nhà nước
Quản lý thu, chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu, chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính. Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả.
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá
trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập. Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong qúa trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.
Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.
3.3. Thực trạng thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Lâm Thao từ năm 2006 đến nay
3.3.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Trong những năm qua, huyện Lâm Thao có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh, SXKD không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét
theo hướng dịch vụ thương mại-CN-TTCN, kết quả đó đã tác động rất lớn đến thu NSNN huyện. Thu ngân sách huyện Lâm Thao đã đạt nhiều kết quả to lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng ổn định vững chắc hơn. Thu ngân sách huyện Lâm Thao đã không những đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy QLNN, chi SNKT, văn hoá xã hội, ANQP và bổ sung cân đối ngân sách xã mà còn dành phần thích đáng cho nhu cầu chi đầu tư phát triển, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của huyện.
Tình hình thu ngân sách huyện Lâm Thao 5 năm (2006-2010) thể hiện cụ thể qua biểu 3.2 .
Bảng 3.2: Tổng hợp thu ngân sách trên huyện Lâm Thao theo từng lĩnh vực
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng thu NSNN trên địa bàn
(A +B +C) 68.116 101.966 127.216 142.615 207.222 A. Thu cân đối NSNN 22.587 24.098 39.787 47.299 61.053
1. Thu từ khu vực kinh tế NQD 4.200 5.100 5.794 9.144 12.898
- Thuế giá trị gia tăng 3.079 3.837 3.900 6.459 8.557
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp 800 980 1.600 2.300 3.800
- Thuế môn bài 274 272 272 355 488
- Thuế Tài nguyên 46,0 8,0 18,0 25,0 46,0
- Thuế khác 1,0 3,0 4,0 5,0 7,0
2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 165 201 180 360 430
3. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 315 290 450 538 645
4. Thuế nhà đất 504 514 740 1.197 1.065
5. Thuế thu nhập cá nhân 0 0 0 510 1.582
6. Thu phí và lệ phí 960 949 3.750 7.195 7.562
- Lệ phí trước bạ 510 380 3.200 6.094 6.391
- Các khoản phí, lệ phí khác 450 569 550 1.101 1.171
7. Thu tiền sử dụng đất 9.000 10.000 15.000 14.681 25.946
8. Thu cho thuê mặt đất, mặt nước 3.150 3.585 4.200 4.361 4.501
9. Thu khác 2.950 2.954 3.415 8.473 5.719
10. Thu kết dư ngân sách năm trước 762 472 5.857,6 118 102,4
11. Ghi thu tiền học phí 581 33 400 722 603
B. Thu chuyển nguồn 1.343 3.959 18.410 10.334 7.137 C. Thu bổ sung từ NS cấp trên 44.186 73.909 69.019,1 84.982 139.032
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy:
+ Thuế nhà đất có số thu tăng hàng năm nhưng với tốc độ thấp, năm 2009, 2010 số thu có tăng mạnh là do tỉnh thay đổi giá thóc tính thuế cũng như thay đối hệ số vị trí tính thuế ở một số khu vực (do kết quả của đầu tư cơ sở hạ tầng tạo ra).
+ Số thu các khoản phí, lệ phí đều tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều nhau năm 2007 các khoản thu phí và lệ phí giảm chỉ đạt 99% tương ứng giảm 51 triệu đồng so với năm 2006, năm 2009 nguồn thu này tăng lên đạt 192% so với năm 2008 về số tương đối tương ứng là tăng 3.445 triệu đồng, nguồn thu này tăng lên là do tỉnh phân cấp thêm nguồn thu lệ phí trước bạ về huyện Lâm Thao, sang năm 2010 nguồn thu này lại có xu hướng giảm, mức độ tăng không đáng kể tăng 105% so với năm 2009. Kết quả này cũng cho thấy nguồn thu phí, lệ phí còn ít, mức thu thấp, chậm được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tình hình phát triển KT-XH của tỉnh và huyện.
