Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA (Trang 25 - 30)

Giai đoạn từ năm 1997 cho đến nay tổng công ty chè Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng kể, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, đôi lúc có chững lại, song sau thời gian ngắn lại tiếp tục trở lại ổn định và tăng tiếp. Có thể nói rằng sự tăng trưởng của giá trị mang lại cho công ty là không đều, bấp bênh, luôn tiềm ẩn nghuy cơ, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn và mang lại nhiều thành tựu đáng kể.

Đánh giá thực trạng phát triển

Về sản xuất:

Bảng3: các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2007)

(nguồn: Nguyễn tấn phong- tổng thư ký VITAS- hà nội 10/2007) chỉ tiêu năm Diện tích (1.000ha) Sản lượng (tấn khô) Xuất khẩu (1.000tấn) Tổng Kim ngạch (1000USD) NăngSuất Kgkhô ha TD trong nước g/ng/năm 1997 78,6 52,2 32,3 47,997 740 270 1998 79,2 56,6 33,2 50,497 780 290 1999 84,8 65,0 36,4 45,145 90 330 2000 87,7 69,9 57,7 69,605 955 330 2001 95,6 82,6 68,2 78,406 962 330 2002 108,0 88,0 74,8 82,523 1040 330 2003 116,3 106,9 59,8 59,848 1150 350 2004 118,7 108,36 99,3 95,55 1200 370 2005 118,4 118,71 87,92 96,93 1260 390 2006 125,0 125,75 105,63 110,43 1270 410 2007 127,0 135,95 106,0 115,0 1310 410

Đến nay ( hết 2007), diện tích chè ở Việt Nam đã đạt mức trên 120 000 ha, tăng 159% so với 10 năm trước, mức tăng 15,9%/ năm; năng suất tăng 176%, mức tăng 17,6%/ năm. Như vậy mức tăng năng suất cao hơn mức tăng

diện tích và đã đạt mức trng bình Quốc tế. Một số vùng ở trong nước có năng suất cao hưn mức bình quân của cả nước như Yên Bái, Phú Thọ,Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng. Đặc biệt, vùng chè Mộc Châu có mức năng suất cao hơn bình quân cả nước tới hơn 3 lần. Vùng Bắc Trung Bộ có gió Tây khô nóng nhưng năng suất vào loại cao nhất ncả nước (năm 2005, năng suất bình quân cả nước đạt 5,65 tấn búp tươi/ha; thì năng suất ở Nghệ An đạt 7 tấn và ở Hà Tĩnh đạt 7,3 tấn so với các mức 6,9 tấn -Thái Nguyên; 6,6 tấn- Sơn La; 6,4 tấn- Tuyên Quang và Yên Bái; 6,2 tấn- Phú Thọ và Lâm Đồng). Mức năng suất cao này đều rơi vào các tỉnh trọng điểm chè của Việt Nam , có khá nhiều vùng tập trung chuyên canh đã được xây dựng từ cuối thập niên 50 và phát triển trong các thập niên 70, đầu 80 theo hướng công nghiệp hóa. Công nghiệp chế biến chè Việt Nam phát triển vào loại sớm nhất so với các loại nông sản chế biến khác cũng như trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và đã bắt đầu hình thành đúng 50 năm trước đây (1958) tại trung tâm công nghiệp chè Việt Nam ( Phú Thọ). Với sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô , đã hình thành hạ tầng cơ sở cơ bản và công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam. Trên các vùng chè được xây dựng theo hướng tập trung – chuyên canh, đã phát triển công nghiệp chế biến song song, nhờ dó đã hình thành trung tâm kinh tế - xã hội ở trung du và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; góp phần thúc đẩy kinhh tế xã hội trên các địa phương có chè, mở mang dân trí, phân bố lại lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và cho đến nay, người lao động ở nhiều vùng đã tiến tới làm giàu từ cây chè. Từ những năm cuối của thập niên 90 cho đến vài năm đầu thiên niên kỷ III, chè là ngành sản xuất vật chất có mức thu hút nguyên liệu vào công nghiệp chế biến cao nhất so với các ngành nông sản xuất khẩu khác (tới hơn 85%). Cho đến nay, theo thống kê chính thức, cả nước có hơn 400 ngàn hộ gia đình trồng chè. Bên

cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ và số liệu điều tra chỉ mới đến năm 2003 , trên địa bàn 19/34 tỉnh có chè ở Việt Nam, có 184 cơ sở chế biến chè có quy mô công nghiệp (công suất từ 1-4 tấn tươi/ngày trở lên), tổng công suất thiết kế 2299,5 tấn/ ngày; tổng năng lực chế biến 68955 tấn/ năm. So với năm 1999 ( là năm chính phủ ban hành Quyết định số 43/TTg về kế hoạch phát triển chè đến năm 2010 và cũng là Văn Bản pháp quy đầu tiên công bố những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển chè của Việt Nam trung hạn), số cơ sở chế biến công nghiệp đã tăng 2,8 lần; tổng công suất chế biến tăng 2,01 lần. Vào củng thời điểm(2003), các vùng/tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nhất là Phú Thọ (41 cơ sở, 553 tấn công suất, năng lực chế biến 16950 tấn/ năm); Yên Bái (các số liệu tương ứng là: 35;378,5 và 11335); Thái Nguyên (26; 393,5; 11805). Chỉ tính 3 tỉnh này số cơ sở chế biến đã lên tới 102; tổng công suất chế biến 1325 tấn/ngày(cao hơn tổng năng lực chế biến của cả nước năm 1999 là 1142 tấn) với tổng năng lực chế biến 39750 tấn sản phẩm/năm, chiếm 37% tổng năng lực chế biến của cả nước. Ngoài ra các địa phương trọng điểm chè, còn có hàng trăm ngàn cơ sở chế biến thủ công, quy mô nhỏ đến rất nhỏ của các hộ gia đình (riêng Phú Thọ đã có trên 55000 cơ sở chế biến thủ công như vậy vào năm 2005). Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong ngành chè bao gồm các Hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký (diện tích 0.5-1ha; công suất chế biến 0.5-1 tấn khô/ngày; sản lượng sản phẩm 15-90 tấn/năm; Nhưng các hộ này khai thác thêm nguyên liệu ở các vùng phụ cận để sản xuất từ 45 đến 270 tấn sản phẩm/ năm, bằng phương thức sàng phân loại và đấu trộn thủ công ). Loại hình thứ hai là các trang trại chè gắn với kinh doanh vườn - đồi - rừng - chăn nuôi tổng hợp. Loại hình thứ 3 là các HTX, tuy nhiên loại hình này đã giảm đáng kể và hiện nay hoạt động tương tự các công ty cổ phần, do xã viên góp vốn, nhiệm vụ chính là sản xuất chế biến chè sơ chế với quy mô sản xuất 40- 345 tấn chè khô/năm ( điều tra 16HTX ở phía bắc Lâm Đồng năm 2004) loại

hình thứ tư là các nông trường chè với số lượng giảm đáng kể, phần lớn là các nông trường quốc doanh được thành lập trước năm 1990 (điều tra 14 tỉnh phía Bắc năm 2004 chỉ còn 16 nông trường). Loại hình thứ 5 là quốc doanh trung ương và địa phương với thời gian hoạt động từ 30-40 năm. Các doanh nghiệp nhà nước này tiền thân là các nông trường quốc doanh hoặc xí nghiệp nông công nghiệp chè, khép kín hai khâu canh tác và chế biến. Nói chung loại hình này không thay đổi nhiều lắm về chức năng hoạt động, ngoài khâu tiêu thụ sản phẩm (trực tiếp, qua trung gian môi giới hoặc hợp tác với bên thứ 3). Loại hình thứ 6 là các công ty cổ phần. Đây là các đơn vị sản xuất mới theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước (trong 9 công ty cổ phần hoạt động trên địa bàn 6 tỉnh có 7 công ty là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, có kinh nghiệm sản xuất trên 40 năm, theo kết quả điều tra năm 2004). Loại hình thứ 7 là các công ty tư nhân, công ty TNHH. Phần lớn đây là các công ty Thương mại. Đây là một chủ thể mới, góp phần quan trọng vào thị phần phát triển chè Việt Nam( năm 2004 có 46 công ty thuộc loại hình này là thành viên Hiệp hội chè Việt Nam). Loại hình thứ 8 là các liên doanh, hiện có hơn 10 liên doanh như vậy với các đối tác nước ngoài bao gồm Iraq, Vương Quốc Bỉ, Đài Loan, Nhật Bản, trong đó có liên doanh lớn nhất về quy mô với hơn 40% vốn nước ngoài (Iraq) là công ty chè Phú Đa (Thanh Sơn- Phú Thọ) với năng lực chế biến 4000-5000 tấn thành phẩm/ năm. Loại hình thứ 9 là công ty 100% vốn nước ngoài (1 đơn vị, Vương Quốc Bỉ, tên gọi: Công ty chè Phú Bền, Thanh Ba- Phú Thọ, năng lực chế biến 5000 tấn /năm lớn nhất Việt Nam hiện nay và cũng vào loại lớn nhất khu vực Châu Á với trang thiết bị vào loại hiện dại nhất thế giới)

Thương mại và xuất khẩu:

Chè từng là mũi nhọn xuất khẩu mà hiện nay vẫn nằm trong số những ngành nông sản xuất khẩu chủ lực, có lợi thế cạnh tranh về các yếu tố khí hậu,

