Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu Phát triển quỹ nhà, đất tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng ở Hà Nội (Trang 31 - 33)

II. Giải pháp thúc đẩy phát triển quỹ nhà quỹ đất tái định cư phục vụ giải phóng mặt

2. Giải pháp phát triển quỹ nhà, quỹ đất tái định cư phục vụ di dân gải phóng mặt

2.3 Giải pháp về tài chính

Tập trung các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư như: tiền bán nhà theo nghị định 61/CP, tiền thuê nhà, tiền sử dụng đất và bán nhà tái định cư,

triển nhà ở thành phố, để tiếp tục đầu tư trở lại xây dựng quỹ nhà ở tái định cư thành phố.

Cần lập kế hoạch dự báo, đánh giá nhu cầu nhà, đất tái định cư do ngân sách thành phố đầu tư để làm căn cứ lên kế hoạch, cân đối nguồn vốn đầu tư cho nhà, đất tái định cư hằng năm của thành phố.

Đề nghị giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp, báo cáo uỷ ban nhân dân thành phố quyết định giao tiền thu được từ bán nhà tái định cư nộp vào ngân sách tại tài khoản tạm thu của Sở Tài chính cho quỹ phát triển nhà ở quản lý để tiếp tục thực hiện công tác đầu tư nhà tái định cư và hoàn vốn vay cho kho bạc nhà nước khi đến hạn.

Chuyển những khu đất nhỏ, lẻ tại các quận nội thành dự kiến xây dựng nhà tái định cư sang đấu giá quyền sử dụng đất để lấy vốn đầu tư trở lại cho quỹ nhà tái định cư.

Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và giải pháp tạo vốn cho công tác khảo sát, quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất ở giai đoạn hậu TĐC.

Đồng thời, để quản lý được các nguồn vốn và chủ động quay vòng đầu tư trở lại xây dựng, phát triển quỹ nhà tái định cư, các nguồn vốn cần được tập trung về một mối quản lý là Quỹ đầu tư phát triển nhà ở HN. Một vấn đề rất quan trọng để có thể bảo đảm đủ quỹ nhà theo kế hoạch là biện pháp để kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư dự án đã được giao nhiệm vụ xây dựng quỹ nhà tái định cư với yêu cầu bảo đảm cả về chất lượng và tiến độ.

Vì nguồn vốn cho tái định cư một phần lấy từ ngân sách địa phương nên việc tăng thu cho ngân sách địa phương cũng là một giải pháp cần được đề cập. Trong khi cần thực hiện đồng thời nhiều phương thức huy động vốn xây dựng, phát triển quỹ nhà, đất tái định cư vì thế cần có các biện pháp tăng thu cho ngân sách địa phương như:

- Phát hành trái phiếu huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân là một trong những giải pháp mang tính ổn định và lâu dài. Tuy nhiên trái phiếu đô thị không được xem như trái phiếu Chính phủ: Trái phiếu Chính phủ được đương nhiên thế chấp, cơ cấu tỷ lệ rủi ro 0%. Trong khi đó trái phiếu đô thị không được thế chấp, mua bán. Điều này thể hiện sự phân biệt, khiến trái phiếu địa phương bị hạn chế. Để có được tính thanh khoản cao, trái phiếu, cổ phiếu phải được xem là hàng hóa, được lưu hành, cầm cố, thế chấp, niêm yết giá... Trái phiếu phải có nhiều kỳ hạn để nhân dân chọn lựa, vì không thể ai cũng mua trái phiếu kỳ hạn lâu năm được. Như vậy trái phiếu đô thị mới hấp dẫn. Một thị trường tốt là thu hút được nguồn vốn.

- Một nguồn để huy động vốn tiếp theo là thị trường chứng khoán (TTCK). TTCK là một nguồn vốn khá tiềm năng hiện nay, cần tận dụng nguồn vốn tiềm năng này.

- Ngoài ra cần thu hút, tạo điều kiện các ngân hàng vào hoạt động thị trường này, khi các ngân hàng cho các hộ dân di chuyển tái định cư vay tiền để trả tiền nhà sẽ giúp các hộ gia đình nhanh chóng trả tiền nhà do đó không bị ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn. Nhanh chóng quay vòng vốn sẽ tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư đầu tư vào các khu tái định cư.

Một phần của tài liệu Phát triển quỹ nhà, đất tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng ở Hà Nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w