+ Số thu về tiền cho thuê mặt đất, mặt nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN huyện Lâm Thao và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây, nhưng NS huyện không được hưởng nguồn thu này, do tỉnh tập trung nguồn thu này về ngân sách tỉnh. Đây là chỉ tiêu giao về nhiệm vụ thu nhưng ngân sách huyện Lâm Thao không được hưởng điều tiết.
+ Số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lâm Thao chủ yếu là nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, và nguồn thu này có xu hướng tăng dần. Bên cạnh đó quỹ đất huyện Lâm Thao tự quy hoạch để chuyển quyền sử dụng đất còn rất hạn chế
+ Các khoản thu khác chủ yếu là thu phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực như: chống buôn lậu, an toàn giao thông, phạt xây dựng… đạt kết quả tương đối khá là do những năm gần đây các lực lượng chức năng của huyện Lâm Thao đi đôi với tuyên truyền giáo dục đã tăng cường công tác xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Nguồn thu của ngân sách huyện Lâm Thao tương đối ổn định, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa thật sự vững chắc, còn phụ thuộc rất lớn vào phân cấp của tỉnh.
3.3.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách huyện Lâm Thao những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy QLHC, đảm bảo ANQP và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện Lâm Thao trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển thương mại và cải thiện đời sống người dân.
Tình hình chi ngân sách huyện Lâm Thao thể hiện ở các biểu sau:
Bảng 3.3: Tổng hợp chi ngân sách huyện Lâm Thao (2006-2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng chi ngân sách địa phương
(1+2+3) 55.057 88.592 111.435,6 119.768 179.766 1. Chi đầu tư phát triển 4.037 21.207 14.298,2 26.825 44.809 2. Chi thường xuyên 47.061 48.975 86.803.4 85.806 105.845
Trong đó:
- Chi sự nghiệp kinh tế 933 1.767 2.168,4 4.617 14.753
- Chi sự nghiệp văn hoá xã hội 27.522 22.658 45.475.5 59.706 56.491
- Chi quản lý hành chính 4.243 4.921 6.006,5 7.943 12.807 - Chi Quốc phòng 92 261 296 299 461 - Chi An ninh 30 135 226 165 368 - Chi trợ cấp NS xã 11.777 14.948 15.166,7 12.090 17.898 - Chi khác ngân sách 218 121 137,3 263 1.048 - Chi tạm ứng 0 1.179 7.610 0 0 - Chi dự phòng NS 62 696 1.575 0 225
- Ghi chi tiền học phí 581 396 400 723 603
- Chi bổ xung tăng lương 1.603 1.421 1.884 0 1.191
- Chi từ nguồn kết dư NS 0 472 5.858 0 0
3. Chi chuyển nguồn 3.959 18.410 10.334 7.137 29.112
Qua các bảng số liệu 3.3 ta thấy chi ngân sách huyện Lâm Thao các năm qua không ngừng tăng lên, nhất là từ năm 2006 trở lại đây khi tỉnh tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách huyện. Năm 2006 tổng chi ngân sách huyện Lâm Thao là 55,057 tỷ đồng, đến năm 2010 đã là 179,766 tỷ đồng, tăng 3,26 lần so với năm 2006. Phân tích chi trên từng lĩnh vực ta thấy: * Về chi đầu tư: năm 2006 thực hiện là 4,037 tỷ, chiếm 8,7% chi cân đối ngân sách địa phương, đến năm 2010 thực hiện 44,809 tỷ, chiếm 42,3% chi cân đối ngân sách địa phương. Chúng ta thấy chi đầu tư tăng, đi sâu vào phân tích khoản chi này ta thấy:
+ Trong tổng chi đầu tư của năm 2006 là 4,037 tỷ có khoản chi trả nợ vay đầu tư cơ sở hạ tầng khu dân cư thị trấn Lâm Thao là 1,985 tỷ, như vậy thực chất tổng số chi đầu tư năm 2006 chỉ là 2,052 tỷ đồng, chiếm 3,7% chi cân đối ngân sách địa phương; tương ứng như vậy thực chất chi đầu tư của năm 2010 là 44,809 tỷ đồng, chiếm 42,3% chi cân đối ngân sách địa phương. Qua đó có thể thấy chi đầu tư đã tăng với số tuyệt đối là 42,757 tỷ đồng.
