Viglacera Hạ Long sang thị trường các nước châ uÁ
3.2.2 Dự báo tình hình kinh tế ViệtNam trong giai đoạn 2011-
Trong báo cáo mới nhất về Việt Nam, Đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế Anh dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 7,2% trong giai đoạn 2011-2015 nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực: tiêu dùng,
Trong lĩnh vực tiêu dùng, EIU cho rằng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy bằng việc cải thiện trong thị trường lao động và kết quả là việc tăng lương thực lĩnh.
Với việc nhu cầu đối với hàng hóa Việt tăng cùng với các điều kiện kinh tế toàn cầu được cải thiện, ngành sản xuất của Việt Nam cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất. Điều này sẽ đòi hỏi phải có nhiều công nhân hơn và nhu cầu lao động lớn hơn này sẽ thúc đẩy việc tăng lương.
Thêm vào đó, nguồn tiền từ người Việt ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính sẽ giúp cho tín dụng tiêu dùng sẵn có hơn và do đó sẽ mang lại một sự thúc đẩy quan trọng đối với tiêu dùng cá nhân. Với nhu cầu hàng xuất khẩu hồi sinh, việc đầu tư dưới hình thức mua tư liệu sản xuất cho ngành sản xuất sẽ gia tăng.
Bất chấp những quan ngại về chất lượng của môi trường kinh doanh tại ViệtNam và xu hướng đi xuống tại các dự án nước ngoài đầu tư đã lên kế hoạch trước nhưng tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung vẫn khá lạc quan. Nhu cầu đối với hàng Việt Nam, đặc biệt tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và châu Âu sẽ tiếp tục mạnh và dù tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ khá lớn nhưng xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng vai trò là sức kéo cho tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.
Dù lạc quan với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, song EIU cũng khá bi quan khi đưa ra nhận định về lạm phát của Việt Nam trong 5 năm tới. Đơn vị này cho rằng tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2011 sẽ là 14,3%, tăng so với mức dự báo mà EIU đưa ra trước đó là 12,3%.
Trong giai đoạn 2012-2015, lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống mức bình quân 7,8%/năm. Việc lạm phát gia tăng trong năm 2011 phản ánh một phần thực tế là mức giá nội địa vẫn dễ thay đổi trước những động thái trên thị trường hàng hóa quốc tế.
3.2.3 Phương hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của CTCP Viglacera Hạ
- Phương hướng 1: trong thời gian tới Công ty cố gắng hoàn thành tốt các đơn đặt hàng còn dang dở từ thị trường các nước châu Á nói riêng, và từ thị trường các châu lục khác, cũng như thị trường nội địa.
- Phương hướng 2: Công ty tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu. Công ty tiến hành triển khai xây dựng nhiều showroom quảng cáo bán các sản phẩm tại các nước trên thế giới. Thị trường xuất khẩu trọng tâm trong giai đoạn tới là: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore,…
- Phương hướng 3: Trong lúc sức mua của nhiều thị trường trên Thế giới đang suy giảm, thì thị trường trong nước đang được coi là đầu ra lý tưởng cho hàng hoá nội địa. Công ty nên tập trung chú trọng thị trường trong nước, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng tiêu thụ tốt trong nước.
- Phương hướng 4: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm vào thị trường trọng điểm của Công ty- Thị trường các nước châu Á. Tập trung vào các bạn hàng truyền thống, có chính sách khuyến mại hợp lý. Bên cạnh đó, khai thác triệt để các bạn hàng tiềm năng tại thị trường các quốc gia này.
- Phương hướng 5: Tích cực tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại trong nước và Thế giới nhằm quảng cáo rộng rãi sản phẩm của công ty. Tích cực tham gia các hoạt động này cũng giúp công ty nắm bắt được tình hình của các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra các chiến lược thích hợp.
- Phương hướng 6: Phối hợp tối đa các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và kết hợp với những phương hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
- Phương hướng 7: Mở rộng quy mô nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hóa, cũng như quy mô sản xuất trong thời gian tới nhằm đáp ứng số lượng các đơn đặt hàng lớn từ phía đối tác kinh doanh.