Phương pháp xử lý hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp xử lý bùn đỏ được ứng dụng trong trong ngành công nghiệp hấp phụ và xử lý khí thải, đó là biến đổi bùn đỏ thành vật liệu có khả năng xử lý không khí ô nhiễm, đặc biệt là nguồn khí có lượng CO2 lớn (Trang 38)

+ Xây dựng đê hồ chứa bùn đỏ

Công việc lựa chọn, khảo sát, thiết kế, thi công do những đơn vị có đủ tư cách pháp nhân đảm nhiệm, trong quá trình thiết kế phải thông qua đánh giá tác động môi trường và đánh giá về an toàn, thẩm định về an toàn thiết kế sơ bộ và phải được sự chấp nhận và nghiệm thu của cơ quan chức năng của Nhà nước về an toàn và đơn vị quản lý môi trường. Cơ quan nhà nước sẽ cấp giấy phép sản xuất an toàn cho tất cả các đê bãi chứa bùn đỏ đang vận hành, thời hạn giấy phép là 3 năm, đến hạn phải xin tiếp sau khi được tái đánh giá về sự an toàn mới được cấp giấy phép mới.

+Vận hành và quản lý đê hồ chứa bùn đỏ

Trong quá trình vận hành, Chalco đã xây dựng đê hồ chứa bùn đỏ theo quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp và quy trình kỹ thuật an toàn kho chứa chất thải, nhân viên xây dựng đê hồ chứa bùn đỏ phải được đào tạo chuyên nghiệp và được cấp giấy phép tư cách. Căn cứ quy định về quản lý nguồn chất thải nguy hiểm lớn của Nhà nước, đã xây dựng được dự án cứu trợ khẩn cấp sự cố và bảo đảm diễn tập thường xuyên. Đồng thời thường xuyên kiểm tra tỷ lệ độ dốc, độ di chuyển, sập, xói mòn bởi nước chảy xuống, độ ngấm và kiểm tra độ pH của nước trong giếng quan trắc (giếng kiểm tra) v.v…

+Tình trạng hoàn thổ

Đối với hồ chứa bùn đỏ đã ngừng sử dụng, Chalco đã quy định: mời những đơn vị có đủ tư cách pháp nhân đến làm thiết kế niêm phong, triển khai công tác hoàn thổ và trồng cây xanh, và tăng cường công tác quản lý tiếp theo.

+Tái sử dụng bùn đỏ hiện nay

Thành phần chính của bùn đỏ có các nguyên tố sắt, nhôm, canxi, silic, natri, titan, scandi, nitoobi, tanta, zieconi, uraniom… Hiện nay phần lớn các nhà máy sản xuất alumina trên thế giới đều thải bùn đỏ vào sâu đáy biển hoặc chất bằng hồ chứa. Chalco đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu về tận dụng bùn đỏ và đã đạt được nhiều thành quả.

Đã triển khai thành công sản xuất xi măng phổ thông từ bùn đỏ, xi măng giếng khoan dầu mỏ, xi măng chống axit. Nhà máy Nhôm Sơn Đông đã sản xuất xi măng bằng công nghệ ướt và đã xử lý được 8 triệu tấn bùn đỏ.

Tận dụng bùn đỏ và xỉ than đá để sản xuất gạch không nung, vách tường nhẹ, gạch nhiều lỗ, các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn ngành nghề nhà nước.

Sản xuất phân bón, sản phẩm có tính năng có thể cải thiện kết cấu thổ nhưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng, giảm bớt tác hại của sâu và tăng sản lượng, nhất là đối với rau quả xanh, sản xuất lương thực hiệu quả rõ rệt.

Sử dụng bùn đỏ sản xuất nguyên liệu gốm sứ lọc đời mới dùng cho lọc nước và vật liệu cách nhiệt bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu nhà nước về chỉ tiêu nước uống thành phố.

