2.3.3.1. Đặc điểm TSCĐ tại Công ty
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, công ty có huy động và sử dụng một khối lượng tài sản cố định lớn. Vì bản thân công ty là một doanh nghiệp xây lắp nên số lượng tài sản cố định của công ty nhiều. Trong quá trình hạch toán về tài sản cố định kế toán phải cung cấp được các thông tin đầy đủ, chính xác về đặc trưng kỹ thuật, đặc trưng kinh tế, về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tất cả tài sản có trong công ty.
2.3.3.2. Đánh giá TSCĐ
Khi công ty mua sắm hoặc đầu tư mới tài sản cố định thì nguyên giá của nó là giá thực tế khi tài sản đưa vào sử dụng tại công ty tức là nó gồm giá mua và tất cả các chi phí mua, các phí tổn chi ra trước khi có tài sản loại trừ đi các khoản chiết khấu, các khoản giảm giá được hưởng.Tài sản cố định phải được xác định dựa trên những căn cứ khách quan có thể kiểm soát được.
Theo quy chế tài chính hiện hành thì công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ của công ty được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Theo quy định hiện hành, công ty tiến hành tính khấu hao theo ngày.
Đối với những tài sản cố định mua sắm hoặc đầu tư mới thì số năm dự kiến sử dụng tài sản này nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nước quy định
2.3.3.3. Luân chuyển chứng từ TSCĐ
Các chứng từ kế toán sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐ: Mẫu số 01- TSCĐ - Thẻ TSCĐ: Mẫu số 02-TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ: Mẫu số 03-TSCĐ
- Các bảng tính và phân bổ khấu hao theo nguồn vốn, theo bộ phận: Mẫu số 06- BPB
Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng giảm TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ. Thẻ này do kế toán TSCĐ lập và kế toán trưởng ký xác nhận...
2.3.3.4. Phương pháp kế toán và quy trình ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc khi mua một tài sản về (hợp đồng kinh tế, tờ khai nguồn gốc tài sản nhập khẩu và tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản bàn giao tài sản, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, sổ bảo hành, phiếu thu tiền) kế toán ghi vào thẻ TSCĐ. Từ chứng từ gốc kế toán ghi vào Nhật ký chung. Từ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái các TK 211, 213,… Từ thẻ TSCĐ cuối tháng kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Sau đó kế toán sẽ ghi nhận vào sổ TSCĐ của toàn công ty để đối chiếu với sổ cái TK 211, 213 là cơ sở ghi vào báo cáo kế toán
Tỷ lệ khấu hao năm = 1
Từ sổ cái TK 211, 213,.. ghi vào bảng cân đối số phát sinh và là cơ sở để ghi vào hệ thống báo cáo kế toán.
Sơ đồ 5.1: Quy trình ghi sổ phần hành kế toán TSCĐ