Tình hình phát triển du lịc hở Đông Nam Á– Thái Bình Dương nói chung và

Một phần của tài liệu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách tới huế (Trang 30 - 32)

6. Bố cục đề tài

1.2.2.Tình hình phát triển du lịc hở Đông Nam Á– Thái Bình Dương nói chung và

và Việt Nam nói riêng:

(Nguồn: World Tourism Organization) Đông Nam Á và Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất 7% vào năm 2012, tương đương 15 triệu lượt khách so với năm 2011. Khu vực chiếm 23% tổng lượt khách so với thế giới, đem lại cho khu vực này 324 tỷ USD với 30% tổng phần trăm của thế giới. Đông Nam Á tăng hơn 9% lượt khách quốc tế đến với khu vực, trong đó Thái Lan có đến 16% lượt khách năm 2011, Cambodia hơn 24 % và Việt Nam hơn 14% là một trong những nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng vượt trội.

Đông Bắc Á tăng 6% lượt khách du lịch vào năm 2012. Trong đó, Nhật Bản vẫn là nước đứng đầu trong lĩnh vực này mặc dù đứng trước những khó khăn khách quan ( trận động đất Tohoku 2011). Đứng sau là Đài Loan chiếm 20% lượt khách, Hàn Quốc 14% và Hồng Kông hơn 7%.

Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD.

Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2010 (34,8%) và năm 2011 (19,1%) nhưng mức tăng tuyệt đối của Việt Nam vẫn chưa bằng Thái Lan và Singapore. Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2012) theo khu vực là: Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái Bình

Dương (5%) và thị trường khác (8%). Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam (năm 2012) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc (17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%). (Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

• Đối với Việt Nam:

Việt Nam trong những năm qua với xu hướng phát triển du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch quốc tế đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2012). Thực trạng và xu hướng du lịch thế giới tạo cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển như: nhu cầu du lịch thế giới và khu vực ngày càng tăng; xu thế hợp tác khu vực ngày càng được đẩy mạnh; nguồn khách du lịch nội vùng châu Á - Thái Bình Dương và khách du lịch cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ rất lớn. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với du lịch Việt Nam đó là sự cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, xây dựng sản phẩm đặc thù nổi bật đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn khách du lịch, marketing và khả năng tiếp cận từ bên ngoài. (Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn)

Trên cơ sở phân tích thực trạng, dự báo xu hướng du lịch thế giới cũng như cơ hội, thách thức đối với du lịch Việt Nam, đồng thời đề cao vai trò phát triển du lịch; kiện toàn tổ chức bộ máy ngành du lịch, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách, áp dụng chính sách tài chính, marketing điểm đến du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, kêu gọi đầu tư, quản lý phát triển du lịch bền vững. Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện đề tài như: cung cấp thêm số liệu và thống kê du lịch đến năm 2012; giải thích rõ hơn một số thuật ngữ; bổ sung tác động của du lịch thế giới và khu vực đến sự phát triển của du lịch Việt Nam, các xu hướng về khách du lịch, sản phẩm du lịch và công tác quảng bá xúc tiến du lịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách tới huế (Trang 30 - 32)