III. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP
2. Các giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp từ phía vĩ mô
2.1. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là “phát triển mạng luới thông tin hiện đại, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các đời sống xã hội…, mở rộng khả năng hòa mạng viên thông với chi phí có khả năng cạnh tranh quốc tế…”, Chính phủ cần đầu tư phát triển nhanh tin học, viễn thông để có thể đạt được mức trung bình của thế giới vào năm 2010
2.2. Huy động vốn để tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia
Để tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia cần đẩy mạnh một số giải pháp sau:
Thúc đẩy tích tụ vốn trong nước: nguồn vốn này chủ yếu vào thu thuế, lệ phí, từ tài nguyên quốc gia và tiết kiệm trong dân cư.
Xác định các loại thuế, các loại phí một cách hợp lýhạn chế được tình trạng trốn thuế, gian lận thuế.
định các sắc thuế đầy đủ về sử dụng tài nguyên.
Ngân hàng phải đảm bảo tiền tệ ổn định, đảm bảo lãi suất thực tế phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát, mang lại lòng tin cho dân chúng
Cơ cấu chính phủ gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và năng lực, sẽ giảm được chi tiêu của Chính phủ,
Xúc tiến phát triển thị trường chứng khoán, là thị trường cung cấp vốn một cách nhanh chóng. Nhà nước còn có một chính sách thông thoáng hơn cho họat động của thị trường này để thu hút được nhiều loại hình DN tham gia phát hành cổ phiếu trái phiếu.
Tăng cường huy động vốn từ nước ngoài khi nền kinh tế của ta còn yếu, việc tích tụ và tập trung vốn ở trong nước còn ở mức thấp thì việc tăng cường và huy động vốn từ bên ngoài là rất quan trọng.
Có ba hình thức huy động vốn từ nước ngoài: - Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI
- Viện trợ phát triển chính thức ODA