Phân tích mức độ biến động di truyền quần thể R0

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng chịu lạnh và tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn dòng chịu lạnh từ các giống lúa xuân châu hương, q5, c27, khang dân, u17 và nhị ưu 63 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro (Trang 55 - 56)

Cây tái sinh từ mô sẹo chịu lạnh của các giống nghiên cứu trên được chuyển vào môi trường tạo rễ, khi rễ dài từ 3 cm – 4 cm được chuyển ra ngoài đồng ruộng. Tiến hành chăm sóc các dòng cây có nguồn gốc từ mô sẹo chịu lạnh và đối chứng trong điều kiện như nhau. Trong tổng số 210 dòng cây xanh, chúng tôi thu được 124 dòng cây R0 có hạt chắc (chiếm 59,05%). Phân tích 124 dòng cây R0 nói trên ở một số đặc điểm nông học như: chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt chắc/bông, kích thước hạt, thời gian sinh trưởng…, chúng tôi thấy xu hướng biến thiên của các giống gần giống nhau. Vì vậy, chúng tôi chọn kết quả của giống XCH làm đại diện để trình bày.

Bảng 3.11. Mức độ biến động một số chỉ tiêu nông học của quần thể R0 tái sinh từ mô sẹo chịu lạnh của giống XCH

Chỉ tiêu theo dõi XCH Quần thể R0

x m

X  Cv(%) Xmx Cv(%)

Chiều cao cây (cm) 81,93 ± 0,67 7,37 69,61 ± 1,74 20,80

Chiều dài bông(cm) 21,99 ± 0,37 7,79 19,43 ± 0,51 11,68

Dảnh/cây 12,51 ± 0,24 6,69 8,39 ± 0,37 12,70

Hạt chắc/bông 123,15 ± 0,74 6,68 114,88 ± 1,57 14,67

Chiều dài hạt (mm) 8,08 ± 0,07 2,32 6,80 ± 0,28 10,89

Chiều rộng hạt (mm) 2,79 ± 0,13 7,53 2,32 ± 0,24 15,89

Khối lượng 1000 hạt (g) 26,65 ± 0,24 4,56 19,88 ± 0,59 13,42

Kết quả bảng 3.11 cho thấy, mức độ biến động di truyền của các đặc điểm

hình thái cao hơn so với đối chứng. Chiều cao cây là đặc điểm biến đổi mạnh ở R0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cm đến 80,71 cm, trong khi đối chứng biến thiên từ 76,60 cm đến 88,5 cm. Chiều rộng hạt cũng là một chỉ tiêu biến đổi mạnh ở R0 (Cv = 15,89% so với đối chứng là 7,53%). Trị số trung bình về chiều dài bông, chiều dài hạt và số hạt chắc/bông có xu hướng giảm so với đối chứng, nhưng hệ số biến động di truyền của các chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với đối chứng.

Những biến động về các đặc điểm nông học ở R0 chứng tỏ mô sẹo sống sót

sau xử lý lạnh có sự biến đổi lớn về các đặc tính sinh lý dẫn tới có sự biến động về các tính trạng hình thái. Các nghiên cứu trước đây khi tiến hành xử lý mặn, lạnh hay nóng mô sẹo cũng thu được những biến động phong phú về các đặc điểm biến dị quần thể R0 như vậy [2], [16], [26]...

Qua phân tích và chọn lọc ở quần thể R0 từ các giống thí nghiệm, chúng tôi thu được một số biến dị nổi bật như sau:

- Mô chọn lọc từ giống XCH thu được các loại biến dị về thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng 14 ngày, thấp cây và biến dị về màu sắc hạt.

- Mô chọn lọc từ giống U17 thu được các loại biến dị về chiều dài bông, thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng là 17 ngày và biến dị thấp cây.

- Mô chọn lọc từ giống NƯ thu được 3 dòng có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng 10 ngày.

- Mô chọn lọc từ giống KD thu được các biến dị về thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng 14 ngày.

- Mô chọn lọc từ giống Q5 thu được 3 dòng có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng 10 ngày và thấp cây.

- Mô chọn lọc từ giống C27 thu được biến dị về thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với đối chứng 12 ngày.

Tuy nhiên, để khẳng định khả năng di truyền tính chịu lạnh của các dòng lúa và các biến dị có lợi xuất hiện ở quần thể R0 cần phải tiếp tục theo dõi, kiểm tra đánh giá ở thế hệ sau.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng chịu lạnh và tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn dòng chịu lạnh từ các giống lúa xuân châu hương, q5, c27, khang dân, u17 và nhị ưu 63 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)