0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Tình hình chung

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG (Trang 31 -92 )

- Trình độ đào tạo:

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Tình hình chung

2.1.1. Vài nét về trường Cao đẳng Hải Dương.

Lịch sử truyền thống: Trường Cao đẳng Hải dương được thành lập từ năm 1960. Năm 1978, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 164/TTg nâng cấp lên thành trường Sư phạm 10 + 3 lên thành trường Cao đẳng sư phạm. Năm 2009 được Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ký quyết định đổi thành trường Cao đẳng Hải dương. Hiện nay, Nhà trường đang thực hiện đề án quy hoạch phát triển thành Đại học Hải Dương đa ngành, đa cấp.

Quy mô, ngành nghề đào tạo: Trường đào tạo đa ngành, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Người học được phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ, có năng lực chuyên môn vững vàng góp phần đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay Nhà trường có các khối ngành sau:

+ Khối ngành sư phạm.

+ Khối ngành kinh tế và kỹ thuật.

+ Khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Tuyển sinh đào tạo hệ Cao đẳng sư phạm: Giáo dục Tiểu học, Mầm non, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Toán, Vật lý, Hóa học, Lý – Kỹ thuật công nghiệp, Sinh học, Âm nhạc – Công tácđội, Mỹ thuật – công tác đội, Thể dục – công tác đội, Ngoại ngữ.

Tuyển sinh đào tạo hệ trung cấp: Trung cấp giáo dục tiểu học, trung cấp giáo dục mầm non, trung cấp giáo dục thể chất, trung cấp Tin học, trung cấp thiết bị trường học.

Ngoài ra trường còn đào tạo nhiều ngành nghề khối ngành kinh tế và kỹ thuật, khối ngành khoa học xã hội và nhân văn; đào tạo tại trường và đào tạo liên kết với các cơ sở giáo dục ngoài tỉnh.

Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ ở các chuyên ngành đào tạo, có trình độ chuyên môn sâu, tâm huyết và trách nhiệm. Gần 60% Giảng viên có trình độ Thạc sĩ, trong đó có nhiều giảng viên là Tiến sĩ, đang nghiên cứu sinh. Nhiều giảng viên trẻ đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, toàn quốc, tích cực nghiên cứu, cập nhật cái mới, sát thực tế, thỏa mãn được nhu cầu của người học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

Những điều kiện trên có tác động rất lớn đến chất lượng học tập của sinh viên, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

2.1.2. Đặc điểm bộ môn Giáo dục học trong trường Cao đẳng sư phạm.

Giáo dục học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về quá trình giáo dục con người, đặc biệt là nghiên cứu bản chất, cấu trúc, quy luật…của quá trình đó. Những tư tưởng của khoa học giáo dục đã xuất hiện từ thời cổ đại, song cũng như nhiều ngành khoa học xã hội khác, giáo dục học cũng chỉ là một bộ phận của Triết học, những tư tưởng Giáo dục được lồng ghép trong những tư tưởng triết học của Trung hoa, Hi Lạp, La Mã cổ đại…Phải song đến thế kỷ (XVII – XVIII ). Giáo dục học mới dần tách khỏi triết học để trở thành một ngành khoa học tương đối độc lâp.

Do lịch sử ra đời và đối tượng nghiên cứu như vậy nên giáo dục có hệ thống khái niệm, phạm trù chưa thực sự thống nhất giữa các tác giả. Đặc biệt, hệ thống khái niệm, phạm trù này rất phức tap, trừu tượng, dựa trên cơ sở lý thuyết của nhiều ngành khoa học khác như: Triết học, Tâm lý học, Sinh học… Đối với các trường Cao đẳng, đặc biệt là hệ thống các trường sư phạm, khoa học giáo dục đã trở thực sự khẳng định được vai trò và vị trí của mình, được

xây dựng thành chương trình môn Giáo dục học – môn khoa học sư phạm có tính chất chuyên môn nghiệp vụ đặc trưng của trường sư phạm.

