Kiểm định ANOVA đối với các nhân tố đã được phân tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách tới huế (Trang 48 - 58)

6. Bố cục đề tài

3.4. Kiểm định ANOVA đối với các nhân tố đã được phân tích

Bảng 3. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến thuộc nhóm “Kiến thức” ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách quốc tế khi tới Huế.

Stt Kiến thức Biến độc lập Giới tính Quốc tịch Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp Thu nhập/ tháng

1 Trải nghiệm những nền văn hóa

và cách sống mới ns ns ns ns ns ns 2 Đi du lịch là cách gia tăng được

những kiến thức mới mẻ, học hỏi được những điều mới lạ

ns ns ns *** ns ns 3 Đi đến những vùng đất mới để

trải nghiệm ns ns ns ns ns ns 4 Làm giàu kinh nghiệm (trí tuệ)

cho bản thân ns ns *** *** ns ns

Chú thích:

*** : P <= 0,01 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

** : P <= 0,05 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình * : P <= 0,1 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp ns : P > 0,1 : Không có ý nghĩa thống kê

Từ bảng phân tích số liệu dễ dàng thấy được các yếu tố: Giới tính, Quốc tịch, Nghề nghiệp và Thu nhập hàng tháng không ảnh hưởng đến kiến thức mà du khách có được trong quá trình đi du lịch. Đối với độ tuổi có sự khác biệt về làm giàu kinh nghiệm (trí tuệ) cho bản thân, trong đó nhóm độ tuổi 51-64, độ tuổi trên 65 có mức độ đồng ý cao 4,88; nhóm tuổi 29-39 là 4,56; nhóm tuổi 18-28 đánh giá 4,51; nhóm tuổi 40-50 và dưới 18 có mức đánh giá lần lượt là 4,5; 3,14 (Phụ lục 3). Do vậy, việc thu nhặt kiến thức trong tâm thức mỗi du khách đều có mong muốn có thêm tri thức, biết được sự khác biệt văn hóa với nhau, đặc biệt với những người càng lớn tuổi thì mức độ ảnh hưởng càng tăng vì họ hiểu được tri thức có vai trò to lớn cho con người, thể hiện trí tuệ của bản thân.

Cùng với lý giải trên, ta thấy được yếu tố “Trình độ” có tỷ lệ thuận mức độ tìm kiếm phương cách tiếp nhận kiến thức của du khách trong quá trình đi du lịch khi ở trình độ Tiến sĩ là 4,85; Thạc sĩ 4,708; Đại học 4,702 (Phụ lục 3); Tiếp theo yếu tố “Làm giàu kinh nghiệm (trí tuệ) cho bản thân thì đều có mức tăng dần với Tiến sĩ 4,71; Thạc sĩ 4,66; Đại học là 4,53; Các yếu tố khác như Cao đẳng, Khác, Cấp 3 lần lượt là 4,5; 4,33; 3,5 (Phụ lục 3). Có thể dễ dàng nhận thấy với những người trình độ càng cao thì họ luôn mong muốn tìm hiểu những kiến thức mới, khám phá những nét văn hóa mới của từng vùng miền mà họ đi qua. Do đó, đứng trên phương diện là người có vị trí cấp cao trong ngành du lịch, phải nên không ngừng tìm hiểu nét giá trị riêng của văn hóa đặc sắc Huế tới du khách khắp miền; đồng thời bảo tồn và phát huy những nét giá trị ấy không để “phai màu” bởi thời gian vì những tác động bên ngoài của môi trường và xã hội.

Bảng 4. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến thuộc nhóm “Tự khám phá” ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách quốc tế khi tới Huế.

Giới tính Quốc tịch Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp Thu nhập/ tháng 1 Làm những điều mình thích ns * ns ns ns *** 2 Đi tìm những cảm giác hứng thú và mới lạ ns ns ns ns ns *** 3 Được vui vẻ và giải trí

bản thân ** ns ns ns ns ns 4 Muốn được mạo hiểm ns ns ns ns ns ns

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 4/2014)

Chú thích:

*** : P <= 0,01 :Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

** : P <= 0,05 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình * : P <= 0,1 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp ns : P > 0,1 : Không có ý nghĩa thống kê

Từ kết quả điều tra, cho thây Độ tuổi, Trình độ, Nghề nghiệp không có sự khác biệt, ý nghĩa thống kê với các yếu tố của nhân tố “Tự khám phá”.

