Đặc tính sinh thái học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến năng suất và cấu trúc năng suất phần trên và phần dưới đất của cỏ voi (Pennisetum Purpureum) tại Bá Vân Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 33)

Đặc tính sinh thái học là các mối quan hệ riêng biệt của thực vật với từng yếu tố sinh thái, cũng như ảnh hưởng của thực vật trên nơi sống.

Cỏ hòa thảo có vị trí quan trọng trong thảm cỏ do cỏ hòa thảo có khả năng phân bố rộng rãi, có thể thích ứng được ở nhiều vùng và trong những điều kiện đất đai khí hậu khác nhau. Chúng có thể sinh trưởng được ở vùng đất nóng, đất khô khan, mùa khô kéo dài, độ ẩm trung bình 20 – 30%, hoặc những vùng mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được như cỏ xương cá, cỏ lông đồi, cỏ Andropogon, cỏ Brachiaria

decumbens

Song đa phần các loài cỏ sinh trưởng tốt ở vùng có độ ẩm từ 60 – 85%. Có loài lại có khả năng sinh trưởng được ở những nơi đất lầy, ngập nước như cỏ môi, cỏ bấc, cỏ lông Para…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

19

Như vậy, có thể nói thực vật trong đồng cỏ tồn tại trong điều kiện khác nhau của các yếu tố sinh thái cơ bản trong vùng, và khác nhau ở cả hai phần trên và dưới đất (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, muối khoáng, CO2…). Nó biểu thị rõ rệt về phân bố sinh khối theo chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang.

Vậy trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của các loài cỏ mà ta có thể chọn, trồng các loài thích nghi với những điều kiện về khí hậu địa chất tương tự như vùng gốc để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của chúng.

1.2.2. Đặc tính sinh vật học

Cỏ hòa thảo là cây một lá mầm (đơn tư diệp), thân tròn hoặc bầu dục (tùy theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to, có thìa lìa, phiến lá dài, gân lá song song, thân cỏ thuộc loại thân rạ, rỗng (trừ mấu đốt), cũng có loài thân đặc (cỏ voi), rễ thuộc loại rễ chùm, hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1976) [7].

Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng, người ta chia cỏ hòa thảo thành các loại sau:

- Loại thân rễ: Đối với loại này có đặc điểm đặc trưng là thân bò dưới mặt đất và chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh (Imperata cylindrica). Loại này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ che phủ thưa, thích hợp với chăn thả nhẹ, không thích hợp với dẫm đạp và vùng đất chặt.

- Loại thân bò: Đặc điểm của loại cỏ này là thân nhỏ và mềm nên thường nằm ngả trên mặt đất. Do thân bò lan nhanh nên chúng có khả năng tạo thành một thảm cỏ dày đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ Pangola, lông Para…cỏ thân bò cho năng suất thấp, thường dùng để chăn thả hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc và mùa đông.

- Loại thân bụi: Loại thân này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành búi như khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ ra từ dưới mặt đấ hoặc trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tơi xốp và thoáng khí. Tốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

20

độ đẻ nhánh cao nên đòi hỏi phải trồng thưa, có thể trồng thu cắt hoặc chăn thả. Đại diện là cỏ Ghinê (Panicum maximum), cỏ Mộc Châu, cỏ sả.

- Loại thân đứng: Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới mặt đất hoặc hom trồng, mầm vươn thẳng nên giống cây mía, thân cao to, cho năng suất cao. Đại diện loại này là cỏ Voi.

1.2.3. Đặc tính sinh lý 1.2.3.1. Nhu cầu về nƣớc

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của sinh vật, nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh học cơ bản như quang hợp, đóng góp vào sự phong hóa, giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng như các sinh vật trên Trái đất.

Cỏ hòa thảo yêu cầu nước cao do có bộ lá lớn, hệ số tỏa hơi nước lớn hơn họ đậu. Hệ số tỏa hơi nước của cỏ này vào khoảng 400 – 500g, trong khi của họ đậu là 214 – 216g.

Theo N.G.Andreef (1974), với đồng cỏ có độ ẩm đất khoảng 70%, một tháng 10m2 cỏ bay hơi khảng 1m3 nước, trong 5 tháng sẽ đạt 50 tạ cỏ khô/ha. Trên cơ sở đó ta có thể xác định công thức tưới nước trong mùa đông.

Như vậy, chế độ nước của các sinh địa quần lạc cỏ trong một vùng khí hậu xác định phụ thuộc địa thế của đồng cỏ và thành phần cơ giới của đất như đất bằng, đất trũng, đất dốc, đất thấp hay bãi bồi…

Độ ẩm của đất cũng yêu cầu theo từng giai đoạn trong đời sống của cây: - Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 – 30%

- Giai đoạn phát triển cành: 75%

- Cuối thời kì sinh trường nhu cầu nước giảm dần.

1.2.3.2. Nhu cầu về dinh dƣỡng

Cỏ hòa thảo yêu cầu đất tốt, giàu mùn, đạm, lân, kali. Nhu cầu về dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

21

- Giai đoạn 1 (nảy mầm- phân nhánh): Cần nhiều đạm, lân, kali. - Giai đoạn 2 (phân nhánh): Cần nhiều đạm, lân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn 3 (ra hoa và hình thành hạt): Cần nhiều lân và kali.

Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [16]. Trong đồng cỏ, người ta thấy có sự quan hệ rõ rệt giữa việc bón đạm và số chồi có hoa. Trong điều kiện có bón đạm vào mùa xuân, số chồi sinh sản tăng lên. Bón phân, tưới nước cũng làm tăng số chồi của cây cỏ loại nhiều chồi. Ví dụ: Festuca pratensis không tước nước số chồi là 3,5; tưới ẩm 40 – 60% có 11,5 và tưới ẩm 80% có 14,8 chồi.

