Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương (Trang 46 - 92)

- Trình độ đào tạo:

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

Sau khi xử lý số liệu điều tra, chúng tôi thống kê kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.

STT Nguyên nhân khách quan SV (%) GV (%)

1 Nội dung môn học vừa khó vừa trừu tượng 80,2 75,0 2 Phương pháp giáo dục của giáo viên chưa cải

tiến 67,3 75,0

3 Thiếu tài liệu, giáo trình học tập. 78,4 91,7 4 Không sử dụng phương tiện dạy học hiện đại 69,6 66,7 5 Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa cải

tiến 65,2 91,7

Kết quả thu được ở bảng 2.5 cho thấy:

- Có 80,2 % sinh viên và 75% giảng viên cho rằng nội dung tri thức môn giáo dục học còn trừu tượng, nặng về lý thuyết là nguyên nhân khách quan dẫn đến sinh viên học môn giáo dục học không có hứng thú, nếu có cố gắng học tập thì cũng khó nhớ, dẫn đến kết quả học tập không cao.

- Có 67,3% sinh viên và 75% giảng viên cho rằng: Do phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa được cải tiến, giảng viên còn sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, đọc cho sinh viên ghi chép, ít liên hệ thực tiễn là nguyên nhân không phát huy được tính tích cực học tập của sinh viên, dễ làm cho giờ học buồn tẻ dẫn đến chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên ở mức độ thấp.

- Nguyên nhân thiếu tài liệu, thiếu giáo trình dẫn đến sinh viên còn học theo vở ghi, học thuộc lòng, thụ động. Nguyên nhân có tới 78,4% sinh viên và 91,7% giảng viên đồng ý.

- Có 69,6 % sinh viên và 66,7% giảng viên cho rằng không sử dụng phương tiện dạy học hiện đại cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến tiết học kém kinh động không kích thích được hứng thú học tập của sinh viên.

- Nguyên nhân chưa cải tiến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung kiểm tra còn nặng về lý thuyết, yêu cầu học thuộc bài, không chú ý kỹ năng vận dụng liên hệ thực tiễn đã ảnh hưởng lớn cách học của sinh viên. Nguyên nhân này có 65,2 % sinh viên và 91,7 % giảng viên đồng ý.

- Ngoài ra còn có một số ý kiến của giảng viên và sinh viên cho rằng, do thời gian và cách thức hoạt động của thư viện nhà trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chất lượng học tập nói chung, chất lượng học tập môn Giáo dục học nói riêng của sinh viên phần lớn phụ thuộc vào sự tích cực học tập của mỗi sinh viên. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Giáo dục học như: chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa môn học, không hứng thú môn học đối với môn học, bản thân chưa nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập; không dành nhiều thời gian học tập; thiếu phương pháp học tập… chúng ta còn thấy nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn học như: nội dung môn học khô khan, trừu tượng; phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thu hút, thiếu tài liệu tham khảo…

Từ thực trạng và những nguyên nhân trên dẫn đến vấn đề: phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trong nhà trường là một yêu cầu khách quan có tính cấp bách trong thời điểm hiện nay. Cần tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường nói chung.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP

MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG.

3.1. Một số cơ sở xác định biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương.

3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của sinh viên Cao đẳng.

Như chúng ta đã biết, hoạt động học tập của sinh viên Cao đẳng là hoạt động vừa mang tính chất nghiên cứu, trong quá trình học tập mỗi sinh viên phải tự mình chiếm lĩnh khối lượng tri thức khoa học cơ bản và hệ thống kỹ năng sư phạm, một lĩnh vực học tập, rèn luyện mới, phức tạp hơn, khó hơn nhiều so với kiến thức mà họ đã học được ở bậc phổ thông. Hệ thống tri thức đó bao gồm tri thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành, hệ thống kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai, về nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm sáng tạo và tự học. Do vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên không chỉ có năng lực tự nhận thức thông thường mà phải có cả năng lực nghiên cứu tìm hiểu, sáng tạo, sinh viên phải được rèn luyện thói quen, nhu cầu học tập, tìm cho mình phương pháp học tập hiệu quả. Muốn hoàn thành tốt quá trình nhận thức nói trên, một vấn đề có tính chất quyết định trực tiếp là phải phát huy cao độ vai trò chủ thể của mỗi sinh viên.

3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm môn học.

Môn Giáo dục học là môn nghiệp vụ sư phạm, hay nói cách khác là môn học nghề. Khi nói đến học nghề thì mảng thực hành càng được đầu tư về thời gian và chất lượng bao nhiêu thì tay nghề của người học càng vững vàng bấy nhiêu.

Nhưng nội dung chương trình môn Giáo dục học trong các trường Cao đẳng sư phạm nói chung vẫn còn nghiêng về lý thuyết, nội dung tri thức còn khô khan và trừu tượng, chưa gắn liền với thực tiễn phổ thông. Cho nên vấn

đề là sinh viên có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học hợp lý, sử dụng phương pháp học tập môn học theo bản đồ tư duy, theo hệ thống hình cây, sử dụng hợp lý nguồn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo…sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.

