Qua tham khảo ý kiến chuyên gia, những ngành nghề có thể xét là đúng và gần đúng nghề kế toán là kế toán, kiểm toán, tài chính( bảo hiểm, ngân hàng..). Còn ngoài ba lĩnh vực trên thì có thể xem là không đúng ngành nghề đào tạo.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành nghềđào tạo
Theo các phiếu điều tra thì tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành là 83% chỉ có 17% là phải làm những công việc khác như nhân viên giao dịch... Theo kết quả thống kê của Bộ Lao động Thương bình Xã hội tháng 11 năm 2011 chỉ có khoảng 40% sinh viên ra trường làm đúng với chuyên ngành được đào tạo của cả nước19 thì tỷ lệ 83% cựu sinh viên nhà trường làm đúng ngành thật sự là con số tốt. Điều này, một phần nào đó cũng cho thấy nhu cầu về kế toán viên ở các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận là rất cao và đặc biệt là các doanh nghiệp đã có những chính sách nhân sự mang tính chiến lược, tận dụng hợp lý chất xám cho lao động tỉnh nhà.
3.1.2 Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà cựu sinh viên lựa chọn
Biểu đồ 3.2. Các loại hình doanh nghiệp cựu sinh viên lựa chọn
Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Giang..là các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, cổ phần, TNHH, hộ gia đình. Còn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì rất ít. Chính vì thế mà các cựu sinh viên làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và TNHH. Riêng con số làm trong các công ty tư nhân, cổ phần, TNHH chiếm đến 52%. Một đặc trưng nữa là ở Thái Nguyên và các tỉnh lân cận mặc dù có rất nhiều hợp tác xã, nhưng đa số là các hợp tác xã đã được hình thành lâu năm đã có sẵn kế toán viên, hoặc đối với các hợp tác xã nhỏ, thường do chính các thành viên trong ban chủ nhiệm hợp tác xã làm kế toán vì vậy nhu cầu tuyển dụng thường rất ít, nên con số khảo sát các cựu sinh viên kế toán làm tại các hợp tác xã chưa tìm thấy.
3.1.3. Thu nhập
Bảng 3.1. Bảng thống kê mô tả thu nhập của cựu sinh viên
Mức thu nhập Dưới 2 triệu Từ 2-5 triệu Từ 5 - 7 triệu Trên 7 triệu Tổng cộng Tần số 98 114 25 13 250 Tỷ lệ phần trăm 39,2 45,6 10,0 5,2 100 Thu nhập thấp nhất 1,200 Thu nhập cao nhất 9 triệu
Trung bình(mean) 3,137
Kết quả thống kê trong bảng 3.1 cho ta một cái nhìn thật ấn tượng về con số từ 2 đến 5 triệu (chiếm 45,6%) và trên 7 triệu (chiếm 5,2%) tổng số cựu sinh viên
khảo sát. Kết quả khảo sát còn cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng của cựu sinh viên là 3,137 triệu đồng/tháng. Theo kết quả thống kê của Bộ Công Thương năm 2011 trung bình thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động Việt Nam là 2,25 triệu đồng/ tháng 20, nhưng các cựu sinh viên của nhà trường đã đạt cao hơn ngưỡng đó rất nhiều, kết quả này thực sự là con số tốt về mức thu nhập của cựu sinh viên ngành kế toán nhà trường.
3.1.4. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện tại
Biểu đồ 3.3. Mức độ hài lòng đối với thu nhậpcủa cựu sinh viên
Biểu đồ 3.3 cho thấy 19,6% hài lòng với thu nhập hiện tại, có tới 65,6% cảm thấy tạm được và còn lại 14,8% cảm thấy chưa hài lòng. Đa số cựu sinh viên đều cảm thấy chưa thỏa mãn về vấn đề thu nhập. Khi mà hiện nay giá cả sinh hoạt ngày càng leo thang theo cấp số nhân nhưng với mức thu nhập chỉ tăng theo cấp số cộng thì mức độ thỏa mãn không cao cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác nguyên nhân của vấn đề này còn do thu nhập không tỷ lệ thuận với khối lượng công việc họ phải đảm trách.Con số hơn 1/3 số cựu sinh viên khảo sát chưa hài lòng hoặc tạm thấy được đối với thu nhập mặc dù theo khảo sát thu nhập hiện tại của các cựu sinh viên cũng không phải là quá thấp, điều này không phải là họ quá tự mãn với năng lực của họ, mà chỉ muốn các nhà sử dụng lao động có cái nhìn sâu sát hơn về mức độ tương xứng giữa thu nhập và khối lượng công việc mà họ giao cho người lao động đảm nhận.
