III. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP
3. Các giải pháp về quản lý của Nhà nước
3.4. Hoàn thiện các chính sách kinh tế
3.4.1. Chính sách tài chính
Để thu hút FDI cần có chính sách thuế linh hoạt như miễn thuế cho các nhà đầu tư trong một thời hạng nào đó, miễn thuế thu nhập, miễn thuế khi họ chuyển lãi về nước.
Tăng cường thu hút ODA và sử dụng nó một cách hiệu quả trong phát triển cơ sở hạ tầng để tạo được thuận lợi thu hút FDI.
Cần tạo môi trường bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, từng bước hạ thấp thuế quan theo yêu cầu của hội nhập, duy trì bảo hộ đối với các ngành, các sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với kinh tế xã hội và có triển vọng thị trường lớn như hàng nông sản, thủy sản, cơ khí điện tử, mỹ nghệ.
Nhà nước cần tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp có vốn hạn chế vay vốn không cần thuế chấp, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ
cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn tay nghề. Nhà nước có thể hoặc miễn thuế cho họ trong thời gian nhất định để họ có đủ tiềm lực vươn lên trong cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực lâm-nông-ngư.
3.4.2. Chính sách thương mại:
Chính sách thương mại bao gồm chính sách phát triển ngành, chính sách thuế, chính sách thị trường chính sách xuất nhập khẩu, chính sách bảo hộ… mục đích chủ yếu của chính sách thương mại là thúc đẩy cạnh tranh nhằm thực hiện phân phối và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.
Nhà nước cần đề ra các biện pháp để phối hợp tốt giữa chính sách ngành với chính sách kinh tế khác để giảm bớt những chồng chéo, trục trặc, thậm chí cả những mâu thuẫn giữa hai nhóm chính sách đó. Trong tiến trình hội nhập, chính phủ phải đưa ra một cơ cấu hàng nhập khẩu cho từng thời kỳ có lợi cho việc thực hiện chính sách ngành, tức là dựa vào cơ cấu nhập khẩu để điều chỉnh cơ cấu ngành và thúc đẩy xuất khẩu.
3.4.3. Chính sách cạnh tranh:
Để thực thi chính sách cạnh tranh cần phải áp dụng các biện pháp cạnh tranh. Khi đó cần lưu ý một số hệ quả như Nhà nước có lợi gì trong việc áp dụng chính sách cạnh tranh, cái giá phải trả cho việc bảo hộ như thế nào, các ngành và các doanh nghiệp trong nước có lợi gì, các Chính phủ và doanh nghiệp của các nước sẽ có phản ứng như thế nào.
KẾT LUẬN
Thời kỳ hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhận ra những thiếu sót của mình và có kế hoạch cho thời gian tới là điều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bằng những kiến thức tiếp thu từ bài giảng của thầy, cô và những kiến thức có được qua sách vở, các phương tiện thông tin nhóm chúng tôi đã hoàn thành bài tiểu luận trên với mong muốn nói lên được những hiểu biết của mình về những yếu kém của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và định hướng phát triển trong tương lai.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
I. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...2
1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...2
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...5
2.1. Tài chính doanh nghiệp đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò này thể hiện qua việc lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn thích hợp đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp được nhịp nhàng, liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất...5
2.2. Tài chính doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả thể hiện qua việc đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư tối ưu, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay vốn nhằm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp...5
2.3. Tài chính doanh nghiệp là đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Vai trò này thể hiện qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư , lao động, vật tư, dịch vụ. Đồng thời xác định giá bán hợp lý khi tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ khen thưởng, quỹ lương, thực hiện các hợp đồng kinh tế...5
2.4. Tài chính doanh nghiệp giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng những chỉ tiêu tài chính phát hiện kịp thời những vướng mắc tồn tại từ đó có những quyết định điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã định ...5
3. Chức năng của Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...5
3.1. Tài chính doanh nghiệp tố chức nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh...5
3.2. Chức năng phân phối...7
3.3. Chức năng giám đốc...7
4. Yêu cầu của kinh tế hội nhập đối với quản lý tài chính doanh nghiệp là sức cạnh tranh...8
4.1. Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm...8
4.2. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo...9
4.3. Tỷ lệ của nhân viên, công nhân lành nghề...9
4.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển...9
4.5. Chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật...10
4.6. Quản lý môi trường của doanh nghiệp...10
4.7. Năng lực tài chính doanh nghiệp...10
4.8. Chất lượng sản phẩm...11
4.9. Thị phần của doanh nghiệp...11
4.10. Giá trị vô hình của doanh nghiệp...11
II. CHƯƠNG 2: ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP...12
1. Điểm yếu từ nội bộ doanh nghiệp:...12
1.1. Quy mô vốn...12
1.2 Trình độ công nghệ...13
1.3. Nguồn nhân lực...14
1.5. Thông tin và khó tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế...16
2. Điểm yếu từ môi trường kinh doanh vĩ mô...18
2.1. Cơ sở hạ tầng:...18
2.2. Nền tài chính quốc gia...19
3. Điểm yếu từ quản lý Nhà Nước...19
3.1. Hoạt động của Chính phủ kém hiệu quả...19
3.2. Quá trình cải cách hành chính...21
III. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ĐIỂM YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI HỘI NHẬP...21
1. Các giải pháp nâng cao năng lực từ phía doanh nghiệp...21
1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm...21
1.2. Quản lý tốt nguồn nhân lực...22
1.2.1. Lập kế hoạch dài hạn về nhân lực...22
1.2.2. Đào tạo nhân lực...22
1.3. Công tác nghiên cứu và triển khai...23
1.4. Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp...23
1.4.1. Tổ chức hiện đại là tổ chức tự quản lý mà quyền hạn không tập trung, phải phân chia. ...23
1.4.2. Hoạt động của phòng Marketing: ...23
1.4.3. Áp dụng phương pháp quản lý hiện đại...24
1.5. Tài chính doanh nghiệp lành mạnh: ...24
2. Các giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp từ phía vĩ mô...25
2.1. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng...25
2.2. Huy động vốn để tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia...25
3. Các giải pháp về quản lý của Nhà nước...26
3.1. Nhà nước cần có quy hoạch phát triển một cách hợp lý...26
3.2. Đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo...27
3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam...27
3.4. Hoàn thiện các chính sách kinh tế...28
3.4.1. Chính sách tài chính...28
3.4.2. Chính sách thương mại:...29
3.4.3. Chính sách cạnh tranh:...29
KẾT LUẬN...30