- Tận dụng lợi ích của bùn đỏ
1.2.2.1. Tác động của ô nhiễm CO2 đối với khí hậu toàn cầu
Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khí hậu thế giới là sự cân bằng nhiệt của trái đất. Lượng nhiệt trái đất và khí quyển tiếp nhận, giữ lại và phản xạ quyết định sự cân bằng sinh thái. Con người gây ảnh hưởng đến quỹ nhiệt này qua việc thải CO2 vào khí quyển.
Khí CO2 gần như trong suốt với ánh sáng nhưng lại là chất hấp thụ mạnh và phản phát xạ bức xạ hồng ngoại, đặc biệt trong vùng bước sóng từ 12 - 18µm. Vì vậy khí CO2 tăng, gây tăng nhiệt độ vùng khí quyển thấp, do nhiều bức xạ hồng ngoại từ trái đất bị giữ lại. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính, có thể làm tăng nhiệt độ trái đất lên một cách lâu dài.
Các nghiên cứu cho thấy khi nồng độ CO2 tăng từ 300 đến 600 ppm thì nhiệt độ tăng 3,26oC. Nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển vào khoảng 320 ppm. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng hàng năm trung bình khoảng 0,7 ppm. Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, gây ra tác hại rất lớn đối với sự sống trên Trái Đất, như là làm tan các biển núi băng ở hai cực Trái Đất, lượng băng giá tan sẽ làm cho mực nước biển dâng cao và nước tràn ngập những vùng đồng bằng rộng lớn ven biển. Theo tính tốn thì mức nước biển sẽ tăng cao 0,25 m khi nhiệt độ Trái Đất tăng 1oC, và nếu như không có biện pháp hữu hiệu giảm thiểu khí nhà kính thì mực nước bển có thể dâng cao tới 1 - 3 m vào cuối thế kỷ này. Sau vài thế kỷ tiếp theo băng giá ở tây Antartic tan ra chảy vào biển thì mực nước biển sẽ tăng cao tới 5 - 6 m.