3.1.5. Thời gian tập sự
Bảng 3.2. Thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng
Thời gian tập sự Tần số Tỷ lệ % Giá trị trung bình (Mean) Từ 2 đến 3 tháng 43 17,2
5 Từ 4 đến 6 tháng 125 50
Trên 6 tháng 82 32,8
Tổng cộng 250 100,0
Thời gian tập sự là khoảng thời gian cần thiết cho sinh viên làm quen với công việc mà họ được giao. Kết quả khảo sát trong bảng 3.4 cho thấy thời gian tập sự trung bình của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán là 5 tháng. Song trong số 250 sinh viên được khảo sát thì số sinh viên có thời gian thử việc từ 4 đến 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất cụ thể là 50% .
Một trích đoạn phỏng vấn dưới đây sẽ làm vấn đề này sáng tỏ hơn.
“ Hầu hết sinh viên chúng em khi mới tốt nghiệp ra trường đều không có nhiều kỹ
năng thực tế nên nếu không va chạm công việc thực tế sẽ không làm việc được, trong khi
đó, để biết được các hoạt động của doanh nghiệp và cọ sát với nó thì chúng em cần đến 5 tháng hoặc hơn”( Nữ - Cựu sinh viên khóa 5 - khoa kế toán).
Kết quả khảo sát người sử dụng lao động cũng cho một kết quả tương tự, cụ thể có tới 64,7% ý kiến người sử dụng lao động cho rằng người lao động cần thời gian tập sự trên 4 tháng. Sở dĩ cựu sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán cần thời gian thử việc lâu như thế vì dưới 4 tháng họ chưa trải qua được hết các nghiệp vụ chuyên môn thực tế tại doanh nghiệp. “ Doanh nghiệp nhỏ thì thử việc 3 tháng là đủ nhưng với những doanh nghiệp lớn, phải 5 tháng mới biết được người lao động làm việc thế nào”
Trích phỏng vấn sâu (Nam 42 tuổi- công ty Xi Măng La Hiên - Thái Nguyên ).
Bảng 3.3. Khả năng hòa nhập công việc
Khả năng hòa nhập công việc Tần số Tỷ lệ %
Khó hòa nhập 40 16,0
Tương đối tốt 143 57,2
Rất tốt 67 26,8
Tổng cộng 250 100,0
Bạn có hòa nhập công việc khi mới vào làm không? 26,8% trả lời có, 57,2% hòa nhập tương đối tốt và 16% cảm thấy hơi khó khăn khi bắt đầu công việc thực tế. Một kết quả đáng mừng, sự thích ứng công việc nhanh chính là một khởi đầu thật tốt trong mắt của tất cả các nhà tuyển dụng. Để làm tốt bất kỳ công việc gì đều phải có một quá trình, các sinh viên của nhà trường đã có một bước chuẩn bị thật tốt cho công việc sau khi ra trường, rút ngắn quá trình thích ứng, chính tỷ lệ hòa nhập công việc trên đã phản ánh điều đó.
