Những nghiên cứu về năng suất chất xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến năng suất và cấu trúc năng suất phần trên và phần dưới đất của cỏ voi (Pennisetum Purpureum) tại Bá Vân Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 89)

Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và kỹ thuật canh tác. Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới năng suất của cỏ hòa thảo, cụ thể:

* Giống cỏ khác nhau sẽ cho năng suất, sản lượng khác nhau

Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P.dilatatum là 15.000kg VCK (Davies, 1970) [41].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

31

Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9% trong thời gian theo dõi 3 năm (Roberts,1970) tại Mỹ sản lượng cỏ này đạt từ 1.230 – 1.200kg vật chất khô/ha/năm (Bennert, 1973) [37].

Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) tại Quilichao, Colombia, thì giống

cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 42.000kg/ha/năm

với thí nghiệm không bón phân đạm nhưng bón đủ lân và nó là giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp.

Cỏ B.ruziziensis có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng đòi hỏi

lượng phân bón cao. Sản lượng vật chất khô có thể đạt từ 10 – 20 tấn/ha/năm, tỷ lệ protein thô trong VCK từ 9 - 15% (Schultze - Kraft, 1992) [53].

Cỏ B.rizantha cho sản lượng cho sản lượng vật chất khô có thể khác nhau tùy theo điều kiện thâm canh, từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze - Kraft, 1992) [54].

Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (1985) [12]; (Nguyễn Ngọc Hà, 1995) [13]; (Khai G.M. và cộng sự, 1995) [44] cho biết các giống cỏ hòa thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động lớn, lệ thuộc vào các yếu tố như đất đai, chăm sóc, chế độ bón phân và độ dài của mùa khô. Sản lượng của các giống Brachiaria spp có thể biến động từ 5 - 30 tấn vật chất khô/ha/năm.

Theo Trương Tấn Khanh, 2003 [15] thì cỏ Brachiaria humidicola là cỏ chủ yếu sử dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật chất khô đạt từ 7 – 33 tấn/ha/năm tùy theo khí hậu và đất đai.

Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô khác nhau; cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vị trí địa lý khác nhau cũng cho năng suất khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

32

Cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn chế tới sản lượng của cỏ. Đối với các vùng lạnh và những vùng khan hiếm nước thì yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, đã không ít những nghiên cứu về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ.

Cỏ Pangola ở Breerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm là 1.075mm, có sản lượng trung bình là 10.565kg/ha/năm, khi cỏ được bón phân đầy đủ (Evans, 1967) [42] đã đạt năng suất 113kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa hè, nhưng chỉ đạt 2,25kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một chế độ bón phân. Tại phía Bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón 220kg N, 22kg P2O5 và 55kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã đạt 28,282kg vật chất khô/ha/năm.

Tại Cuba, Pérez (Infante, 1970) [48]; (Bogdan, 1977) [38] thu được sản lượng trung bình hàng năm của cỏ Amphilophis pertusa (L.) là 15.000kg VCK/ha, trong đó 40% được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa.

Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725 kg/ha/năm (Roberts, 1970) [50] [51]. Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ Nadi là 11.500kg/ha/năm trong năm 1971 - 1972 và trong đó 31% sản lượng đạt được ở trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [47].

Cỏ Echinochloa Scabra đạt sản lượng 4.000kg vật chất khô/ha ở cỏ non

sinh trưởng, 13.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ đã thành thục, 150kg vật chất khô/ha trong 30 ngày tái sinh ở trong mùa khô. Nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới đầy đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Boudet, 1975) [39].

Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống cỏ, sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp hơn mùa mưa rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản lượng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

33

Tóm lại, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và sữa, người ta đã đầu tư nhiều công sức vào nghiên cứu nguồn thức ăn. Ngoài các loại thức ăn cỏ tự nhiên người ta đã nghiên cứu tạo ra các đồng cỏ trồng với nhiều loài cỏ có năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên với từng vùng khí hậu và đất đai khác nhau sẽ có tập đoàn cỏ thích hợp khác nhau, nhu cầu chăm sóc, thu hái bảo quản khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về đồng cỏ sẽ ngày càng phát triển với nhu cầu ngày càng tăng thịt sữa cho con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

34

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích 3.562,82km2, dân số khoảng 1 triệu người. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước. Có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang. - Phía Đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.

Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.

Tỉnh Thái Nguyên được chia thành 1 thành phố, 7 huyện và 1 thị xã (thị xã Sông Công).

Thị xã Sông Công là thị xã duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Thị xã Sông Công có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên. - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

35

- Phía Đông và Tây giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên. Thị xã có vị trí khá thuận lợi: Cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 15km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách hồ Núi Cốc 17km. Thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có nhiều ngọn cao vài trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thị là ngọn núi Tảo (54m), cao độ nền trung bình thường ở mức 15 – 17m. Thị xã có 10 đơn vị hành chính gồm 06 phường, 04 xã với tổng diện tích 8.363,80ha, dân số toàn đô thị 72.692 người.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (TTNC&PTCNMN) - Viện chăn nuôi, có trụ sở đóng tại xã Bình Sơn – thị xã Sông Sông – tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 69,9ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:

- Phía Bắc tiếp giáp với xã Thịnh Đức. - Phía Đông tiếp giáp với xã Bá Xuyên. - Phía Tây tiếp giáp xã Bình Sơn.

