Đánh giá môi trường kinh doanh của Vinatea

Một phần của tài liệu 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA (Trang 33 - 38)

Môi trường kinh doanh của tổng công ty chè Việt Nam được hình thành từ rất sớm, thương hiệu Vinatea ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường chè trong và ngoài nước. Có được những thành quả như ngày nay bởi sự tập trung lao động sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên tổng công ty chè Việt Nam từ những ngày đầu bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh chè. Vừa dựa vào những điểm mạnh của tổng công ty, vừa phát huy những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh chè hiện nay. Môi trường nội tại của công ty bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của công ty. Các yếu tố cơ bản đó là nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, sản phẩm, tài chính kế toán… có thể tóm tắt lại thì đó là những yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của công ty.

Hiện nay, tổng công ty trực tiếp điều hành 26 cơ sở chế biến với tổng công suất 349 tấn/ngày và 2 trung tâm tinh chế và đấu trộn với tổng công suất 70-100 tấn/ca. Với 3021 lao động (5/2005) có trình độ kỹ sư cử nhân trở nên cộng với hàng nghìn những công nhân hằng ngày lao động sản xuất.

Với ưu thế về qui mô so với các doanh nghiệp sản xuất chè trong nước khác đó sẽ là điểm mạnh của tổng công ty khi có biện pháp thích hợp nhằm gia tăng thị phần trong nước.

Về mặt sản phẩm, xuất khẩu của tổng công ty chủ yếu là sản phẩm thô với loại chính là chè đen và chè xanh, còn một số loại chè khác (pouching…). Còn về phần chè thành phẩm, trên thị trường hiện nay chè của tổng công ty xuất hiện với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng từ gói, hộp giấy, hộp sắt với trọng lượng khác nhau, có cả chè pha, chè túi lọc. Đa dạng nhiều loại chè

khác nhau như Long trà, Linh sơn, Tuyết sơn trà, Vân sơn, Long vân, Nhài … Cùng với đó là chất lượng được đánh giá là có chất lượng cao.

Ngoài những điểm mạnh trên còn rất nhiều điểm mạnh khác của tổng công ty về mặt chi phí sản xuất thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Ví dụ như năm 2006, hệ số K1 của tổng công ty là 4,35 (tức là để sản xuất 1 tấn nguyên vật liệu chè đen bán thành phẩm phải mất 4,35 tấn nguyên liệu tươi). Trong khi các công ty khác mất từ 4,5-4,6 tấn nguyên liệu tươi. Đó cũng là một lợi thế để giảm giá thành sản phẩm, mang lại lợi thế cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp.

Bên cạnh những điểm mạnh của tổng công ty thì tổng công ty nói chung và các ngành chè Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với tình trạng chất lượng sản phẩm còn thấp dẫn đến sản phẩm khi xuất khẩu bị ép giá, bị trả lại khi còn dư lượng thuốc trừ sâu. Đây là tình trngj chung của ngành chè Việt Nam hiện nay, khó khăn này đã và đang được khắc phục bằng sự cố gắng của cả một tập thể, bởi tổng công ty đã xác định việc nâng cao chất lượng sản phẩm chè không chỉ là nhiệm vụ của một khâu nào mà đó phải là sự nâng cao chất lượng của tất cả các khâu trong dây chuyền trồng, chế biến và ra đến thành phẩm. Một số việc như đầu tư nghiên cứu ra những giống chè chất lượng cao, phối hợp với các hộ, nông trường trồng chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… đã và đang nâng cao chất lượng sản phẩm chè của tổng công ty được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Như vậy, trên đây là những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu của tông công ty. Phát huy những thế mạnh của công ty và tận dụng những cơ hội của môi trường kinh doanh để vượt qua thách thức, khắc phục yếu kém để thành công trong tương lai, ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinatea trên thị trường trong và ngoài nước. Và sự cố gắng không

mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên Vinatea đã có một số thành quả nhất định và không ngừng vươn xa.

Với những kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy rằng sự phát triển của Vinatea trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè, trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, đương đầu với khó khăn và thử thách bằng những thế mạnh và phát huy những cơ hội có được đã đạt được những thành quả to lớn, xứng đáng là đơn vị nòng cốt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè của cả nước.

Môi trường vĩ mô

Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh chè của tổng công ty chè Việt Nam nói riêng và ngành chè Việt Nam nói chung nhằm trả lời câu hỏi: Ngành chè Việt Nam, cụ thể là tổng công ty chè Việt Nam đang phải đối mặt với những thách gì và những cơ hội nào cho sự phát triển nói chung.

