Thực trạng khai thác du lịch hiện nay tại chùa Keo

Một phần của tài liệu khai thác di tích chùa keo ở thái bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 57 - 61)

5. Bố cục của khóa luận

2.4. Thực trạng khai thác du lịch hiện nay tại chùa Keo

2.4.1. Hiện trạng tài nguyên tại chùa Keo.

Chùa hiện còn nguyên 102 gian, 12 toà chính là Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hƣơng, Toà Phụ quốc, Toà Thƣợng điện và Gác chuông…Hơn thế, chùa đƣợc làm bằng 100% gỗ lim, khớp nối bằng mộc, chạm trổ tinh tế, bố trí hài hòa, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho ngƣời thƣởng thức, khám phá nghệ thuật. Điển hình là bộ cánh cửa ở Tam quan nội, khi đóng bộ cánh cửa trở thành bức phù điêu hoàn chỉnh hình 4 con rồng chầu nguyệt, rộng 2,47m, cao 2,25 mét, thể hiện tính nghệ thuật cao của điêu khắc Việt Nam thế kỷ XVII. Gác chuông Chùa Keo làm theo kiểu chồng diêm cổ các, 3 tầng 12 mái với kết cấu gần 100 đàn đầu voi, làm nên vẻ trầm mặc, thâm nghiêm và uy linh chốn linh thiêng. Đây là công trình nghệ thuật có vẻ đẹp lộng lẫy, là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam.

2.4.2. Số lƣợng khách.

Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển du lịch. Hàng năm chùa Keo đón một lƣợng khách du lịch tƣơng đối, theo nhƣ ban quản lý di tích và bảo tàng Thái Bình thống kê đƣợc thì số lƣợng khách đến với chùa Keo hàng năm từ 50.000 đến 60.000 lƣợt khách,nhƣng chủ yếu là khách nội địa. Phần lớn khách du lịch nội địa đến với chùa Keo vào mùa lễ hội (tháng giêng,tháng 2, tháng 9) hàng năm. Số lƣợng khách trong mấy ngày lễ hội lên tới hàng vạn ngƣời,lý do là bởi lễ

58

hội đƣợc tổ chức trang nghiêm, linh thiêng ,không khí lễ hội vui tƣơi,lành mạnh nên đƣợc quần chúng nhân dân nhiệt tình tham gia và ủng hộ. Khách du lịch thƣờng đến với mục đích tâm linh lễ phật,tham quan tìm hiểu kiến trúc của chùa. Phần lớn khách du lịch đến trong ngày nên nhu cầu sử dụng dịch vụ rất ít và lƣu trú hầu nhƣ là không có. Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa chƣa vƣợt quá 20.000VNĐ/ngƣời, trong đó tiền công đức chiếm khoảng 70%,còn lại là chi tiêu cho việc ăn uống,mua sắm đồ lƣu niệm. Khách quốc tế đến với chùa Keo hiện nay đã tăng đáng kể,tuy nhiên nó vẫn còn là một con số khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1% tổng lƣợng khách đến với chùa Keo hàng năm. Khách chủ yếu là ngƣời Pháp, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc,Thái Lan, Trung Quốc...theo các chƣơng trình tài trợ và dự án phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhìn một cách tổng quát,thị trƣờng khách du lịch của chùa Keo về lâu dài vẫn là khác du lịch nội địa,từ các địa phƣơng lân cận nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.

2.4.3. Nguồn nhân lực trong du lịch tại chùa Keo.

Theo báo cáo của ban quản lý di tích gửi Sở văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình năm 2012 thì số lƣợng thành viên trong ban quản lý di tích chùa Keo là 20 ngƣời, trong những ngày lễ hội có thêm 5 cộng tác viên đảm nhiệm vai trò là hƣớng dẫn viên du lịch tại điểm. Số lƣợng thành viên trong ban quản lý còn ít,phần lớn là những ngƣời dân địa phƣơng, trình độ chuyên môn về du lịch không cao, đặc biệt là về ngoại ngữ, đa phần họ đều thiên về ngành văn hóa, những ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp không nhiều. Nhìn chung, nguồn nhân lực tại đây chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại,vì vậy vấn đề tuyển dụng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, ngoại ngữ là một vấn đề rất cấp bách của địa phƣơng.

2.4.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch của chùa Keo.

Theo thống kê của sở văn hóa thể thao và du lịch và ban quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Thái Bình thì trung bình hàng năm chùa Keo đón khoảng từ 50.000

59

đến 60.000 lƣợt khách,trong đó chủ yếu đến vào mùa lễ hội. Khách du lịch đến chùa Keo trong 1 ngày hầu nhƣ không sử dụng dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống còn rất hạn chế và đem lại doanh thu không đáng kể cho các hộ kinh doanh ở đây. Cho đến hết năm 2007 ban quản lý đã ngừng tổ chức bán vé thăm quan đối với khách du lịch nên doanh thu từ du lịch của chùa vẫn không có một con số cụ thể.

60

Tiểu kết chƣơng 2.

Vận dụng việc khai thác thông tin sơ cấp, thứ cấp tại thực địa và một số tài liệu tham khảo, trong chƣơng 2, khóa luận đã phân tích, tìm hiểu và có những đánh giá rất chi tiết về tỉnh Thái Bình và di tích chùa Keo ở Thái Bình. Qua đó giúp ngƣời đọc hiểu hơn về con ngƣời vùng đất Thái Bình,về kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông vận tải của một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh mẽ, những địa danh nổi tiếng nhƣ các làng nghề, các di tích lịch sử, các điểm du lịch biển tự nhiên có giá trị trong khai thác du lịch ở đây. Đặc biệt chƣơng 2 giúp ngƣời đọc hiểu sâu và rõ ràng hơn về di tích chùa Keo, chƣơng 2 đã giúp giải thích sự ra đời, những đối tƣợng đƣợc thờ tự tại di tích, tìm hiểu cụ thể về nét kiến trúc độc đáo đã trải qua gần 400 năm lịch sử cùa chùa, những đóng góp to lớn chùa chùa Keo vào cuộc sống tinh thần của ngƣời dân bản địa qua sự tích về quốc sƣ Dƣơng Không Lộ và sự hấp dẫn về những nghi thức trò chơi trong lễ hội rất đặc sắc ở nơi đây.

Trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng khai thác trong du lịch của chùa Keo những năm qua, đánh giá một cách khách quan về sự tƣơng xứng của chùa keo đối với thực tế khai thác và tiềm năng của nó. Từ thực tế đó đề xuất một số giải pháp khai thác di tích chùa Keo phục vụ phát triển du lịch tại Thái Bình hiệu quả hơn nữa, xứng đáng với tiềm năng của di tích hơn nữa ở chƣơng 3.

61

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI TÍCH CHÙA KEO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI BÌNH.

Thái Bình là một tỉnh có vị thế quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quân sự, giao thông vận tải và văn hóa đối với cả nƣớc. Những năm gần đây, Thái Bình nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là đô thị loại 2 cấp quốc gia đã đƣợc chính phủ phê duyệt. Mặc dù là một địa danh mới xuất hiện đến nay trên một thế kỷ, nhƣng trong lòng đất, ngoài bờ biển hay trên đất liền, tỉnh Thái Bình đã và đang lƣu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc cũng nhƣ phản ánh những nét riêng của con ngƣời Thái Bình đƣợc sản sinh, lƣu giữ qua nhiều thế hệ dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc. Những di sản văn hóa phong phú đó đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Trong đó, ngành du lịch cũng đã tích cực tiếp cận nhằm khai thác phát huy giá trị từ những tinh hoa của văn hóa dân tộc trên địa bàn thành tỉnh Thái Bình.

Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thƣ nói riêng có rất nhiều điều kiện để khai thác di tích lịch sử văn hóa để phục vụ du lịch,đặc biệt là chùa Keo. Song thực trạng hoạt động và khả năng khai thác còn khá đơn điệu và doanh thu chƣa đƣợc cao nhƣ có thể. Ở Vũ Thƣ các dịch vụ du lịch đều thiếu và khả năng thực hiện rất ít,ngoài một số lý do khách quan thì nguyên nhân chủ yếu là việc nhìn nhận của chính quyền địa phƣơng sơ tại và chƣa có các giải pháp cụ thể của các cơ quan chức năng để thực hiện phát triển du lịch tại đây. Với những hiện trạng thực tế và tiềm năng du lịch của chùa Keo,em xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị của di tích chùa Keo cũng nhƣ nhằm đóng góp những biện pháp thiết thực để thúc đẩy du lịch nơi đây.

Một phần của tài liệu khai thác di tích chùa keo ở thái bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)