Quan hệ với phân cũng vậy, cỏ Pleum pratens không có bón phân có 605 chồi trên đơn vị diện tích, có 19% số chồi có hoa, nếu bón phân NPK có 790 chồi trong đó 35% chồi có hoa (Rabốtnốp. T.A, 1984) [49].

Trên đất nghèo không có phân bón thì đời sống thường kéo dài không quá 3 – 5 năm. Trên đất phì nhiêu hay thường xuyên có phân bón có thể kéo dài 10 năm, có khi hơn.

Vậy chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới số chồi, và tuổi thọ của cỏ hòa thảo.

1.2.3.3. Nhu cầu về không khí

Các loại cỏ thân đứng, thân bụi, thân rễ phân chia nhánh dưới mặt đất đòi hỏi phải tơi xốp thoáng khí.

Các loại thuộc thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể chịu được đất kém thoáng khí và độ ẩm thấp hơn.

Vậy các loài cỏ khác nhau thì có sự khác nhau về nhu cầu không khí trong đất, do đó trong canh tác cần chú ý tới loại cỏ để có biện pháp kĩ thuật thích hợp.

1.2.3.4. Tính chịu sƣơng giá và kháng xuân

Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu đầu đông nó vẫn phát triển bình thường, còn loại chịu giá yếu kém thì ngừng sinh trưởng hoặc chết vào mùa đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

22

Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ vào mùa đông. Nó thể hiện khả năng chịu đựng của cỏ về chênh lệch nhiệt độ không khí và nhiệt độ trong đất, chênh lệch này làm cho sự vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thân cỏ và quá trình đồng hóa, dị hóa của cỏ mất điều hòa nên có tính kháng xuân kém sẽ bị chết.

Tuy nhiên tính kháng xuân của cỏ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Cỏ địa phương kháng xuân tốt hơn cỏ nhập nội, cỏ mọc riêng rẽ thấp bé kháng xuân mạnh, cỏ thân rễ, cỏ sinh trưởng phát triển chậm kháng xuân tốt. Loại mùa xuân phục hồi nhanh kháng xuân kém hơn loại phục hồi chậm, cỏ có hàm lượng vật chất khô cao thì kháng xuân tốt và ngược lại. Loại có bộ phận trên mặt đất bị chết trong vụ đông thì kháng xuân mạnh và ngược lại.

1.2.4. Đặc tính sinh trƣởng

Cỏ hòa thảo sinh trưởng và tái sinh qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt, lúc này tốc độ sinh trưởng chậm.

- Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 – 20 ngày, cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh.

- Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 – 70 ngày, cỏ sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Văn Ân, Võ Văn Trị, 1976) [2].

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, thu hoạch già giá trị dinh dưỡng phần trên đất quá mau lứa thì dự trữ đường bột tích lũy ở gốc để phát triển thành lá sẽ bị suy kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi.

Đối với có Ghinê, thu hoạch khi thảm cỏ cao 60 – 90cm; cỏ lông Para thu hoạch khi cao khoảng 40 – 50cm; cỏ Pangola, thu hoạch khi cao khoảng 35 – 50cm (L. Rham phrây, 1980).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

23

- Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau cắt khi 30 – 45 ngày. - Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt 35 – 45 ngày.

- Cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày.

1.2.5. Tuổi thọ

Tuổi thọ của cây hòa thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm, có loài chỉ sống được một năm. Vì vậy, người ta chia cỏ hòa thảo thành 4 loại sau:

- Loại cỏ sống một năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như cỏ Xu đăng, cỏ lồng vực.

- Loại cỏ sống có sức sống ngắn (2 – 3 năm) như cỏ giày, cỏ mật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Melinis minutiflora)

- Loại cỏ sống vừa (4 – 6 năm) như cỏ Pangola, cỏ voi, cỏ Ghinê,

Paspalum, Brachiaria.

- Loại cỏ có sức sống lâu (6 – 10 năm) như cỏ mạch tước không râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976) [18].

Từ căn cứ vào tuổi thọ của các loài cỏ, người ta dự tính thời gian trồng lại để đảm bảo năng suất.

1.2.6. Giá trị kinh tế

Cỏ hòa thảo có giá trị kinh tế lớn không chỉ vì nó phân bố rộng, chiếm tỷ lệ cao trong thảm cỏ mà còn cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao. Khi chế biến, dự trữ ít rơi rụng lá, ít bị thối, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn dắt cao. Cỏ tự nhiên cho 10 – 20 tấn/ha/năm (chất xanh), cỏ trồng thân bò cho 30 – 40 tấn/ha/năm, thân bụi cho 50 – 60 tấn/ha/năm, thân đứng cho 80 – 100 tấn/ha/năm, nếu thâm canh có thể cho tới 160 – 200 tấn/ha/năm. 1kg cỏ tươi cho từ 0,1 – 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 – 500kcalME.

Cỏ hòa thảo có giá trị dinh dưỡng cao. Ở những nơi đất tốt, nhiều mùn, ẩm, loài cỏ tốt nhất có thể chứa 16g protein tiêu hóa và 32g lipit trong 1kg cỏ tươi, 8kg cỏ có thể tương đương 1 đơn vị thức ăn (Nguyễn Thiện, 2005) [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến năng suất và cấu trúc năng suất phần trên và phần dưới đất của cỏ voi (Pennisetum Purpureum) tại Bá Vân Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 33)