Trong chương trình Cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên Trung học cơ sỏ ban hành quyết định số 2493/ GD – ĐT ngày 27/05/1995 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã qui định:

Mục đích: Chương trình môn giáo dục học nhằm trang bị cho sinh viên Cao đẳng sư phạm những kiến thức cơ bản, kiên định về Giáo dục học, hình thành cho họ những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để thực hiện được nhiệm vụ của người giáo viên Trung học cơ sở.

Yêu cầu: Khi học xong môn Giáo dục học, sinh viên có khả năng: - Hiểu biết những kiến thức cơ bản về mục đích giáo dục, những vấn đề

chung về giáo dục Việt Nam.

- Hiểu biết về mục tiêu, nội dung, khoa học dạy học, phương pháp dạy học và giáo dục ở bậc Trung học cơ sở.

- Bước đầu hình thành kỹ năng kết hợp các lực lượng sư phạm để tiến hành giáo duc.

- Tự hoàn thiện nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Với mục đích, yêu cầu qui định trong chương trình giảng dayy bộ môn Giáo dục học đặt ra gồm cả lý thuyết và hình thành kỹ năng cho người học.

2.1.3. Đặc điểm sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương

Hầu như tất cả sinh viên của trường đều ở độ tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi), lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, họ đang thực hiện quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm của bản thân để phục vụ cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động sản xuất cơ bản nhằm phục vụ cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của họ.

Khi bước vào học trường Cao đẳng sư phạm, sinh viên đã gia nhập vào một môi trường khác so với môi trường học tập ở phổ thông. Với những yêu cầu mới về hoạt động học tập và những thay đổi cơ bản về môi trường cũng như điều kiện sống đòi hỏi sinh viên phải thích nghi với hoàn cảnh mới, sinh viên thích nghi nhanh thì sự phát triển của họ càng tốt.

Đa số sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường xã hội mới, đặc biệt là nhanh chóng thích ứng với việc sống tập thể vì họ là những thanh niên sôi động, thích tiếp cận với cái mới, thích giao lưu với bạn bè, đặc biệt là những người cùng lứa tuổi.

- Sự phát triển nhận thức của sinh viên.

Sinh viên tiếp nhận tri thức khoa học một cách khái quát hệ thống để trở thành những thầy cô giáo tương lai. Hoạt động nhận thức của họ gắn chặt với hoạt động nghề nghiệp.

Hoạt động nhận thức của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dụng, chương trình nhất định.

Những phương tiện phục vụ cho hoạt động nhận thức của sinh viên vô cùng đa dạng, phong phú và hiện đại với những trang thiết bị như: thư viện, phòng máy, phòng học…

Sinh viên phải tìm được phương pháp học tập mới ở Cao đẳng phù hợp với nghề nghiệp của mình vì không tìm được phương pháp học tập thích hợp thì sinh viên không thể có kết quả học tập tốt được.

Như vậy, hoạt động nhận thức của sinh viên là hoạt động trí tuệ đích thực, đòi hỏi sự tích cực năng động và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động nhận thức này cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người, song đối với sinh viên thì hoạt động nhận thức của họ diễn ra tinh tế, nhanh nhạy, linh động và sáng tạo hơn. Vì vậy họ luôn tiếp cận được với cái mới, luôn đào sâu suy nghĩ, không bằng lòng với tri thức dập khuôn như trong giáo trình.

Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân, có chức năng điều chỉnh nhận thức và thái độ đối với bản thân. Tự ý thức chính là điều kiện để phát triển và hoàn thiện hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Tự ý thức của sinh viên được hình thành trong quá trình xã hội hóa và liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của họ.

Với đa dạng ngành nghề đào tạo, Nhà trường tuyển sinh sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp, tại chức…Sinh viên Cao đẳng Hải Dương ngành sư phạm có hộ khẩu thường trú ở Hải dương và các tỉnh lân cận. Hiện nay đã có trên 3000 sinh viên đang được đào tạo. Chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường Cao đẳng Hải dương cũng khá cao.

Sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương luôn đạt thành tích cao trong học tập cũng như trong các hoạt động ngoại khóa, công tác xã hội và tình nguyện. Sinh viên Cao đẳng Hải Dương là những sinh viên năng động, sáng tạo và ham học hỏi.

2.2 Thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải dương.

2.2.1. Kết quả kiểm tra, thi cử.

Để tìm hiểu thực trạng kết quả học tập bộ môn Giáo dục học của sinh viên, chúng tôi khảo sát sinh viên bằng hai cách:

- Thứ nhất, chúng tôi khảo sát bằng phiếu trưng cầu, cho sinh viên tự đánh giá kết quả học tập theo các loại: Giỏi (điểm 9, 10); Khá (điểm 7, 8); Trung bình (điểm 5, 6); Yếu (điểm 3, 4); Kém (điểm dưới 3).

- Thứ hai, chúng tôi thống kê kết quả thi học phần sau học kỳ của sinh viên theo loại trên.

Bảng 2.1: Kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên K3 Khoa Nhạc -Họa - Thể dục và Khoa Giáo dục Mầm non ( 96 Sinh viên)

Xếp loại

Kết quả tự đánh giá Kết quả thi học phần Số lượng ( SV) Tỷ lệ (%) Số lượng ( SV) Tỷ lệ (%) Giỏi 3 3,1 0 0 Khá 31 32,3 28 29,2 Trung bình 59 61,5 57 59,3 Yếu 3 3,1 11 11,5 Kém 0 0 0 0

Biểu đồ 2.1: Biểu diễn kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Khoa Nhạc – Họa – Thể dục và Khoa Giáo dục mầm non.

MĐ 1: Kết quả tự đánh giá MĐ 2: Kết quả thi học phần

Kết quả thống kê ở Bảng 2.1 được thể hiện trên Biểu đồ 2.1 cho thấy có sự chênh lệch giữa kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên theo cách tự đánh giá với kết quả thi học phần, cụ thể như:

Ở loại Giỏi: có 3 sinh viên tự đánh giá (chiếm 3,1%); trong kết quả thi học phần không có sinh viên đạt loại Giỏi.

Loại Khá: Có 31 sinh viên tự đánh giá (chiếm 32,3%); trong kết quả thi học phần có 28 sinh viên (đạt 29,2%).

Loại Trung bình: Có 59 sinh viên tự đánh giá (chiếm 61,5%); trong kết quả thi học phần có 57 sinh viên (chiếm 59,3%).

Loại Yếu: có 3 sinh viên tự đánh giá (chiếm 3,1%); trong kết quả thi học phần có 11 sinh viên đạt loại yếu (chiếm 11,5%).

Những kết quả điều tra trên phản ánh một thực trạng kết quả học tập của sinh viên chưa cao, kết quả loại khá và loại giỏi còn thấp. Đặc biệt kết quả thi học phần môn học còn thấp hơn so với kết quả tự đánh giá của sinh viên. Từ kết quả đó, chúng ta nhận định rằng: Sinh viên cần có biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Giáo dục học.

2.2.2. Kết quả điều tra từ sinh viên.

Chúng tôi điều tra thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương ở các khía cạnh sau:

Trước tiên: Nhận thức của sinh viên về vai trò của môn Giáo dục học? - Là môn học thiết thực

- Là môn học phụ (học cũng được, không học cũng được) - Là môn học không thiết thực.

Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Mức độ nhận thức của sinh viên về vai trò của môn Giáo dục học

STT Mức độ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Giáo dục học

Số lượng (SV) TL (%) 1 Là môn học thiết thực 165 94,1 2 Là môn học phụ 29 4,8

3 Là môn học không thiết thực 2 1,1

Một điều hiển nhiên rằng: mức độ nhận thức về tầm quan trọng của môn học sẽ đóng vai trò là động cơ học tập tích cực của sinh viên. Sinh viên khi nhận thức đúng và sâu sắc về vai trò quan trọng của môn học thì động cơ

thúc đẩy tích cực của môn học mới mạnh mẽ, kết quả học tập sẽ cao, hơn nữa khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn nghề nghiệp sau này mới có giá trị đích thực.

Kết quả điều tra trong bảng 2.2 cho thấy có 94,1 % số sinh viên cho rằng môn Giáo dục học là môn học thiết thực, cần thiết. Còn lại 4,8 % cho rằng môn Giáo dục học là môn học phụ, học cũng được không học cũng được. Và 1,1 % sinh viên nhận thức đây là môn học không thiết thực. Như vậy, tỷ lệ sinh viên nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của môn Giáo dục học là tương đối cao.

Qua trò chuyện với một số bạn sinh viên, chúng tôi thu được ý kiến rất khác nhau về vấn đề này. Phần nhiều các em cho rằng: môn Giáo dục học là môn học khô khan nhưng nó cung cấp một lượng tri thức rất lớn cho nghề nghiệp sau này của sinh viên.

Để điều tra về mức độ hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Khi học môn Giáo dục học, bạn thấy có hứng thú không?

Khi xử lý số liệu thu được, kết quả như sau:

Từ kết quả điều tra sinh viên về mức độ hứng thú học tập môn Giáo dục học, có 4,8% sinh viên trả lời rất hứng thú; 14,1% sinh viên trả lời hứng thú; 67% sinh viên trả lời ít hứng thú và 14,1% sinh viên trả lời bình thường, không có sinh viên chán học môn Giáo dục học.

Chúng tôi cho rằng hứng thú với môn học là đầu mối của khá nhiều vấn đề. Hứng thú học tập bộ môn Giáo dục học có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và tăng hiệu quả học tập của sinh viên. Ít hứng thú học tập thì sinh viên sẽ ít tích cực học tập, ít tích cực tư duy, ít đầu tư thời gian và trí lực để học môn Giáo dục học, ít chịu khó tìm tòi nhứng phương pháp học tập hiệu quả.

Mặt khác, sinh viên sẽ có những biểu hiện như: không chuyên cần, không siêng năng, học tập chỉ mang tính hình thức, đối phó dẫn đến khả năng vận dụng tri thức vào nghề nghiệp sau này bị hạn chế.

Kết quả học tập môn học của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng đó là sự đầu tư thời gian cho việc học tập môn

đó. Để điều tra việc sử dụng thời gian cho việc học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương như thế nào?

Câu 5: Trong các mức độ sử dụng thời gian học tập dưới đây, bạn thường sử dụng mức độ nào cho việc học môn Giáo dục học ?

- Học thường xuyên, liên tục. - Học theo mùa thi.

- Không giành thời gian để học.

Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả điều tra thể hiện ở biểu đồ 2.3.

Qua những con số thể hiện dưới biểu đồ 2.3, chúng tôi có nhận định: phần lớn sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương chưa có ý thức cao trong việc học tập môn Giáo dục học. Biểu hiện ở chỗ: sinh viên học tập môn Giáo dục học với thái độ thụ động, thiếu tích cực. Mục đích học tập của sinh viên còn mang nặng tính thời vụ, thi cử, có tính chất đối phó hơn là vấn đề tự ý thức học tập môn học đối với nghề nghiệp của mình trong tương lai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phương pháp học tập môn Giáo dục học của sinh viên.

Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng thời gian học tập cho việc học tập môn Giáo dục học.( Tỷ lệ %)

Để điều tra phương pháp học tập của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương, chúng tôi điều tra bằng câu hỏi số 6.

Câu 6: Khi học môn Giáo dục học, bạn thường sử dụng phương pháp học tập nào ?

- Học theo vở ghi.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG (Trang 31 -92 )

×