3.1.7. Đánh giá của cựu sinh viên với công việc hiện tại
Bảng 3.4. Đánh giá của cựu sinh viên với công việc hiện tại
Đánh giá Tần số Tỷ lệ %
Rất áp lực và căng thẳng 20 8,0 Nhàm chán, không hợp với năng lực 54 21,6
Vừa sức, hợp với năng lực 113 45,2 Rất tốt, hứng thú với công việc 63 25,2
Tổng cộng 250 100,0
Thái độ làm việc phản ánh cảm giác của mỗi cá nhân về công việc mà cá nhân đó đang đảm nhận như thế nào. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc và chất lượng công việc. Đối với các sinh viên cũng vậy khi họ làm việc với tâm trạng thoải mái , hăng hái và hứng thú sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất và ngược lại. Kết quả khảo sát ở bảng 3.4 cho thấy, chỉ có 25,2% sinh viên
làm việc với trạng thái tốt nhất, họ rất hài lòng với vị trí hiện tại và cảm thấy công việc hiện tại rất tốt và hứng thú với công việc. Chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,2% sinh viên làm việc với trạng thái bình thường, hài lòng với công việc và cho rằng công việc hiện tại vừa sức và phù hợp với năng lực hiện có của bản thân. Nhóm sinh viên làm việc với thái độ nhàm chán vì công việc hiện tại không phù hợp với năng lực của họ chiếm 21,6%, nhóm sinh viên này không hứng thú với công việc vì họ không phát huy được hết năng lực của bản thân và có thể họ sẽ quyết định thay đổi nơi làm việc trong tương lai. Tỷ lệ thấp nhất là nhóm sinh viên làm việc với trạng thái căng thẳng và mệt mỏi vì công việc hiện tại rất áp lực, vượt quá sức của họ, tỷ lệ này chiếm 8%. Như vậy, có khoảng 29,6% sinh viên ngành kế toán có thể sẽ không gắn bó lâu dài với công việc hiện tại vì cong việc hiện tại không tạo được sự hăng hái và thoải mái cho họ.
3.1.8. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độứng dụng kiến thức được học vào thực tế làm việc
Để đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức lý thuyết vào thực tế, qua khảo sát ý kiến của các cựu sinh viên, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.5 Đánh giá mức độ ứng dụng kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (Theo từng khóa tốt nghiệp)
Mức độ đánh giá
Khóa tốt nghiệp
Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4 Khóa 5 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Rất hữu ích 8 33 13 29,5 20 32 30 25,4 Hữu ích 12 50 24 54,5 22 34,3 18 15,2 Ít hữu ích 4 17 7 16 22 34,3 36 30,5 Không hữu ích 0 0 0 0 0 0 34 28,8 Tổng 24 100 44 100 64 100 118 100 Các cựu sinh viên khóa 2, khóa 3 đánh giá rất cao về mức độ ứng dụng của các kiến thức được họ tại trường vào thực tế công việc mà họ hiện đang đảm nhận ( khóa 2: 83% rất hữu ích và hữu ích - Khóa 3: 84% rất hữu ích và hữu ích).
Nguyên nhân của sự đánh giá tích cực này là do đây là những khóa đàu tiên, tốt nghiệp vào giai đoạn mà lĩnh vực ngành kế toán là lĩnh vực đang rất “sốt”, có rất nhiều doanh nghiệp ra đời, chính vì thế họ có điều kiện làm đúng nghề, điều này đã đủ đánh giá có mức độ hữu ích tương đối. Thêm vào đó, mức độ đa dạng các ngành nghề chưa nhiều như hiện nay, chế độ hạch toán, sổ sách cũng chưa có sự thay đổi nhiều so với những điều đã học. Còn đối với hệ thống kế toán mới hay hình thức kế toán ngân hàng thì cũng đã được cập nhật thường xuyên khi làm ở các doanh nghiệp, nên mức đánh gía độ ứng dụng của sinh viên này cao hơn ban đàu cũng là điều dễ hiểu. Còn ngày nay, việc các ngân hàng thay phiên nhau “mọc” lên với tốc độ chóng mặt, mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các cựu sinh viên kế toán. Nhưng các thao tác hạch toán của ngành ngân hàng có những nét đặc trưng riêng, khác rất nhiều so với ngành kế toán doanh nghiệp (chỉ từ khóa 5 trở đi môn kế toán ngân hàng mới được đưa vào giảng dạy), thêm vào đó có sự sửa đổi, bổ sung, xóa bỏ một số chế độ về kế toán, sổ sách sau này đã cho các cựu sinh viên tốt nghiệp khóa 5 cảm thấy những kiến thức được học chưa ứng dụng nhiều.
