Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bản chất của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 27 - 28)

III. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP

3. Các giải pháp về quản lý của Nhà nước

3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam

Khi hội nhập ngày càng sâu với các nước ASEAN và chuẩn bị gia nhập WTO, luật pháp của nước ta còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện.

các luật như Luật chống độc quyền, Luật chống bán phá giá, Luật bản quyền, v.v… , Cần sửa đổi, bổ sung một số luật như luật bảo hiểm, luật ngân hàng, luật bưu chính viễn thông, luật tài chính,v.v… để tránh sự khác biệt của luật Việt Nam với quy định của WTO. Có sự khác biệt sẽ hạn chế tới “độ mở cửa” và có thể khó giải quyết những vướng mắc trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Tạo môi trường thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Xây dựng các thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Ví dụ, tạo lập thị trường tài chính - tiền tệ để làm phong phú, đa dạng thị trường vốn, phát huy sức mạnh nội lực, đồng thời thu hút vốn đầu tư nườc ngoài được nhiều hơn, tạo lập thị trường khoa học- công nghệ thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển phục vụ cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá, rồi thị trường lao động, thị trường bất động sản, v.v…

Các văn bản dưới luật, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn phải kịp thời với thời điểm hiệu lực của luật, tránh tình trạng luật đã có hiệu lực mà văn bản hướng dẫn chưa có, hoặc văn bản hướng dẫn của các ngành liên quan lại nói một cách khác làm cho doanh nghiệp, các cơ quan rất khó thực hiện.

Một phần của tài liệu Bản chất của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w