1. San nền tạo lớp cát bù phụ: ạ Mô tả:
- Sau khi đào bỏ hữu cơ, đắp bù cát đúng quy định kỹ thuật thi công - nghiệm thu cho công tác khai thác, cung cấp, vận chuyển vật liệu, rải, san gạt và đầm lèn phần nền đường đắp K95 và theo đúng các yêu cầu chỉ ra trên bản vẽ thiết kế, hoặc theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
b. Vật liệu:
- Vật liệu đắp bù là cát (cho lớp K95) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Cát phải đáp ứng các yêu cầu chỉ ra trong tiêu chuẩn AASHTO M57-80 (1996) Và M145-91 (1995), nhóm cát A-1 (a và b); A-2 (4 và 5) hoặc A-3.
c. Thi công:
- Cát đắp bù được chuyển thẳng từ mỏ vật liệu tới công trường thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo và được rải xuống.
- Cát đắp nền trong phạm vi đường được rải thành từng lớp có chiều dày đần lèn phù hợp với kết quả thi công đoạn thử nghiệm mà đã được tư vấn giám sát xem xét chấp thuận.
- Sử dụng thiết bị, san phù hợp để đảm bảo độ dày đồng đều trước khi đầm nén. Trong quá trình đầm nén thường xuyên kiểm tra cao độ và độ bằng phẳng của lớp và luôn đảm bảo độ ẩm phù hợp cho lớp vật liệu đầm nén. Nếu độ ẩm quá thấp có thể bổ sung thêm nước. Ngược lại nếu độ ẩm quá cao phải tiến hành các biện pháp như: cày xới, tạo rãnh, hoặc các biện pháp khác thoả mãn yêu cầu của Tư vấn giám sát.
- Trong trường hợp nền đắp được thi công qua khu vực lầy lội không thể dùng xe tải hoặc các phương tiện vận chuyển khác, có thể thi công phần dưới cùng của nền đắp bằng cách đổ liên tiếp thành một lớp phân bố đều có độ dày không vượt quá mức cần thiết hỗ trợ cho phương tiện vận chuyển đổ các lớp đất sau, sau khi đã trình biện pháp thi công lên Tư vấn giám sát kiểm tra, chấp thuận.
- Không đổ bất kỳ lớp vật liệu khác lên trên phạm vi nền đường đang thi công cho đến khi việc đầm nén thoả mãn các yêu cầu nêu trong phần Quy định thi công - nghiệm thu nàỵ
- Bố trí hành trình của các thiết bị san và vận chuyển một cách hợp lý để sao cho có thể tận dụng tối đa các tác dụng đầm nén trong khi di chuyển các thiết bị đó, giảm thiểu được các vết lún bánh xe và tránh trình trạng đầm nén không đềụ
- Thiết bị đầm nén phải có khả năng đạt được các yêu cầu về đầm nén mà không làm hư hại đến vật liệu được đầm. Thiết bị đầm nén phải là loại thiết bị được Tư vấn giám sát chấp thuận (Trong khu vực xử lý nền đất yếu bằng giếng cát tuyệt đối không sử dụng lu rung).
- Thiết bị sử dụng là lu bánh thép hoặc lu bánh lốp. Lốp của lu bánh hơi phải có ta lông trơn nhẵn với kích thước bằng nhau để tạo ra một lực đầm nén đồng đều
trên toàn bộ bề rộng của lu và có khả năng tạo ra một áp lực ít nhất là 550 kPa lên mặt đất.
2. Hoàn thiện bề mặt:
- Bề mặt nền sẽ được tiến hành hoàn thiện, dọn sạch, loại bỏ những vật liệu xốp, cứng, sắt nhọn, các vật liệu không thích hợp. Bề mặt sẽ được làm phẳng, những chỗ lồi lõm sẽ được san phẳng, đắp bù và lu lèn đến độ chặt quy định, đảm bảo độ dốc thiết kế và điều kiện thoát nước tốt.
4.3.4 Bước 4: Rải vải địa kỹ thuật gia cố tại mép. Thi công lớp đệm cát thoát nước lần 1 đến cao độ đỉnh cọc. Tạo đường công vụ vận chuyển vật liệu