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị, pháp luật; kinh tế; kĩ thuật và công nghệ; văn hóa xã hội và yếu tố tự nhiên. Trước hết phải nói đến yếu tố chính trị, pháp luật: Những năm gần đây, tình hình an ninh thế giới diễn bién phức tạp, nhiều nơi chính trị bất ổn, song Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới. Bởi sự ổn định về chính trị tạo điều kiện cho người lao động yên tâm, hang hái lao động sản xuất, gia tăng năng suất chất lượng nguyên liệu chè vf sản phẩm chè. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, có những chính sách kịp thời và thuận lợi cho người nông dân trồng chè như giao đất, khoán vườn cây cho người lao động, khoán theo Nghị định 135/CP của Chính phủ… đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu như Vinatea. Đồng thời luật sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện góp phần bảo vệ thương hiệu chè Vinatea cả trong và ngoài nước.

Đi cùng với tình hình an ninh chính trị ổn định là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá cao. Chính mức tăng trưởng kinh tế cao, cộng với chính trị ổn định là sức hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành chè đặc biệt, tổng công ty có một công ty liên doanh hợp tác với phía nước ngoài là Iraq. Chính điều này tạo ra những cơ hội về học tập kinh nghiệm quản lý, tranh thủ vốn hiện đại hóa dây chuyền sản xuất...

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty còn bao gồm cả yếu tố kỹ thuật công nghệ sản xuất. hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại trên thế giới và khu vực.

Môi trường ngành

Môi trường ngành quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Các yếu tố cơ bản của môi trường ngành bao gồm đối thủ cạnh tranh; người tiêu dùng; người cung ứng và sản phẩm thay thế.

Từ phía nhà cung cấp, đối với tổng công ty chè Việt Nam nhà cung ứng chính là các hộ nông dân, nông trường, hợp tác xã trồng chè. Hiện nay, vùng nguyên liệu của Vinatea mới đáp ứng được một nửa nguyên liệu chế biến, một số nhà máy của tổng công ty có vùng nguyên liẹu riêng như: Công ty chè Long Phú (Hòa thạch- huyện Quốc Oai- Hà Tây) với diện tích vườn chè là 263,7ha. Công ty Chè Mộc Châu (huyện Mộc Châu- Sơn La), vườn chè diện tích 1100ha. Ngoài ra còn một số công ty khác có vườn chè riêng song diện tích còn ít. Do vậy lượng nguyên liệu chè phải mua ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến khó khăn trong khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu, giảm sự chủ động nguyên liệu cho chế biến.

Áp lực từ phía người tiêu dùng, trước hết là sở thích uống chè ngày nay có nhiều thay đổi. Những cách uống chè truyền thống, với ấm chén và cách pha cầu kỳ ngày ngày càng ít dần đi, thay vào đó là phong cách uống chè đơn

giản, nhanh bằng những loại chè hòa tan, chè pha sẵn. Hơn nữa đối tượng thưởng thức chè cũng đã mở rộng hơn, không chỉ có những người lớn tuổi mà ngày nay, thanh niên, giới trẻ uống chè ngày càng rộng rãi. Do đó, việc đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược theo đuổi hàng đầu của tổng công ty trong thời gian gần đây. Đặc biệt sản lượng chè của tổng công ty chủ yếu là xuất khẩu, nên áp lực từ phía khách hàng nước ngoài là rất lớn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra trong ngành kinh doanh có một thách thức rất lớn mà công ty phải đối mặt là cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh chè. Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam cả nước ta có hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè, và hơn 1000 hộ chế biến chè. Đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinatea, bên cạnh đó các loại chè hòa tan các hãng chè ngoại như Lipton, Delmah… cũng đã xâm nhập thị trường Việt Nam trong những năm gần đây và chiếm thị phần tương đối lớn. Ngoài những doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh chè thì những đối thủ tiềm ẩn đang đe dọa đến thị phần của Vinatea là những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống như café, bột dinh dưỡng…sẵn có những công nghệ dây chuyền chế biến hòa tan. Thêm nữa là sự thay thế các sản phẩm đồ uống khác. Hiện nay, Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều loại nước uống giải khát: nước cam, cocacola, pepsi cola, sữa tươi… đó là những loại nước uống có thể thay thế chè và được nhiều người tiêu dùng rộng rãi.

Trên đây là những điểm mạnh và những khó khăn thách thức mà tổng công ty chè Việt Nam đang phải đối mặt, căn cứ trên những thành tựu đã đạt được và những khó khăn ấy tổng công ty đã có những phương hướng phát triển và biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA (Trang 33 - 38)