lớn, nhỏ sinh ra hoa lá...vv và chúng ta có thể phân tách hệ thống tri thức

Giáo dục học theo cấú trúc sau:

GDH là một khoa học

GD và sự phát triển XH Những vấn đề chung

của Giáo dục học (GDH) GD và sự phát triển NC

Mục đích và nguyên lý GD

Môn Giáo dục học

Quá trình dạy học Lý luận dạy học Tính quy luật và NTDH

Nội dung dạy học PP và phương tiện DH Hình thức tổ chức DH Kiểm tra, đánh giá kết quả

Chúng ta hãy thử sử dụng lược đồ liên tưởng thay cho ghi chép. Sẽ chẳng có gì ý nghĩa nếu những thông tin quan trọng khi chúng ta cần dùng chúng mà không thể nhớ ra chúng. Và đây là hàng chục sinh viên trong thời gian ghi chép – theo cách dạy học cổ xua được dùng trong các trường học. Họ viết, viết hết dòng này đến dòng khác – cũng tốt thôi. Tuy nhiên bộ óc của chúng ta lại không làm việc như vậy, nó không lưu giữ thông tin bằng những dòng viết, mà bộ óc của chúng ta lưu giữ thông tin dưới dạng cây. Nó lưu giữ thông tin theo thể loại và sự liên quan. Và nếu chúng ta có thể làm quen với

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG (Trang 51 -92 )

×