Tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu không có tác dụng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BĐS.DOC (Trang 40 - 43)

có tác dụng nhiều trong việc can thiệp và bình ổn lãi suất thị trường

Với mục tiêu tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của NHNN với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008. NHNN đã lần lượt ban hành các quyết định điều chỉnh lãi suất, cụ thể:

-Theo Quyết định 305/QĐ-NHNN ngày30/01/2008 về việc điều chỉnh lãi suất cơ

bản bằng đồng Việt Nam của Thống đốc NHNN, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ

8,25%/năm lên 8,75%/năm.

-Theo Quyết định 306/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008 về việc điều chỉnh lãi suất

tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của Thống đốc NHNN, lãi suất tái cấp vốn được điều

chỉnh tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm.

Đối với lãi suất cơ bản

Về nguyên tắc, lãi suất cơ bản do NHNN công bố là lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của các NHTM được lựa chọn, chủ yếu là các NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần quy mô lớn.

Trên thực tế lãi suất cơ bản chỉ có tính chất công bố thôi, không can thiệp, điều hành được bất kỳ loại lãi suất nào trên thị trường do bản thân lãi suất cơ bản đã tồn tại những bất hợp lý với bản chất đã được định nghĩa của nó.

Thứ nhất, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay cao hơn

rất nhiều so với lãi suất cơ bản. Lãi suất huy động vốn cao nhất VND của hầu hết các ngân hàng thương mại lên tới 12%/năm cho kỳ hạn 1 năm, tức gấp gần 1,4 lần lãi suất cơ bản. Đồng thời lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của nhóm ngân hàng thương mại vẫn được lựa chọn hiện nay lên tới 15%/năm, gấp 1,72 lần lãi suất cơ bản.

Thứ hai, việc tổng hợp và tính toán lãi suất cơ bản hiện nay được căn cứ trên cơ sở

Tuy vậy, nhưng do lãi suất cơ bản công bố thấp xa so với lãi suất cho vay trên thị trường, nên đây lại là cơ sở để một số khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng khi vay vốn đưa lãi suất cơ bản ra "mặc cả" lãi suất vay vốn với NHTM.

Đối với lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu

Về nguyên lý, NHNN là người đi vay và cho vay cuối cùng can thiệp về cung cầu vốn, từ đó can thiệp lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay chủ yếu do các NHTM giao dịch vay mượn vốn trực tiếp lẫn nhau, NHNN không nắm cụ thể và kịp thời doanh số giao dịch của thị trường và hầu như cũng không có kế hoạch cụ thể để tác động vào thị trường trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy, hiệu quả của việc tăng lãi suất tái cấp vôn, lãi suất chiết khấu cũng không có tác dụng can thiệp rõ rệt. Nguyên nhân của sự can thiệp không hiệu quả đó là:

-Mặc dù, NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, nhưng hai hoạt động cho vay này của NHNN không thường xuyên, chỉ thực hiện khi giải quyết tình huống đột xuất về thanh khoản của các NHTM. Hơn nữa, để được vay của NHNN phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, nên không phải NHTM nào cũng được vay. Vì vậy, hầu như chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng hai nghiệp vụ này, còn khối ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì không được hưởng. Và NHNN có thể tăng giảm lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các NHTM đi vay của NHNN nếu họ không có nhu cầu, hoặc không có lợi cho NH mình.

-Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại đang có sự thay đổi lớn. Đó là tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Trong khi đó trong cơ cấu sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cũng có sự chuyển biến quan trọng, tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản có sinh lời giảm, tỷ trọng vốn đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, .. tăng lên. Nên giải pháp hữu hiệu nhất của các NHTM là tìm đến nghiệp vụ thị trường mở, đầu tư vào tín phiếu kho bạc... Do đó doanh số giao dịch của hai thị trường này tăng mạnh. Nhu cầu

đầu tư vào tín phiếu kho bạc và mua bán ngắn hạn trên thị trường mở tăng cao, lãi suất thị trường mở và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc giảm.

2.3.4. Việc nới rộng biên độ tỷ giá sẽ làm VND tăng giá, USD giảm giá tác động làm vàng tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến giá BĐS. Đồng thời kéo theo rủi ro cho hoạt động tín dụng BĐS

Ngày 7/3, Ngân hàng Nhà nước thông báo mở rộng biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng thêm ±0,25%, tăng từ ± 0,75% lên ±1%.

Đây là lần thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ tỷ giá kể từ đầu năm 2008; một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử.

Trước đó, ngày 1/7/2002, biên độ này được nới từ +0,1% lên ±0,25%; ngày 31/12/2006 tăng từ ±0,25% lên ±0,5%.

Việc mở rộng biên độ tỷ giá sẽ tạo thêm cơ hội để VND lên giá so với đồng USD, theo xu hướng từ cuối năm 2007 đến nay và dự báo tiếp tục thể hiện trong thời gian tới. VND lên giá so với USD hiện nay được giải thích từ hai nguyên nhân sau:

-Thứ nhất, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài so với hầu hết các đồng tiền chủ

chốt trên thế giới; lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm kể từ giữa năm 2006 trở lại đây.

-Thứ hai, nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam từ tháng 8/2007 đến nay tăng mạnh,

dẫn đến hiện tượng ứ đọng và hạn chế mua vào tại các ngân hàng thương mại. Đây cũng là một khó khăn lớn trên thị trường buộc NHNN đang từng bước tháo gỡ và gây sức ép giảm giá USD so với VND.

Khi VND có cơ hội lên giá so với USD, giá hàng hóa (đặc biệt các mặt hàng cao cấp như ôtô, điện tử…), nguyên liệu (đặc biệt là xăng dầu), thiết bị đầu vào cho sản xuất, kinh doanh rẻ đi, bởi hiện đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam. Mặt khác, khi giá đầu vào của sản xuất, kinh doanh rẻ đi cũng tạo điều kiện hỗ trợ giá đầu ra cho sản phẩm tiêu dùng.

Tuy nhiên, chính sách mở rộng biên độ tỷ giá, tạo điều kiện cho VND tăng giá sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, khi giá hàng bán trên thị trường quốc tế đắt lên, khả năng cạnh tranh bị ảnh hưởng và kim ngạch thu về sẽ bị sụt giảm và hàng loạt các tác động đến nền kinh tế nói chung.

Tác động trực tiếp của việc nới rộng biên độ tỷ giá, giá USD giảm đến thị trường BĐS và hoạt động tín dụng BĐS là:

-USD giảm giá, VND tăng giá trong khi giá vàng trên thế giới lại tăng có nghĩa là giá vàng trong nước mua bằng VND cũng sẽ tăng. Giá vàng tăng sẽ ảnh hưởng đến giá BĐS vì một bộ phận BĐS được định giá quy ra vàng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BĐS.DOC (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w