+ Tốc độ tăng chi đầu tư tương ứng với tốc độ tăng chi thường xuyên.
+ Chi đầu tư bố trí hàng năm theo kế hoạch đều có tăng hơn so với năm trước nhất là từ năm 2007 tỉnh đã phân cấp tăng nhiệm vụ chi đầu tư thêm 15 tỉ so với năm 2006, tuy nhiên do công tác quản lý đầu tư chưa tốt, năng lực một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, bố trí đầu tư còn dàn trải, còn nhiều vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên hầu hết các dự án lớn tiến độ triển khai đều bị chậm nhiều so với kế hoạch dẫn đến kết quả là số vốn thực hiện đạt thấp, phải chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục thanh toán. Chi đầu tư thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.4: TH chi đầu tư ngân sách H. Lâm Thao 5 năm (2006 -2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. XDCB tập trung 2.761 13.445 10.245 20.368 35.166
2. Nguồn cấp quyền SDĐ(*) 1.123 6.786 3.267,2 4.294 6.081
3. Chi đầu tư khác 153 976 786 2.163 3.562
Tổng cộng 4.037 21.207 14.298,2 26.825 44.809
*Về chi thường xuyên: Hàng năm đều tăng lên. Năm 2006 tổng chi thường xuyên là 47.061 tỷ đồng chiếm 83,96% chi cân đối ngân sách, đến năm 2010 là 105,845 tỷ đồng, chiếm 58,88% chi cân đối ngân sách huyện, tăng 2,3 lần so với năm 2006. Các khoản chi này mặc dù có tăng nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của huyện. Đi đôi với việc chi đầu tư phát triển thì các khoản chi về SNKT như: giao thông, các công trình công cộng (chủ yếu là công tác phục vụ công cộng, chăm sóc cây xanh, điện chiếu sáng công cộng …) cũng không ngừng tăng lên. Ta có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.5: Tổng hợp chi thường xuyên 5 năm (2006-2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Chi SN kinh tế 933 1.767 2.168 4.617 14.753
2. Chi SN giáo dục, đào tạo 13.980 17.331 17.565 22.495 24.425
3. Chi SN y tế 320 760 765 1.536 1.837
4 Chi SN văn hoá thông tin 1.490 1.660 1.667 2.056 2.659
5. Chi SN truyền thanh 302 1.508 1.582 2.086 2.761
6. Chi SN thể dục thể thao 1.495 1.670 1.671 3.461 3.461 7. Đảm bảo Xã hội 9.100 14.180 14.150 18.256 21.348 8. Chi quản lý hành chính 4.243 4.921 6.006 7.943 12.807 9. Chi Quốc phòng 92 261 296 299 461 10. Chi An ninh 30 135 226 165 368 11. Chi khác ngân sách 218 121 137 263 1.048 Tổng cộng 32.203 44.314 46.233 63.177 85.928
Nguồn: báo cáo quyết toán ngân sách huyện Lâm Thao từ năm 2006 - 2010.
Qua các biểu trên ta thấy Ngân sách dành cho SNKT, SN văn hoá xã hội không ngừng tăng lên nhất là SNKT. Chi SNKT năm 2010 là 14,753 tỷ tăng 15,8 lần so với năm 2006 ( Do NS tỉnh bổ xung chi dịch cúm gia cầm, chi thực hiện đề án, dự án rau an toàn, dự án xây dựng bể thu gom sử lý rác thải vệ sinh môi trường...), chi SNVHXH năm 2010 là 56,491 tỷ tăng 51% so với năm 2008. Nhìn chung ngân sách huyện Lâm Thao đã bố trí tương đối
hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi SN văn hoá xã hội, đảm bảo chi cho SNKT, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết