Bước 10: Quan trắc lún

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CÁC GIẢI PHÁP TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG DẪN CẦU VĨNH TUY (Trang 81 - 82)

d. DZ-90 (Trung Quốc):

4.3.10Bước 10: Quan trắc lún

1. Thiết bị quan trắc lún

* Thiết bị quan trắc lún được lắp đặt phù hợp với thực tế thi công. Cự ly bố trí thiết bị quan trắc lún tối thiểu là 100m. Thiết bị quan trắc lún bao gồm:

- Bàn đo lún

- Cọc đo chuyển vị ngang

- Bàn đo lún và cọc đo chuyển vị ngang phải được lắp dựng chuẩn theo phương thẳng đứng, những bộ phận chuyển động tự do phải được bảo vệ tránh khỏi hiện tượng bị kẹt trong quá trình thi công. Bàn đo lún phải có lắp đậy và được đánh dấu vị trí, vật liệu đắp nền đường ở phạm vi xung quanh bàn đo lún phải được đầm lèn bằng những phương pháp thích hợp. Các cọc đo chuyển vị ngang phải được đánh dấu điểm đặt mia bằng chốt thép.

* Thiết bị điện tử

Các thiết bị có thể được sử dụng :

• Thiết bị đo độ dịch chuyển của nền đất (Inclinometer) • Thiết bị đo áp suất nước lỗ rỗng (Piezometer)

• Thiết bị đo độ lún và trương nở của nền đắp (Setlement Cells) • Và các thiết bị có tính năng tương tự khác.

- Việc dùng giếng cát nhằm mục đích làm tăng độ cố kết của đất theo thời gian. Để đánh giá được tốc độ lún theo thời gian, phải xác định trị số áp lực Pn của nước trong lỗ rỗng. Để đo áp lực nước trong lỗ rỗng của nền đắp dùng áp kế hở (Piezometer).

2. Quan trắc lún

* Quan trắc lún

+ Bàn đo lún đặt tại các vị trí quy định,ống đo lún phải luôn luôn thẳng đứng, xe máy thi công không được va chạm nhaụ

+ Thời gian đo bắt đầu từ khi đắp nền đến khi dỡ tải (hoặc kết thúc giai đoạn chờ). Tần suất đo là 1 lần/ ngày trong giai đoạn đắp và 7ngày/ lần trong giai đoạn chờ.

+ Xử lý số liệu quan trắc phải dùng đắp ngay khi độ lún vượt quá 1cm/ngàỵ Chỉ được dỡ tải khi đã đánh giá được độ lún và tốc độ lún còn lạị (nhỏ hơn hoặc bằng kết quả tính toán và quy trình).

* Quan trắc chuyển vị ngang:

+ Các cọc quan trắc chuyển vị ngang được đặt tại các mặt cắt quan trắc lún. + Thời gian đo bắt đầu từ khi đắp nền đến khi dỡ tải ( hoặc kết thúc giai đoạn chờ). Tần suất đo là 1lần/ngày trong giai đoạn đắp và 7ngày/ lần trong giai đoạn chờ.

+ Xử lý số liệu quan trắc phải dùng đắp ngay khi đô lún vượt quá 0.5cm/ngàỵ

- Nội dung báo cáo:

+ Thời gian và lý trình các điểm quan trắc + Thời điểm bắt đầu đắp nền và gia tải + Số đọc và giá trị lún, chuyển vị

+ Biểu đồ tiến trình đắp và giá trị lún tương ứng.

Báo cáo theo dõi lún và độ ổn định sẽ được báo cáo theo từng tháng bằng văn bản và các file điện tử. Mẫu biểu báo cáo sẽ phải được trình nộp trước khi thi công và phải được Tư vấn giám sát chấp thuận.

Trong trường hợp có sử dụng các thiết bị cơ điện tử, Nhà thầu phải đính kèm báo cáo theo dõi lún của mình bản copy nhật ký, ghi chép các số liệu thu thập được trên thực địa, có xác nhận của Tư vấn giám sát.

Dựa trên kết quả quan trắc để tính toán độ lún dư, độ lún cố kết. Từ kết quả tính toán được Tư vấn giám sát xem xét để quyết định các biện pháp xử lý tiếp theo như tăng/ giảm thời gian gia tải, thay đổi chiều cao gia tảị Đồng thời kết quả tính toán này cũng là căn cứ xác định khối lượng đắp bù lún.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CÁC GIẢI PHÁP TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG DẪN CẦU VĨNH TUY (Trang 81 - 82)