3.1.9. Các kỹ năng, phẩm chất cần thiết của kế toán viên khi làm việc
Phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp của cong người không do yếu tố bẩm sinh mà hầu hết là kết quả của quá trình rèn luyện của mỗi người thông qua quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt tập thể, sự hướng dẫn, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là học phần không có bằng cấp cụ thể nhưng lại là bằng cấp mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì vậy rèn luyện các phẩm chất, kỹ năng cho phù hợp công việc mà minh sẽ làm trong tương lai là một điều rất cần thiết cho các sinh viên, theo đánh giá của các cựu sinh viên, thì những phẩm chất, ký năng mà người kế toán cần phải có như sau:
3.1.9.1. Các phẩm chất
Biều đồ 3.4. Các phẩm chất cần thiết
Đối với kế toán viên thì phẩm chất trung thực, có tinh thần trách nhiệm là yếu tố rất cần thiết, vì hoạt động kế toán liên quan nhiều đến tài chính, mà đây là vấn đề rất nhạy cảm. Thêm vào đó phải tính toán với các con số có khi lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng và các nghiệp vụ thì phát sinh đa dạng, nó đòi hỏi phải có sự say mê công việc và khả năng chịu đựng áp lực rất lớn. Bên cạnh đó phải luôn rèn luyện cho mình bản tính ham học hỏi, tự trọng tự tin, ý chí và khiêm tốn.
3.1.9.2. Các kỹ năng cần thiết
Trong cuộc sống hay trong công việc thì kỹ năng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, thậm chí còn có nhiều ý kiến đánh giá rất cao các kỹ năng, hơn cả những kiến thức chuyên môn. Vì nếu có chuyên môn mà không có kỹ năng làm việc thì cũng làm phí hoài những kiến thức đó, nhưng đổi ngược lại trình độ chuyên môn chưa cao nhưng tiềm ẩn các tố chất tốt thì dần dần sẽ khá lên nếu ham học hỏi. Theo ý kiến tham khảo của các cựu sinh viên thì để làm công tác kế toán tốt cần chú ý rèn luyện một số kỹ năng sau:
Biểu đồ 3.5 Các kỹ năng cơ bản
Kế toán thường gắn liền với các con số, nên hầu như tất cả các cựu sinh viên đánh giá rất cao về kỹ năng tính toán (100%), viết (89,8%), nói(80,2). Nhưng không phải các kỹ năng đọc và nghe là không cần thiết. Trong bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi chúng ta hoàn thiện càng nhiều các kỹ năng trên càng tốt, và tùy theo chuyên ngành mà chú trọng đến kỹ năng nào nhiều hơn.
Đối với các kỹ năng thiên về tư duy và sống trong cộng đồng thì những kỹ năng về: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi là những kỹ năng rất cần thiết mà các cựu sinh viên muốn chia sẻ với những bạn muốn làm nghề kế toán. Để hoàn thành các báo cáo tài chính cần sự phối hợp và chia sẻ thông tin từ rất nhiều bộ phận ngoài kế toán và trong kế toán nên các kỹ năng như thế này là rất cần thiết.
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về mức độ thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán
Để tìm hiểu mức độ thích ứng với công việc của cựu sinh viên ngành kế toán, Sau khi điều tra thử nghiệm hoàn thiện bảng hỏi, Luận văn sử dụng 30 câu hỏi dành cho sinh viên tự đánh giá và 32 câu hỏi dành cho cán bộ quản lý đánh giá, phần trả lời cho nội dung các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert, với 5 mức độ: 1= Rất kém, 2 = Kém; 3= trung bình; 4= Tốt; 5= Rất tốt. Kết quả thống kê cụ thể như sau:
Bảng 3.6 Phân tích thống kê mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ( Người lao động tựđánh giá)
Tổng số (N) 250
Giá trị trung bình (Mean) 2,73
Sai số chuẩn (Std. Error of Mean) ,056 Giá trị t rung vị (Median) 3
Số trội (Mode) 3
Độ lệc chuẩn (Std. Deviation) ,897 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5
Bảng 3.7. Mức độ thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kế
toán ( Người lao động tựđánh giá)