- Phía Nam cách 100km đường chim bay là dãy núi Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

37

2.1.2. Địa hình, địa mạo

Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi có địa hình tương đối bằng phẳng, có dòng Sông Công chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dày. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của Trung tâm, đặc biệt là sản xuất cây thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm gần đây Trung tâm đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây thức ăn xanh có năng suất cao và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa và có thức ăn dự trữ cho mùa khô. Tổng diện tích của trung tâm là 69,9ha trong đó có 20ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 35ha. Như vậy, đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc.

2.1.3. Khí hậu thủy văn * Khí hậu: * Khí hậu:

Trung tâm nằm trong khu vực trung du và miền núi phía bắc nên nó có đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6 tháng 7 và tháng 8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.875mm. Cao nhất là 2.390mm, thấp nhất là 1.420mm. Nhiệt độ trung bình từ 23˚C - 28˚C. Độ ẩm tương đối từ 80 - 85 %.

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, đặc điểm của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ thấp, thời tiết khô lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 19˚C. Có những thời điểm nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ ẩm tương đối 70 - 75 %.

* Thuỷ văn:

Trung tâm có dòng Sông Công chảy qua bao bọc phía Bắc và phía Đông, thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

38

Nhìn chung điều kiện thuỷ văn và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất của trung tâm. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất. Lượng mưa tập trung vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 cộng với địa hình hơi dốc của đất canh tác dẫn đến hiện tượng bị rửa trôi. Ngược lại mùa khô kéo dài nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây thức ăn cho đàn gia súc.

2.2. Tình hình kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tiền thân của Trung tâm là trại thí nghiệm ngựa Bá Vân (1960 - 1993). Sau đó chuyển thành trại nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân (1994 - 1997). Từ năm 1998 đến nay có tên là Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi - Viện chăn nuôi Quốc gia. Đây là một trung tâm phục vụ cho sự phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh trung du và miền núi. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chính vì vậy là nguồn thu kinh tế từ sản xuất kinh doanh là không nhiều. Chính vì thế mà đời sống về vật chất của đội ngũ cán bộ trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt từ những năm đầu của sự chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước càng gặp nhiều những khó khăn về nhiều mặt như cơ sở hạ tầng, đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, Trung tâm có đội ngũ cán bộ công nhân viên tâm huyết với nghề, có trình độ khoa học kĩ thuật giỏi cùng với sự năng động sáng tạo nên trung tâm đã từng bước đi lên. Trung tâm đã từng bước khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội. Đây là thành quả của quá trình lao động không ngừng của cán bộ công nhân viên của trung tâm. Đến nay Trung tâm đã khẳng định được sự tồn tại, vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi khu vực miền núi và nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, cơ sở hạ tầng của trung tâm đang từng bước được xây dựng hiện đại đáp ứng nhu cầu của sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

39

Đầu năm 1994 đường điện của Trung tâm được xây dựng và đến tháng 12 năm 1994 được đưa vào sử dụng.

Năm 1995 xây dựng khu nhà nghiên cứu thí nghiệm, hệ thống chuồng trại được xây dựng nâng cấp. Các trang thiết bị cũng được nâng cấp hiện đại, hệ thống nước sạch cũng được xây dựng và đưa vào phục vụ cho sản xuất.

Năm 1998 được Nhà nước đầu tư hệ thống ngầm tràn qua Sông Công cùng với 3km đường nhựa vào trung tâm, đến năm 2000 được đưa vào sử dụng.

Năm 2005 xây dựng trại trâu giống đầu dòng phục vụ cho nghiên cứu trâu, đến nay đã đưa vào sử dụng.

Đến nay toàn bộ cán bộ cán bộ công nhân viên đã có chỗ ăn ở ổn định yên tâm công tác, thu nhập ổn định ngày được nâng lên. Đó là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển trong thời gian tới.

2.2.2. Giao thông, thủy lợi * Giao thông * Giao thông

Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi thuộc thị xã Sông Công có điều kiện giao thông thuận lợi. Cách thủ đô Hà Nội 70km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 3, cùng với tuyến đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội. Trung tâm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km, cách thị xã Sông Công 6km. Đường nối từ Trung tâm thành phố Thái Nguyên, và từ thị xã Sông Công vào Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi đều là đường nhựa có chiều rộng 3m, do vậy rất thuận lợi cho giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trung tâm.

* Thuỷ lợi

Trung tâm có dòng Sông Công chảy qua nên thường xuyên cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó Trung tâm còn có một diện tích ao hồ lớn 3ha, Trung tâm còn xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm một trạm bơm điện và hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất. Chính vì vậy, diện tích sản xuất của Trung tâm được đảm bảo về nước tưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

40

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Cỏ voi (Pennisetum purpureum).

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Trại ngựa Bá Vân - thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên.

3.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 07 năm 2013 đến tháng 03 năm 2014.

3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu môi trường đất của cỏ trồng (tính chất lý, hóa học). - Công thức phân bón.

- Tưới nước, theo dõi và duy trì độ ẩm 70 - 80% độ ẩm toàn phần của đất đối với ô thí nghiệm và ô đối chứng không tưới.

- Nghiên cứu năng suất và cấu trúc năng suất phần trên mặt đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến năng suất và cấu trúc năng suất phần trên và phần dưới đất của cỏ voi (Pennisetum Purpureum) tại Bá Vân Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)