Tăng cường thêm kiến thức

Một phần của tài liệu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách tới huế (Trang 58 - 60)

6. Bố cục đề tài

4.1.Tăng cường thêm kiến thức

Đối với các cấp chính quyền quản lý các địa điểm du lịch nên không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu đưa các nét văn hóa xưa, các kiến thức xưa vào trong các sản phẩm du lịch, địa điểm du lịch để du khách được hiểu sâu hơn những thông tin khi viếng thăm.

Tại mỗi điểm đến du lịch của Thành phố Huế, chúng ta phải làm sao đưa các thông tin lịch sử, nét văn hóa đặc sắc; Làm sao để cuốn hút du khách ngay từ buổi đầu đặt chân đến mỗi địa điểm bằng những đẹp từ thiên nhiên, văn hóa.

Sử dụng các yếu tố như ánh sáng, không gian, thời gian, bầu không khí đưa vào từng địa điểm du lịch một cách thích hợp; gây sự chú ý và sự thích thú cho du khách. Dẫn chứng: Phố cổ Hội An, tại sao Hội An là địa điểm du lịch trong quá trình phỏng vấn du khách thì đây là địa điểm lý tưởng mà du khách cực kỳ thích thú và câu hỏi “Bạn có muốn quay lại Hội An 1 lần nữa không” thì câu trả lời hơn 70% là “Có”. Đây chính là sự thành công của Hội An khi đã biết cách phối hợp một trong những yếu tố khá đơn giãn nhưng cực kỳ hữu hiệu giữa ánh sáng đèn lồng mờ

có ấn tượng sâu sắc. Quay lại thành phố Huế mộng mơ, ở đường phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta cần đưa ra các sản phẩm thu hút động đáo hơn cho du khách chứ không phải là các sản phẩm “nhãn nhản” ngoài chợ, hàng lưu niệm phổ cập khắp nơi, chưa thực sự tạo dấu ấn đối với khách du lịch. Đồng thời đảm báo yếu tố “An Ninh” cho du khách trên đoạn đường này.

Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch:

Chất lương của dịch vụ được quyết định bởi chất lượng của nguồn nhân lực. Du khách từ các nước khác nhau, các vùng khác nhau, động cơ du lịch, yêu cầu, thị hiếu cũng khác nhau. Do đó đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải được đào tạo, trang bị kiến thức rộng, có tính sáng tạo để đủ khả năng linh hoạt, cách ứng xử với từng du khách và đặc biệt là phải thông thạo Anh văn để giao tiếp với du khách quốc tế.

Tăng cường các hướng dẫn viên địa điểm chất lượng, nhiệt huyết tại mỗi điểm du lịch; nhằm đem lại cho du khách những kiến thức mới mẻ; Mà du khách không thể tìm kiếm được trên các “Brochure” hay các cuốn sách “Hướng dẫn du lịch Huế”,….. Nhằm tạo ra sự khác biệt mỗi điểm đến.

Đào tạo các nguồn nhân lực có đồng bộ về thông tin địa điểm du lịch, tránh tình trạng thông tin nhiều, nhiễu bởi nhiều kênh không chính thống.

Nâng cao kỹ năng tay nghề cho đội ngũ nhân viên phục vụ trong các lĩnh vực: Nhà hàng, khách sạn, lữ hành. Đối tượng tham gia là các nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực trên.

Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ tức là nâng cao kỹ năng cho người dân địa phương tại các làng quê, làng nghề, các điểm du lịch. Người dân địa phương là chủ thể quan trọng quyết định sự thành công của các sản phẩm du lịch gắn liền với cộng đồng vì đa phần du khách có nhu cầu tham quan, hòa mình vào sinh hoạt của người dân bản địa, từ đó hiểu thêm về nét văn hóa và tập tục của địa phương. Đào tạo kiến thức và nghiệp vụ du lịch cho người dân địa phương.

Các cấp ngành có thể tổ chức các cuộc thi hay các cuộc phỏng vấn để tuyển các sinh viên du lịch, những đối tượng trẻ tuổi, nhiệt huyết, yêu nghề, luôn luôn mong muốn được học hỏi, gia tăng kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ nước ngoài: tiếng Anh, tiếng Pháp, Nhật,… vừa tiết kiệm được chi phí ngân quỹ cho thành phố Huế, vừa tạo điều kiện cho các sinh viên trẻ có cơ hội tiếp xúc với nghề nghiệp mà mình

đã lựa chọn khi còn trên ghế nhà trường, xác định rõ hơn định hướng mà mình đi tiếp trong tương lai.

Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực du lịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách tới huế (Trang 58 - 60)