đất đai. Với quá trình công nghiệp hóa khá sớm, trong giai đoạn trước đổi mới, chè xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa của đất nước ta, chủ yếu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, và một tỷ lệ nhỏ đối với các nước thuộc khu vực II (ngoài xã hội chủ nghĩa). Sau chính biến 19/8 năm 1991, xuất khẩu chè Việt Nam mất 66% thị phần tại Liên Xô và Đông Âu. Những năm 1992-1996 là giai đoạn tìm kiếm những thị trường mới, từng bước khôi phục và phát triển diện tích, cải biến giá thu mua có lợi cho nông dân và hợp tác trao đổi hàng hóa trong khuôn khổ chương trình trao đổi lương thực của Liên hợp quốc và trả nợ của phía Việt Nam với Iraq. Giai đoạn này xuất khẩu chỉ ở mức 15000 – 20000 tấn/ năm. Bước đột phá về Thương mại và xuất khẩu chè Việt Nam bắt đầu từ năm 1997, khi xuất khẩu tăng vọt từ 20,8 lên 32,3 ngàn tấn (như vậy chỉ mất 1 năm để xuất khẩu chè Việt Nam vượt ngưỡng 3000 tấn, so với 12 năm từ 1984 đến 1996 để Việt nam qua mức 1 vạn tấn và vượt ngưỡng 2 vạn tấn ). Từ đó (1997) xuất khẩu tăng khá đều hầu như không bị đứt quãng với các mốc đột biến như sau(1999-2000, từ 36,4 lên 57,7 ngàn tấn; 2000-2001- 2002, các mức tương ứng là 57,7; 68,2; 74,8; ngưỡng 2002 đến 2004: 74,8 và 99,3). Năm 2006, xuất khẩu vượt ngưỡng 10 vạn tấn và 100 triệu $, lần đầu tiên trong lịch sử vượt Indonesia về khối lượng, đứng vị trí thứ 5 về xuất khẩu trong cộng đồng chè Thế giới, sau các cường quốc chè là Ấn Độ, Trung quốc, Srilanka và kenya. Từ chỗ đứng sau Argentina(1997) và hầu như không có tên trên bản đồ Thương mại thế giới, Việt Nam đã vươn lên thành một nước xuất khẩu có thứ hạng sau 10 năm phát triển gần đây. Trong lịch sử Thương mại chè Việt Nam đương đại, từ năm 1960 đến nay (là thời điểm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu chè ra Thế giới), 10 năm qua là giai đoạn phát triển có đột biến. Gần 50 năm qua Việt Nam đã đưa chè đến hơn 90 nước và vùng lãnh thổ, và những năm gần đây xuất khẩu đã đến hơn 50 – hơn 60 quốc gia và

vùng lãnh thổ hàng năm, thuộc cả 5 Châu lục. Cả nước hiện có từ 220 đến hơn 260 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu chè thuộc nhiều ngành rất khác nhau của nền kinh tế Quốc dân ( nông sản thực phẩm, dệt may, xây dựng, thương mại, logistc, vận tải…). Chè là sản phẩm phi hạn ngạch, vì vậy không hạn chế thành phần tham gia. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam hiện nay đối với sản phẩm chè, ngoài 4 cường quốc nói trên, còn phải kể đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô xuất khẩu nhỏ hơn, thậm chí nhỏ hơn Việt nam từ 8-10 lần, nhưng đã có truyền thống tham gia vào Thương mại quốc tế, có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh riêng (Niche Competition) thay vì cạnh tranhđối đầu qua giá như Việt Nam hiện nay như: Tanzania, Uganda, Bangladéh, Indonesia, Argentina…

Mặt tiến bộ của sản phẩm chè Việt Nam là từ chỗ phát triển đơn điệu trong những năm trước đây đến giữa thập niên 90, đã gia tăng về chủng loại. Năm 1999 tại cuộc thi chất lượng quốc gia lần thứ nhất, đã có 240 mẫu sản phẩm của các loại hình doanh nghiệp, kể cả nghệ nhân gửi tham dự. Chè thành phẩm các loại cũng phong phú hơn về bao bì, mỹ thuật công nghiệp. Cơ cấu sản phẩm hiện nay cũng đa dạng hơn. Trong cơ cấu xuất khẩu năm 2006, chè đen chiếm 61% về lượng; chè xanh 25% ( 2 loại này tạo ra dòng chủ lưu của hoạt động xuất khẩu với tỷ trọng 86%). Bên cạnh đó là các loại sản phẩm khác, 10 năm trước đây hầu như vắng mặt trên thị trường thế giới, gồm chè nhài: 3,75%; chè lên men: 0,21 %; chè olong : 0,16%; chè vàng : 0,13%; chè sen: 0,01%. Các loại doanh nghiệp cũng đã mở rộng cơ cấu sản xuất đến các loại chè dược thảo, chè thuốc, chè bảo thọ, các loại chè hương hoaL khổ qua, Atiso, Dâu, Đào,Xoài, Chè đắng, Gừng, Chanh… các loại chè này thường có mức giá khá cao tuy quy mô sản phẩm còn rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w