Mấy năm gần đây đã tiến hành khai thác kỹ thuật sử dụng bùn đỏ làm vật liệu làm nền móng đường: tại Quảng tây, Sơn Đông sử dụng bùn đỏ của công nghệ Bayer và thiêu kết để làm nền đường thí điểm các chỉ tiêu đều đạt được yêu cầu làm đường cao cấp.

Công ty con của Chalco tại Sơn Đông đang triển khai nghiên cứu tuyển quặng sắt từ bùn đỏ bằng điện từ. Để tuyển sắt trong bùn đỏ bauxite nhập khẩu hiện nay đã có dây chuyền xử lý 400 ngàn tấn bùn đỏ, mỗi năm sản xuất 80.000 tấn sắt hạt.

Công ty con tại Quảng Tây đã khởi công xây dựng công trình “Xưởng thí nghiệm tuyển sắt từ bùn đỏ”, với quy mô xử lý bùn đỏ 200.000 tấn/năm. Bùn đỏ do công nghệ Bayer thải ra có hàm lượng sắt 38%.

Là nhà sản xuất alumin lớn thứ hai trên thế giới, Chalco đã xác định rõ tư duy tổng thể là xây dựng Doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, lấy khâu giải quyết chất thải và tận dụng bùn đỏ, thu hồi bụi thải làm điểm đột phá, giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường; xây dựng tổ hợp nhôm sinh thái gồm cả mỏ, alumin, nhôm điện phân, gia công thành phẩm và đã được xếp vào doanh nghiệp thí điểm phát triển kinh tế bền vững của nhà nước.

Hiện nay Chalco đang triển khai nghiên cứu về tách kiềm trong bùn đỏ với chi phí thấp, để tìm giải pháp cho việc sản xuất xi măng từ bùn đỏ với giá thành thấp. Đồng thời cũng đang triển khai thăm dò những mục đích khác để mở rộng phạm vi sử dụng bùn đỏ, nhằm tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cũng như cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, để tạo cho nhân dân địa phương một môi trường xanh.

1.1.7.Tác động về môi trường và khuyến nghị các biện pháp khắc phục 1.1.7.1. Tác động về môi trường

Công nghiệp nhôm bao gồm khai thác bauxit - tuyển rửa quặng (làm giàu) - sản xuất alumin và điện phân nhôm đối với thế giới đã tồn tại cả thế kỷ nhưng đối với Việt Nam là mới mẻ. Vì vậy, chúng ta phải đúc rút kinh nghiệm của các nước và căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể và cần phải hợp tác về khoa học, công nghệ

với các nước đã có thực tế, đã được tổng kết và đặc biệt cần lưu ý tới các tác động về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện.

Nguy cơ bùn đỏ có thể gây ô nhiễm cho môi trường thì rất lớn nhưng xác suất để một hồ bùn đỏ (nhất là thải ướt) có thể gây ra ô nhiễm cho môi trường chỉ có thể là những trường hợp cá biệt sau:

- Bùn đỏ tràn qua bờ và đập làm ô nhiễm nước mặt.

- Bùn đỏ ở trong hồ bị khô, do rất mịn nên dễ phát tán thành bụi mang theo hóa chất độc hại Na2O làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Vỡ đập gây hậu họa.

- Đáy hồ chứa bị nứt làm cho bùn đỏ thấm xuống lòng hồ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực và có thể xa hơn.

1.1.7.2. Các biện pháp khắc phục- Xử lý rò rỉ - Xử lý rò rỉ

Lưu giữ bùn đỏ được rửa kỹ nhất là sau khi được trung hoà một phần sẽ ngăn chặn được rủi ro lâu dài và tiết kiệm chi phí vận hành và đầu tư. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng nên có sự cảnh giới mực nước ngầm trong quá trình vận hành.

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt nghiệp xử lý bùn đỏ được ứng dụng trong trong ngành công nghiệp hấp phụ và xử lý khí thải, đó là biến đổi bùn đỏ thành vật liệu có khả năng xử lý không khí ô nhiễm, đặc biệt là nguồn khí có lượng CO2 lớn (Trang 38)