Đặc trưng chính của nhóm hộ gia đình trồng rừng trên đất được giao

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động tiềm năng của VPA đến sinh kế của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Trang 26 - 28)

II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ PHÂN TÍCH THỂ CHẾ

2.3.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ gia đình trồng rừng trên đất được giao

Phân bố địa lý: nằm theo 8 vùng sinh thái lâm nghiệp thì thây rõ tỷ lệ số hộ được giao đất lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Đông bắc, Tây bắc (62,74% và 61,77%) và bắc Trung bộ (36,62%) cao hơn mức bình quân của các vùng là (29,13%), thấp nhất Tây nguyên (Tây nguyên giao đất lâm nghiệp cho tổ chức nhiều hơn) rồi đến vùng đồng bằng. Các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp thường tập trung ở các vùng núi là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau;

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo: vùng Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm tỷ lệ 33,02%; hộ cận nghèo chiếm 12,08%, miền núi Đông Bắc có số hộ nghèo chiếm

26 21,01% và hộ cận nghèo chiếm 9,58%; ngoài ra Khu IV cũ có số hộ nghèo chiếm 18,28% và hộ cận nghèo chiếm 12,38% so với tỷ lệ bình quân toàn quôc là 11,76% đối với hộ nghèo và 6,98%. Hơn nữa các hộ gia đình trồng rừng có trình độ dân trí hạn chế phần lớn cấp I, II như phân tích trong báo cáo, kinh tế chậm phát triển vì hạ tầng cơ sở giao thông đi lại không thuận tiện để thông thương buôn bán với với vùng đồng bằng. Đời sống còn nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, nông nghiệp và chăn nuôi, không có ngành công nghiệp trên miền núi.

Về góc độ giới: qua thực tế khảo sát, 57,09% hoạt động trồng rừng là do người vợđảm nhiệm, chồng chỉ đảm nhiệm 42,91% ; tuy nhiên các công việc nặng như khai thác thì chồng lại làm phần lớn (90%), trong khi đó vợ chỉ làm khoảng 10%, đặc biệt các công việc liên quan tới giao dịch với bên ngoài, chồng là đảm nhiệm chính, ví dụ: liên hệ mua cây giống chồng 85%, vợ 15% hay liên hệ bán cây chồng 90%, vợ 10%. Người vợ làm các công việc được xem là nhẹ nhàng hơn, như: làm vườn ươm (vợ chiếm 76%, chồng chiếm 24%); hay chăm sóc bảo vệ, trồng cây v.v.. (vợ làm nhiều hơn chồng). Người vợ ít tham gia các hoạt động hội họp, tập huấn, dẫn đến nhận thức và kiến thức khoa học kỹ thuật hạn chế nhưng họ lại phải tham gia nhiều hoạt động mang tính kỹ thuật như: làm đất, trồng cây…vì vậy hiệu quả không cao. Thêm nữa, khi phụ nữ không tham gia các hoạt động hội họp, truyền thông cũng đồng nghĩa với việc không có các thông tin về chính sách, pháp luật thì khi triển khai VPA họ sẽ không hiểu biết về VPA, có nghĩa là không hiểu về nguồn gốc gỗ, không hiểu về các chính sách lâm nghiệp, pháp luật.

Trong chuỗi cung ứng gỗ ra thị trường: Hiện chu kỳ của rừng trồng thường khoảng 5 – 7 năm, do vậy gỗ khai thác thường có cấp kính nhỏ, hầu hết chỉ được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến bột giấy, dăm gỗ xuất khẩu hoặc làm ván nhân tạo. Các nhà máy bột giấy, chế biến dăm, và ván nhân tạo cũng nằm rải rác theo các vùng sinh thái có rừng nguyên liệu là rừng trồng. Có thể nói nhóm hộ này đóng góp đáng kể cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

2.3.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA

Ảnh hưởng: Khi cơ sở pháp lý về quyền sử dụng rừng và đất rừng bị đòi hỏi thì sinh kế của nhóm hộ trồng rừng không có sổđỏ sẽ bịảnh hưởng trực tiếp, gỗ của họ có thể bị coi là không hợp pháp. Họ thiếu thông tin về thị trường, sản phẩm, không hiểu biết về nguồn gốc gỗ hợp pháp và sản phẩm gỗ hợp pháp, năng lực hạn chế,‘tiếng nói’ yếu không gây ảnh hưởng mạnh đến chính sách, trong việc tạo điều kiện hoặc thúc đẩy cải cách chính sách liên quan đến VPA.

Tầm quan trọng: Nhóm này có số lượng người đông, sống gần rừng và am hiểu về rừng và địa bàn/địa phương, vì vậy họ sẽ là người phát hiện nhanh và chính xác những sai phạm trong lâm nghiệp (đặc biệt là khâu khai thác và vận chuyển tại nguồn), do đó họ có tầm quan trọng trong việc giám sát thực thi VPA.

27

Lợi ích: Khi VPA ký kết, có thể việc cấp sổ đỏ cho nhóm hộ này sẽ được đẩy nhanh hơn, các bên liên quan sẽ quan tâm hơn tới việc nâng cao nhận thức và năng lực cho họ. Như thế họ sẽ yên tâm hơn trong phát triển sản xuất và khai thác hợp pháp đúng kỹ thuật các sản phẩm từ rừng và bán ra thị trường với giá cả phù hợp.

Rủi ro: VPA đòi hỏi gỗ có nguồn gốc thi mới được lưu thông ra thị trường, làm tổn thương đến sinh kế của nhóm hộ này gây ảnh hưởng đến đời sống, đa số là những hộ nghèo nay họ lại trở nên nghèo hơn. Họ bị thua thiệt khi bán gỗ có thể không được lưu thông trên thị trường có thể bán gỗ chui, vì không có giấy tờ hợp pháp

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động tiềm năng của VPA đến sinh kế của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)