Giới tính: Biến “Được vui vẻ và giải trí bản thân” có ý nghĩa thống kê đối với giới tính, Nam cao với mức độ 4,6 trong khi Nữ chiếm 4,4. Đặc điểm chung của nam giới luôn muốn được tự do, bay nhảy hơn so với nữ nhưng chênh lệch này không quá lớn.

Quốc tịch: Với sig <=0.1 có sự thống kê thấp với tiêu chí “Làm những điều mình thích”, còn lại các yếu tố trên không có ý nghĩa thông kê tức không có sự ảnh hưởng lớn giữa các du khách đến từ các quốc tịch khác nhau. Với mức giá trị trung bình cao nhất thuộc về những du khách đến từ Châu Nam Mỹ với 4,66; Châu Bắc Mỹ là 4,47; Châu Âu là 4,28. Điều này cho thấy nét khác biệt về văn hóa cũng như nét đặc thù của các nước phương Tây, họ luôn thỏa mãn những cảm giác của bản thân, có “cái tôi” cao, không bị gò bó bởi gia đình, những người xung quanh như người Châu Á chúng ta, dễ dàng chấp nhận Châu Á thấp 4,17 ; Châu Úc là 3,83.

Thu nhập hàng tháng: Hai biến “Làm những điều mình thích” và “Đi tìm những cảm giác hứng thú mới lạ” đều có sự khác biệt và thống kê rất là cao (sig <=

0,01). Với số tiền từ 500-1000 USD có mức lựa chọn cao nhất 4,86; khoảng tiền dưới 500 USD đứng thứ hai 4,39; tiếp theo 2000-5000 USD 4,31 (Phụ lục 3) cho thấy 3 khoảng tiền phù hợp với đa số khả năng chi tiêu của du khách. Đứng trên cấp độ nhà quản lý cấp cao, đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ, ăn uống,… từng địa điểm du lịch ở Huế phù hợp với khoảng tiền đó. Ví dụ: Trong khách sạn, những du khách lẻ ngoài tiền phòng thì nên đưa ra các gói sản phẩm du lịch như tour du lịch thành phố, vừa có thể tạo thêm thu nhập, việc xoay đồng tiền lưu chuyển vừa có thể tạo thêm ấn tượng tốt đối với du khách khi đến thành phố Huế. Đối với “Đi tìm những cảm giác hứng thứ mới lạ” số tiền từ 500-1000 USD tương đồng với yếu tố trên nhưng giá trị lên đến 5,00; tiếp đến 2000-5000 USD 4,7; Trên 5000 USD 4,75. Chúng ta có thể nhận thấy rằng “Động cơ” thúc đẩy của du khách có tác động mạnh mẽ đến hành vi của họ, chứng minh cho điều đó du khách có thể chi trả số tiền rất cao từ 2000 USD trở lên và thậm chí là trên 5000 USD để thỏa mãn khát khao bản thân, tìm kiếm những cảm giác mới lạ, kích thích con người. Trên phương diện là những nhà cấp cao trong công tác bên ngành du lịch, cần không ngừng tìm hiểu “Tâm thức” bên trong của khách hàng mà trong phần cơ sở lý luận có đưa ra và phân tích của nhà tâm lý học Sigmund Freud , nếu như sản phẩm du lịch của chúng ta có thể chạm đến yếu tố này, chắc chắn sẽ thu hút không ngừng du khách đến với thành phố Huế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bảng 5. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến thuộc nhóm “Thư giãn” ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách quốc tế khi tới Huế.

STT Thư giãn Biến độc lập Giới tính Quốc tịch Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp Thu nhập/ tháng 1 Giảm áp lực và căng thẳng ns ns ns ns ns ns 2 Thư giãn tinh thần và cơ

thể ns *** ns ns *** ns 3 Thoát khỏi đám đông ns *** ns ns *** ns 4 Thoát khỏi những công

việc hằng ngày ** *** ns ns *** ns

Chú thích:

*** : P <= 0,01 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

** : P <= 0,05 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình * : P <= 0,1 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp ns : P > 0,1 : Không có ý nghĩa thống kê

Nhìn từ bảng 5, “Độ tuổi, Trình độ, Thu nhập hàng tháng” không có ý nghĩa thống kê với tất cả các biến trong nhóm “Thư giãn”

Giới tính: Giữa nam và nữ có sự khác biệt thống kế khi nữ giới có mong muốn thoát khỏi công việc thường ngày cao hơn nam giới là 3,55 trong khi đó nam giới chỉ có 3,09. Chứng tỏ khả năng chịu áp lực của nam giới lớn hơn nữ giới.

