Khoảng trống dữ liệu và thông tin trong việc chuẩn bị VPA

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động tiềm năng của VPA đến sinh kế của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Trang 42 - 43)

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.2 Khoảng trống dữ liệu và thông tin trong việc chuẩn bị VPA

Các hộ trồng rừng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kiểm kê đất đai toàn quốc của Bộ TN&MT năm 2010 cho thấy 1,175,083 sổđỏ đã được cấp cho các hộ dân với khoảng 3,337,632 ha đất rừng (như vậy là diện tích đất trung bình cho 1 sổđỏ là 2.84 ha). Cùng lúc đó, theo số liệu thống kế, tổng diện tích đất rừng là khoảng 4,270,850 ha, như vậy diện tích đất rừng còn lại chưa giao khoảng 933,000 ha. Như vậy là khoảng 300,000 hộ dân hiện không có sổ đỏ. Diện tích 933,000 ha đất rừng còn lại không có sổđỏ này trước đây được cấp sổ xanh hoặc theo các quyết định giao đất rừng của chính quyền địa phương.

Kiến nghị chính phủ và chính quyền địa phương nên có thêm số liệu thống kê về tình hình giao đất giao rừng cho các hộ trồng rừng, bao gồm số lượng và tình trạng các hộ không có chứng nhận sử dụng đất chính thức. Ngoài ra kiến nghị thông tin này cần được công bố, vì việc này sẽ giúp đưa ra kế hoạch và phân bổ nguồn lực để giải quyết các vấn đề tồn đọng về chứng nhận sử dụng đất rừng.

Các hộ sản xuất, chế biến gỗ nhỏ

Trong bối cảnh VPA, các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ là bên liên quan quan trọng bởi đây là nhóm lớn về số lượng hộ kinh doanh tham gia trong cung cấp sản phẩm gỗ cho người tiêu dùng (đặc biệt là trong các khu vực phi thành thị khắp cả nước), hay tham gia trong sản xuất thuê ngoài của các doanh nghiệp chế biến gỗ lớn. Hiện nay mới có số liệu thống kê số doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn(sản xuất trên 200m3 gỗ/năm). Tuy

nhiên, dữ liệu và thông tin chính xác về số lượng các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ thì không có.

Kiến nghị chính phủ triển khai các nghiên cứu và thu thập dữ liệu để đảm bảo là các quan ngại về nhóm này được giải quyết và đưa vào tiến trình VPA. Đặc biệt là cần thông tin chi tiết về: (i) số lượng các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ (trước tiên cần tập trung vào 3 vùng trọng điểm chế biến gỗ – Nam bộ, duyên hải miền trung và đồng bằng sông Hồng); (ii) m3 khối gỗ và loại hình sản xuất; (iii) số lượng và loại hình nhân công trong các hộ sản xuất gia đình. Việc này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng của VPA đối với nhóm quan trọng này.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động tiềm năng của VPA đến sinh kế của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)