Kiến nghị về kiểm soát, giám sát VPA

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động tiềm năng của VPA đến sinh kế của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Trang 47 - 53)

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.4 Kiến nghị về kiểm soát, giám sát VPA

Các yếu tố của hệ thống kiểm soát giám sát

Dựđoán rằng có thể có vài yếu tố khác nhau của một hệ thống kiểm soát và giám sát hiệu quả cho việc thực thi VPA. Những yếu tố này bao gồm:

• Kiểm toán độc lập (hay giám sát độc lập) theo yêu cầu của chính phủ và EU trong VPA. Kiểm toán độc lập sẽđược triển khai bởi một đơn vịđộc lập với các cơ quan về pháp luật trong mảng lâm nghiệp, để đem lại tín nhiệm cho hoạt động của hệ thống cấp phép gỗ

• Đánh giá tác động sinh kế (LIA) liên quan đến đảm bảo an toàn xã hội để xác định và giảm tối đa các tác động tiêu cực đến các nhóm dễ bị tổn thương

• Việc kiểm soát của cộng đồng về thực thi VPA (hay kiểm soát xã hội) để tăng cường trách nhiệm giải trình, minh bạch, công bằng trong việc áp dụng hệ thống xác nhận tỉnh hợp pháp gỗở cấp địa phương

Trách nhiệm giải trình của địa phương và công tác giám sát của cộng đồng trong thực thi VPA

Đánh giá tác động sinh kế chỉ ra rằng việc áp dụng chặt hơn các quy định về quản lý rừng và kinh doanh liên quan đến VPA sẽ làm tăng quyền lực của các cơ quan phụ trách pháp lý ở cấp địa phương. Điều này sẽ mang lại những tác động tích cực trong việc đảm bảo tính hợp pháp của nguồn cung gỗ.

Đồng thời, môi trường kinh doanh có thể trở nên khó khăn hơn cho các nhà sản xuất gỗ, chế biến gỗ do mức độ quan liêu tăng. Thêm nữa, sẽ có rủi ro là các nhà sản xuất gỗ, chế biến gỗ sẽ chịu thêm nhiều chi phí giao dịch và các khoản chi phí không chính thức (cho thương lái, quan chức chính quyền địa phương) do tình trạng tham nhũng không có kiểm soát. Kiến nghị nên có các bước để đảm bảo công tác giám sát của cộng đồng, qua đó thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cộng đồng và giảm tối đa những rủi ro tiềm tàng trong thực thi VPA.

Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức cộng đồng ở địa phương chưa được định nghĩa rõ ràng, điều này có thể ngăn cản sự tham gia hiệu quả của người dân địa phương trong quá trình thực thi VPA. Kiến nghị có các cơ chếđể tăng cường vai trò của các tổ chức cộng đồng ở địa phương để giám sát quá trình VPA tại địa phương. Điều này sẽ giúp tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình theo trục ngang (giữa chính quyền địa phương, các cơ quan phụ trách pháp lý về lâm nghiệp, các chủ rừng, các công ty lâm nghiệp, cộng đồng địa phương...) Những cơ chế này có thể xây dựng trên hệ thống giám sát ở cấp xã hiện đang tồn tại.

Vai trò của các tổ chức xã hội trong giám sát

Kiến nghị cần có sự quan tâm của Chính phủ đối với các CSO có khả năng để có thể tham gia hỗ trợ trong nỗ lực kiểm soát và giám sát tiến trình VPA. Các thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT và đối tác của họ tại địa phương, với sự hỗ trợ của các cơ quan quốc tế, đã triển khai một bước quan trọng là triển khai Đánh giá tác động tiềm tàng bước đầu cũng như các nghiên cứu liên quan đến FLEGT. Qua quá trình này, năng lực của các CSO để tham gia vào tiến trình VPA được nâng lên, và họ học được các kỹ năng quan trọng qua các phương pháp đánh giá tác động. Nhìn về tương lai, đề xuất CSO có vai trò liên tục trong giám sát và đánh giá tác động của VPA, cũng như những nỗ lực để thúc đẩy sự minh bạch và giải trình trong thực thi VPA.

PH LC

Phụ lục 1: Tiểu báo cáo về phân tích nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ trong các làng nghề

Phụ lục 2: Sơ đồ phân tích vấn đề, chuỗi kết quả, giả định các thay đổi, các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro của nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ trong các làng nghề

Phụ lục 3: Tiểu báo cáo về phân tích nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng nhưng không có đất rừng và rừng

Phụ lục 4: Sơ đồ phân tích vấn đề, chuỗi kết quả, giả định các thay đổi, các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro của nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rưng nhưng không có đất rừng và rừng

Phụ lục 5: Tiểu báo cáo về phân tích nhóm hộ gia đình trồng rừng, cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp gỗ, nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng (sổđỏ)

Phụ lục 6: Sơ đồ phân tích vấn đề, chuỗi kết quả, giả định các thay đổi, các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro của nhóm hộ gia đình trồng rừng, cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp gỗ, nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng (sổđỏ)

TÀI LIU THAM KHO Tài liệu Tiếng Việt:

1. Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu trường Đại học Lâm nghiệp(2005), “Lâm

nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt nam”.

2. Nhóm nghiên cứu của tổ công tác về giới trong lâm nghiệp (2006), “ Báo cáo kết

quả nghiên cứu tham vấn hiện trạng các vấn đề về giới trong Lâm nghiệp làm

cơ sở việc lồng ghép giới trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai

đoạn 2006-2020”.

3. Trần Mạnh Long, Cục Kiểm lâm (2012) “Tổng quan về giao đất lâm nghiệp và

giao rừng ở Việt nam”.