Quốc tịch: “Thư giãn tinh thần và cơ thể” có sự khác biệt ý nghĩa với vị trí đầu tiên Nam Mỹ với 4,66; Châu Úc 4,41; Châu Á 4,32; Châu Âu 3,81; Bắc Mỹ 3,23. “Thoát khỏi đám đông” với cuộc sống khá nhộn nhịp trong cuộc sống hằng ngày nên dẫn đến nhu cầu đi du lịch để có thể tạo cho chính mình bầu không khí riêng, được tĩnh lặng bản thân. Châu Á là nơi có dân số chiếm tỷ lệ lớn nhất thế giới, đồng thời có nền văn hóa cộng đồng, làng xã nên yếu tố này Châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất là 3,62; tiếp theo là Châu Úc 3,58; Châu Âu là 3,35; Nam Mỹ 3,33 và cuối cùng là Bắc Mỹ với 2,34. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rõ ràng sự khác biệt trong văn hóa của mỗi Châu, khi nhu cầu tìm nơi yên tĩnh của Châu Á cao nhất; Châu Úc có vị trí gần với Châu Á nên việc giao thoa văn hóa, ảnh hưởng lẫn nhau là điều không tránh khỏi và đứng ở vị trí thứ 2 không có sự khác biệt quá lớn. Đối với các nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ có sự tương tự văn hóa với nhau khi nhu cầu đi du lịch với các du khách ở nước này là sở thích, muốn được khám phá những điều mới mẻ, học hỏi những kiến thức chứ không phải là tránh xa đám đông. Đối với “Thoát khỏi những công việc hằng ngày” có sự khác biệt đối với các du khách đến từ các quốc tịch khác nhau khi Châu Âu với 3,59; Châu Á 3,57; Nam Mỹ 3,33; Châu Úc 3,16 và Bắc Mỹ là 2,52 (Phụ lục 3) cho thấy đặc biệt trong tâm thức đối với du khách Châu Ấu có khuynh hướng muốn được thoát khỏi công việc thường ngày, tìm tự do cho chính mình.

Nghề nghiệp: Từ bảng 5, chúng ta có thể thấy được nhân tố “Thư giãn” có ý nghĩa thống kê và sự khác biệt lớn với nghề nghiệp của du khách, với cuộc sống bận rộng, công việc áp lực thì du lịch là một trong những cách nghỉ ngơi, thư giãn hữu hiệu với các yếu tố “Khác” đứng vị trí đầu tiên là 4,6; “Kinh doanh, Công chức” không có sự chênh lệch nhau 4,02; 4,09; “Sinh viên” 3,58 và cuối cùng là Nghỉ hưu 3,44 (Phụ lục 3). Đối với nghề kinh doanh và công chức là những ngành có khối lượng công việc cao, áp lực trong công việc lớn do đó họ đi du lịch với mong muốn được thư giãn, nghỉ ngơi và thoát khỏi những đám đông, bộn bề của cuộc sống.

Bảng 6. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến thuộc nhóm “An toàn” ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách quốc tế khi tới Huế.

STT An toàn Biến độc lập Giới tính Quốc tịch Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp Thu nhập/ tháng

1 Địa điểm có sự an ninh

tốt ns ns ns ** ns ns 2 Địa điểm du lịch vệ

sinh và sạch sẽ ns ** ns ns ns ns 3 Tôi cảm thấy an toàn

khi đến địa điểm đó ns *** ns ns ns ns

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 4/2014)

Chú thích:

*** : P <= 0,01 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

** : P <= 0,05 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình * : P <= 0,1 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp ns : P > 0,1 : Không có ý nghĩa thống kê

Nhìn từ bảng 6, “Giới tính, Độ tuổi, Nghề nghiệp, Thu nhập hàng tháng” không có ý nghĩa thống kê với tất cả các biến trong nhóm “An toàn”. Tất cả mọi

được cảm giác an toàn và được an toàn bởi chính nơi mình đang sống và những nơi mình lựa chọn là điểm đến đi du lịch.