3.1.3. Căn cứ vào điều kiện và phương tiện dạy học của nhà trường.

Chất lượng học tập của sinh viên chịu sự chi phối của các điều kiện và phương tiện dạy học trong nhà trường như: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Đặc biệt phương pháp dạy học ở Cao đẳng ngày càng gắn liền với các thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại. Ở trường Cao đẳng Hải Dương, sinh viên được tiếp xúc với nhiều loại thiết bị, phương tiện học tập hiện đại như: cassete, phòng chiếu video, phòng máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng..Hiệu quả học tập của sinh viên được nâng lên rất nhiều nhờ vào sự hỗ trợ cảu các phương tiện dạy học hiện đại này.

3.2. Các nhóm biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.

Từ sự phát triển về cơ sở lý luận của chất lượng học tập môn Giáo dục học (trong chương 1) và thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương còn thấp như hiện nay (trong chương 2). Chúng tôi đã đề ra một số biện pháp tác động vào giảng viên bộ môn và vào việc học tập của chính bản thân người học để nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên.

Việc xây dựng nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Giáo dục học cần nhấn mạnh các nguyên tắc sau:

- Các biện pháp phải phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên.

- Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm lý sinh viên Cao đẳng sư phạm.

- Các biện pháp đưa ra phải bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình môn học.

Nhóm biện pháp gồm:

Nhóm biện pháp dành cho giảng viên giảng dạy bộ môn:

+ Biện pháp 1: Cải tiến đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục học theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.

+ Biện pháp 2: Dạy sinh viên phương pháp học tập đặc trưng môn Giáo dục học.

+ Biện pháp 3: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại.

Nhóm biện pháp dành cho sinh viên:

+ Biện pháp 4: Sử dụng có hiệu quả giáo trình và các nguồn tài liệu tham khảo bộ môn Giáo dục học.

+ Biện pháp 5: Học tập môn Giáo dục học theo hệ thống “ hình cây”.

+ Biện pháp 6: Thực hành chín bước khởi đầu để học nhanh hơn, tốt hơn và dễ dàng hơn.

Mỗi biện pháp nêu trên đều có cơ sở đề ra riêng, đều thực hiện các mục tiêu cụ thể khác nhau và nội dung thực hiện biện pháp cũng khác nhau, nhưng chúng đều có một mục đích là nhằm nâng cao chất lượng môn Giáo dục học. Cụ thể:

3.2.1. Nhóm biện pháp dành cho giảng viên giảng dạy bộ môn Giáodục học. dục học.

Biện pháp 1:

1. Tên biện pháp: Cải tiến đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục học

theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.

2. Cơ sở đề ra biện pháp:

Qua thực tế cho thấy: Hiện nay phần lớn giảng viên trong quá trình giảng dạy sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giảng: thầy nói trò ghi, giáo viên chỉ trình bày cho hết nội dung bài giảng, còn học sinh chỉ ghi chép tiếp

thu một cách thụ động những lời thầy giảng. Như chúng ta đã biết, trong những thập kỷ gần đây cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã dẫn đến việc không ngừng tăng triển tri thức khoa học nói chung và tri thức triết học nói riêng. Sự bùng nổ tri thức đã làm cho mỗi thập kỷ là một bước ngoặt lịch sử nhân loại. Vì vậy, dẫn đến khối lượng tài liệu học tập trong chương trình giáo dục Đại học nói chung và chương trình Giáo dục học nói riêng không ngừng tăng lên. Làm thế nào để trong khoảng một thời gian ngắn, người giảng viên có thể truyền tải cho người học một khối lượng tri thức mà vẫn đảm bảo rằng người học có thể lĩnh hội một cách sâu sắc, tích cực cà chủ động khối lượng tri thức ấy.

Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên cũng được đặt ra.

3. Mục đích của biện pháp:

Biện pháp mới này giúp người học có thể tiếp thu tri thức một cách chủ động và tích cực hơn góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng học tập các môn học và đặc biệt nâng caoc hơn nữa chất lượng học tập môn Giáo dục học.

4. Nội dung tổ chức thực hiện biện pháp:

Đối với phương pháp mới sau khi đã được cải tiến, gảng viên và sinh viên phải chuẩn bị và tuân thủ các quy trình sau:

- Trước khi kết thúc bài cũ của môn Giáo dục học tuần này, giảng viên phải giới thiệu nội dung bài học của tiết học tuần sau nằm trong phần nào của giáo trình, giới thiệu các tài liệu tham khảo để sinh viên đọc, tự nghiên cứu ở nhà theo các vấn đề mà giảng viên nêu ra và hướng dẫn.

- Giảng viên chia lớp thành các nhóm nhỏ sinh viên (theo tổ), việc tổ chức thảo luận do các nhóm tự tiến hành trong các giờ tự học.

- Hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình, tài liệu bằng cách giảng viên đưa ra những chủ đề, yêu cầu sinh viên nghiên cứu, tìm tòi, lập luận chứng minh

theo hệ thống câu hỏi mở, đưa ra nhưng tình huống thực tế để sinh viên vận dụng tri thức vào thực tiễn.

- Giờ lên lớp: trên cơ sở các nhóm đã thảo luận trước, có lý lẽ lập luận riêng của từng nhóm, giảng viên để các đại diện nhóm trình bày sau đó thảo luận chung, cư như vậy lần lượt từ vấn đề thứ nhất đến vấn đề cuối cùng. Phần thời gian còn lại. giảng viên khái quát hóa tri thức, kết luận những vấn đề chủ yếu trọng tâm của bài, dàn dựng thành một bài học với các hệ thống kiến thức được lập luận một cách logic chặt chẽ đồng thời giải đáp những thắc mắc của sinh viên.

Sau cùng giảng viên giao tiếp bài học mới cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc trước ở nhà.

Với phương pháp dạy học đã được cải tiến sinh viên chuyển từ ghi chép, tiếp thu tri thức một cách thụ động sang cách học tự tìm tòi, nghiên cứu vất vả, đòi hỏi đầu tư thời gian tự học cho môn học, sinh viên cũng có nỗ lực của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập bộ môn.

Biện pháp 2:

1. Tên biện pháp: Dạy sinh viên phương pháp học tập đặc trưng của môn

Giáo dục học.

2. Cơ sở đề ra biện pháp:

Nội dung chương trình môn Giáo dục học gồm: hệ thống tri thức lý luận về nghề dạy học, về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục và quản lý trường học; hệ thống những kỹ năng sư phạm…những nội dung tri thức thường khô khan, nặng về lý thuyết, mang tính khái quát cao không dễ lĩnh hội nên khó gây dược hứng thú học tập cho sinh viên. Muốn giờ dạy môn Giáo dục học đạt kết quả cao, lôi cuốn sinh viên thì người giảng viên không những chỉ truyền đạt, tổng kết cho sinh viên những tri thức khoa học chứa trong nó, mà còn phải dạy cho sinh viên phương pháp học tập đặc trung của bộ môn mình dạy ( bởi mỗi khoa học đều có phương pháp nghiên cứu riêng).

Và như Diesternoeg – nhà sư phạm Đức đã nói: “Người thầy giáo tồi là người

chỉ biết mang chân lý đến cho người học sinh, còn người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”.

3. Mục đích của biện pháp.

Giúp sinh viên thấy đặc trưng môn học, từ đó dạy phương pháp học tập đặc trưng môn học để sinh viên lĩnh hội tri thức một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tạo hứng thú học tập đối với môn học.

4. Nội dung tổ chức thực hiện.

Để dạy sinh viên phương pháp học tập môn học thì ngay từ ban đầu khi tiếp xúc với môn học, người giảng viên phải giới thiệu kỹ về đặc trưng tri thức khoa học của môn học.

Đặc trưng môn Giáo dục học: Môn Giáo dục học là môn học vừa có tính khoa học, vừa mang tính giáo dục và tính nghề nghiệp cao. Nội dung môn Giáo dục học phản ánh đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta. Thông qua môn Giáo dục học giúp sinh viên có được tri thức hiểu biết về nghề dạy học và hình thành những kỹ năng sư phạm, hình thành thái độ, tình camr nghề nghiệp cho sinh viên. Vì vậy, việc học tập môn Giáo dục học đòi hỏi sinh viên không chỉ nắm vững hệ thống tri thức mà còn phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng sư phạm cần thiết của người thầy giáo tương lai.

Vì vậy, khi học tập, nghiên cứu phải phát huy tính tích cực học tập, sáng tạo trong suy nghĩ, đặc biệt là luôn luôn phải liên hệ tri thức với tri thức các môn học khác, với thực tiễn giáo dục trong nước và trên thế giới để kiểm tra và thực nghiệm chúng.

Trong các tiết học Giáo dục học, người giảng viên phải tổ chức, xây dựng hệ thống bài tập, sự kiện vận dụng tri thức để sinh viên lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc hơn.

Trong quá trình giảng dạy tiết học trên lớp để người học tiếp thu được lượng tri thức khái quát khô khan của môn Giáo dục học này, giảng viên cần phải dạy sinh viên cách chia nhỏ đơn vị kiến thức từng phần, lấy ví dụ minh chứng trong quá trình học tập, giảng dạy ở trường phổ thông, dạy sinh viên cách lắp ghép đơn vị kiến thức vào hệ thống kiến thúc. Người giảng viên dạy sinh viên của mình cái nhìn tổng thể, khái quát nhất của môn học. Có như vậy những tri thức cơ bản của môn Giáo dục học mới trở nên sáng tỏ và hấp dẫn được sinh viên tiếp thu.

Biện pháp 3:

1. Tên biện pháp: Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương (Trang 46 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w