4. Vũ Long Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng(2011), “Đánh giá các

chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở

vùng miền núi Bắc Bộ”.

5. Trần Lê Huy, Tô Xuân Phúc (2013), “ Ngành công nghiệp dăm gỗ Việt nam, Thực

trạng và xu hướng phát triển trong tương lai”.

6. Luật Đất đai (2003).

7. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy Sản và nghề muối (2011), Báo cáo “Tổng hợp Quy hoạch công nghiệp chế

biến gỗ Việt Nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025).

8. Forest Trends (2012), “Một số kết quả nghiên cứu làng nghề gỗ tại vùng đồng bằng

Sông Hồng”.

9. Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), “Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên

liệu”.

10. Tô Xuân Phúc và đồng sự, 2012, Làng nghề chế biến gỗ trong bối cảnh thực thi

FLEGT và REDD+ tại Việt Nam.

11. Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006.

12. Tổng cục Thống kê, 2010, “Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số

chỉ tiêu thống kê chủ yếu”.

13. Chu Khôi, 2013, “Ngành chế biến gỗ vượt khó”.

14. Ngân hàng thế giới (2012), “Cải cách thể chế sẽ tăng cường hệ thống quản lý đất

đai của Việt Nam, nâng cao tính minh bạch và kiểm soát tham nhũng”.

15.Nguyễn Bá Ngãi (2009), “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực Trạng, vấn

đề và giải pháp”.

16.Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước (ForWet), 2012, Kết quả tham vấn

cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Xuyên Mộc,

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tài liệu Tiếng Anh

17.Baulch B., Nguyen T.M.H., Phuong T.T. P., Pham T.H. 2010. Ethnic minority poverty in Vietnam. Chronic Poverty Research Centre Manchester, UK.

18.Bayrak, M.M. (2010), Changing Indigenous Cultures through Forest Management Case Study: Co Tu People in Central Vietnam. Master thesis: international development studies, faculty geosciences, University of Utrecht.

19.Bob Baulch, Truong Thi Kim Chuyen, Dominique Haughton & Jonathan Haughton (2007): Ethnic minority development in Vietnam, The Journal of Development Studies, 43:7, 1151-1176.

20.Bossman Owusu, K.S. Nketiah, Jane Aggrey and Freerk Wiersum, 2010. Timber legality, local livelihoods and social safeguards: implications of flegt/vpa in ghana. Isbn: 978-9988-1-1957-7.

21.Clement F., Amezaga J.M. 2008. Linking reforestation policies with land use change in northern Vietnam: Why local factors matter. Geoforum 39 (265– 277).

22.Culture Identity and Resources Use Management (CIRUM), 2012. Customary Law in Forest Resources Use and Management - A Case Study among the Dzao and Thai People in North-West Vietnam.

23.Dang V.Q., Tran N.A., 2006. Commercial collection of NTFPs and households living in or near forest: Case study in Con Cuong and Tuong Duong, Nghe An, Viet Nam. Ecological Economic 60, 65-74.

24.Forest Protection Department. 2010. Ministry of Agriculture and Rural

Development. http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/So-lieu-dien-

bien-rung-hang-nam/2009/.

25.Hensbergen H.J., Bengtsson K., Miranda M. Dumas I., 2012. Poverty and forest certification. The Forest Initiative. WWF Swidden.

26.ILO, 2005. Employment Creation Potential of the Ethnic Minority Cooperatives in

Vietnam. ILO Office in Vietnam.

27.Imai K., Gaiha R. (2007). Poverty, Inequality and Ethnic Minorities in Vietnam. Working paper, University of Manchester, UK.

28.Nguyễn Thị Yến, Nguyen Quang Duc, Vu Manh Thien, Dang Duc Phoung, B.A. Ogle, 1994. Dependency on Forest and Tree Products for Food Security, Pilot Study in Yen Huong Com- mune, Ham Yen District, Tuyen Quang Province,

51

North Vietnam. Working paper No. 250, Swedish University of Agricultural

Science, Uppsala, Sweden.

29.Rerkasem, K. Yimyam, N. Rerkasem, B. (2009), Land use transformation in the mountainous mainland South-east-Asia region and the role of indigenous knowledge and skills in forest management. Forest ecology and management, 257, 10, 2035-2043.

30.Sikor, T. and Apel, U. 1998. The possibilities for community forestry in Vietnam.

Working paper, No.1 <http://www.communityforestryinternational.org/publications/working_paper

s/possibilities_for_cfm_in_vietnam/the_possibilites_for_cfm_in_vietnam.pdf>.

31.Sunderlin W.D., Huynh T.B., 2005. Poverty Alleviation and Forests in Vietnam. CIFOR, Jakatar, Indonesia.

32.Sunderlin, W. D. 2006. Poverty alleviation through community forestry in

Cambodia, Laos, and Vietnam: An assessment of the potential. Forest Policy and Economics 8(4): 386-96.

33.Tinh, V.X. (2009), Land tenure and poverty reduction for ethnic minorities in

Vietnam’s mountainous regions. Anthropological review 2, 3-20.

34.Thang, Tran Nam, Ganesh P. Shivakoti and Makuto Inoue (2010), Change in property rights, forest use and forest dependency of Katu communities in Nam Dong district, Thua Thien Hue province, Vietnam. International Forestry Review. 12(4) 307-319.

35.Thang, Tran Nam., 2004. Forest use pattern and forest dependency of Katu

communes of Nam Dong district, Hue province, Vietnam. M.Sc. thesis, Asian Institute of Technology, Bangkok.

36. Thuan, D.D. (2005), Forestry, Poverty Reduction and Rural Livelihoods in Vietnam. Ministry of Agriculture and Rural Development Forest Sector Support Program & Partnership. 1-146.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động tiềm năng của VPA đến sinh kế của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)