Quốc tịch: Đối với tiêu chí “Địa điểm du lịch vệ sinh và sạch sẽ” có sig <= 0.05 cho thấy những du khách đến từ Nam Mỹ là những người dễ tính với mức trung bình 4,33; Du khách đến từ Châu Úc và Châu Âu có mức trung bình không chênh lệch quá nhiều lần lượt là 4,08; 4,01; Tiếp theo là Châu Á là 3,94 và Băc Mỹ là 3,89. Du khách đến từ Bắc Mỹ là những người cực kỳ khó tính, vì trong quá trình điều tra ngoài 2 tiêu chí đề cập trên tôi nhận thấy mức độ lựa chọn các tiêu chí “ Đồng ý và Rất đồng ý” là rất ít. Tiêu chí “Tôi cảm thấy an toàn khi đến địa điểm đó” có mức độ trung bình rất cao từ 4,63 Bắc Mỹ; 4,41 Châu Úc; Nam Mỹ là 4,33; Châu Á là 4, 28; Châu Âu là 4,09. Một địa điểm du lịch thu hút du khách trước tiên phải là một nơi có tính an ninh tốt, không có bạo loạn tại diểm đến, Việt Nam được biết đến là một đât nước hòa bình và bình yên sau chiến tranh, vậy nên cần phải duy trì và phát duy, mang lại cảm giác an toàn cho mỗi du khách khi bước chân đến Huế.

Trình độ: Mọi du khách đều có đánh giá cao Huế là một điểm đến có sự an ninh tốt.

Bảng 7. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến thuộc nhóm “Xã hội” ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách quốc tế khi tới Huế.

STT Xã hội Biến độc lập Giới tính Quốc tịch Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp Thu nhập/ tháng

1 Cơ hội gập gỡ và quen

biết nhiều bạn bè ns ns ns *** Ns ns 2 Con người ở đó thân

thiện và nhiệt tình ns ns *** *** *** ** 3 Có nhiều mối quan hệ

bạn bè thân thiết ns ns ns ns Ns ns

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 4/2014)

Chú thích:

*** : P <= 0,01 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

* : P <= 0,1 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp ns : P > 0,1 : Không có ý nghĩa thống kê

Nhìn từ bảng 7, “Giới tính, Quốc tịch” không có ý nghĩa thống kê với tất cả các biến trong nhóm “Xã hội”.

Độ tuổi : Tiêu chí “Con người ở đó thân thiện và nhiệt tình” có ý nghĩa thống kê lớn biến độc lập tuổi tác với sig <= 0.01.

Trình độ: Tiêu chí “Cơ hội gặp gỡ và quen biết nhiều bạn bè” và “Con người ở đó thân thiện và nhiệt tình” có ý nghĩa thống kê cao (sig<=0.01) với biến độc lập trình độ học vấn, cho thấy nhận xét về con người Huế hòa đồng, quý mến những du khách khi đến chính vùng đất của mình, họ có ấn tượng tốt đối với vùng đất Cố Đô thơ mộng. Bên cạnh đó, tiêu chí “Có nhiều mối quan hệ bạn bè thân thiết” không có ý nghĩa thống kê vì tùy vào từng độ tuổi, trình độ mà họ mong muốn những người bạn của mình ở mức độ nào, ở vị trí nào trong xã hội, do đó trong quá trình nghiên cứu chưa thể làm rõ được vấn đề này nên kết quả như thế là dễ hiểu, đồng thời cũng không nên đi nghiên cứu sâu vào vấn đè được nêu trên vì không có sự liên quan quá chặt chẽ đến đề tài nghiên cứu.

Nghề nghiệp và Thu nhập hằng tháng: Tiêu chí “Con người ở đó thân thiện và nhiệt tình” có ý nghĩa thống kê lớn biến độc lập lần lượt với sig <= 0.01, sig <= 0.05.

Bảng 8. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến thuộc nhóm “Trải nghiệm chất lượng” ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách quốc tế khi tới

Huế Stt Trải nghiệm chất lượng Biến độc lập Giới tính Quốc tịch Độ tuổi Trình độ Nghề nghiệp Thu nhập/ tháng 1 Cấu trúc hạ tầng ở các điểm nghỉ ngơi rất tốt ns ns ns ns ns ns 2 Dịch vụ lưu trú tốt ns ns ns ns ns ns 3 Dịch vụ giải trí phong phú ns ns ns ns ns ns

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra tháng 4/2014)

*** : P <= 0,01 - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách tới huế (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w