Việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc ngày 17/03/2007 như một loại DTBB làm

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BĐS.DOC (Trang 36 - 40)

DTBB làm cho tỷ lệ DTBB thực tế của các NHTM nhiều hơn 11% góp phần đẩy lãi suất lên và tăng tính rủi ro thanh khỏan, rủi ro hệ thống cho các NHTM do vốn tín dụng bị “găm” trong BĐS quá nhiều

Ngày 13/02/2008, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc

phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng VND dưới hình thức bắt buộc đối với

các tổ chức tín dụng. Gồm các nội dung như sau:

- Tổng giá trị tín phiếu NHNN phát hành bắt buộc đợt này là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm; hình thức phát hành là ghi sổ.

- Giá trị tín phiếu được phân bổ cho từng tổ chức tín dụng theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam của từng tổ chức tín dụng.

- Có 41 tổ chức tín dụng thuộc đối tượng mua tín phiếu NHNN bắt buộc. Các tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn không thuộc đối tượng mua bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ Tín nhân dân trung ương, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, các tổ chức tín dụng có số dư vốn huy động bằng VND đến ngày 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống. Tuy nhiên, các TCTD cần phải sử dụng hợp lý nguồn vốn được miễn tham gia mua tín phiếu để tăng cường mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn.

- Thời điểm phát hành tín phiếu là ngày 17/03/2008.

- Tín phiếu NHNN mua bắt buộc đợt này được NHNN thanh toán khi đáo hạn (ngày 16/3/2009); xuất phát từ mục tiêu rút bớt tiền từ lưu thông do vậy các tổ chức tín dụng không được sử dụng tín phiếu mua đợt này trong các giao dịch tái cấp vốn với NHNN.

Quyết định này được ban hành từ giữa tháng 2/2008 nhưng thời điểm phát hành tín phiếu là ngày 17/3/2008, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thuộc đối tượng mua có thời gian chuẩn bị, bố trí vốn để mua tín phiếu theo chỉ tiêu được phân bổ, tránh những biến động đột biến trên thị trường tiền tệ.

Về nguyên tắc, tín phiếu do NHTM tự nguyện mua, trên cơ sở tính toán nguồn vốn của mình và có thời hạn dưới 12 tháng. Trường hợp cần thiết, NHTM có thể bán lại tín phiếu cho NHNN để lấy tiền về. Thế nhưng với 20.300 tỉ đồng tín phiếu mà NHNN sẽ

phát hành từ ngày 17-3 lại không có tính tự nguyện, NHTM buộc phải mua theo số lượng đã được NHNN ấn định. Khi mua rồi, NHTM cũng không được bán lại cho NH Nhà nước để lấy tiền về mà phải chờ đến khi đáo hạn.

Một điểm nữa là tín phiếu bắt buộc này "lai" với trái phiếu. Theo qui định, tín phiếu có thời hạn dưới 12 tháng, còn thời hạn của trái phiếu là trên 12 tháng. Tín phiếu bắt buộc thuộc loại già tín phiếu nhưng non trái phiếu khi có thời hạn 364 ngày, tức chỉ thiếu đúng một ngày là được gọi trái phiếu.

Điều này cho thấy NHNN phát hành tín phiếu bắt buộc muốn "nhốt" tiền như DTBB. 20.300 tỉ đồng này sẽ được "nhốt" lại và có chung số phận như 11% DTBB. Vì vậy tỷ lệ DTBB thực tế không còn là 11% nữa. Nếu tính toán theo cách này, 20.300 tỉ đồng tương đương với 2% tổng vốn huy động trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Nghĩa là tương đương với việc nâng dự trữ bắt buộc lên 2% đối với tất cả các loại tiền gởi. Nếu chỉ tính tiền đồng thì con số này sẽ trên 3%, cộng với 11% hiện tại thì tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng đã lên gần 15%. Hơn thế, nếu loại trừ các tổ chức tín dụng nông thôn có tổng số dư huy động chiếm khoảng ¼ toàn hệ thống thì mức dữ trữ bắt buộc của các ngân hàng phải mua tín phiếu còn cao hơn nữa. Tỉ lệ này tương đương với Trung Quốc hiện nay nhưng đối với Việt Nam thì khá cao trong lúc nền kinh tế đang cần tiền nhất.

Rõ ràng, về bản chất tính phiếu bắt buộc như một khỏan DTBB tăng thêm nên các tác động giống như DTBB đã phân tích ở trên. Có khác là NHNN trả lãi suất 7,5%/năm cho khỏan DTBB tăng thêm thay vì lãi suất trả cho mức DTBB chính thức 11% là không đáng kể, Ngân sách Nhà Nước phải gánh thêm khỏan chi phí 1.522,5 tỷ. Tuy nhiên, tác động cộng hưởng của tín phiếu bắt buộc đẩy tỷ lệ DTBB thực tế lên cao đang chứa đựng những rủi ro nhất định đối với hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng BĐS. Cụ thể:

Rủi ro thanh khoản trước mắt

Trong thời gian qua, lãi suất liên ngân hàng đã có lúc lên tới trên 43% (ngày 19/02/2008), đây là một mức không tưởng được. Sau những quyết định của NHNN,

nhiều ngân hàng đã đóng cửa không cho vay hoàn toàn, nghĩa là khả năng thanh khoản của các ngân hàng có vấn đề. Khách hàng đến vay, ngân hàng có quyền từ chối. Nhưng trong trường hợp khách hàng đến rút tiền thì ngân hàng không thể từ chối được. Đến rút tiền mà không có tiền thì đầu tiền họ sẽ đặt câu hỏi sau đó là hành động và có thể tạo ra phản ứng dây chuyền từ mất thanh khoản cục bộ dẫn tới mất thanh khoản, thậm chí sụp đổ cả hệ thống.

Rủi ro hệ thống lâu dài

Lãi suất huy động quá cao, hoạt động tín dụng có khả năng sẽ gặp vấn đề bởi lãi suất cho vay cũng sẽ cao. Lúc này, chỉ có doanh nghiệp nào làm ăn với suất sinh lợi cao mới có khả năng vay vốn. Trong kinh doanh, nơi nào đầu tư sinh lời cao thì tiềm ẩn rủi ro cũng cao mà nó đồng nghĩa với nguy cơ vỡ nợ cao hoặc tạo ra nợ xấu cũng rất cao. Đối với những ngành hàng có suất sinh lợi không cao nhưng tạo ra nhiều công ăn việc làm và kim ngạch xuất khẩu như ngành dệt may chẳng hạn. Chi phí lãi vay tăng thêm năm ba phần trăm, trong khi doanh thu lại giảm một vài phần trăm so tiền đồng tăng giá sẽ làm cho các doanh nghiệp kiểu này khó mà trụ nổi.

Vì vậy, chỉ còn các dự án có mức sinh lời cao đồng thời rủi ro cao hay những khoản vay kinh doanh BĐS hay những người có khả năng “lướt sóng” tốt trên thị trường chứng khoán với suất sinh lời rất cao hơn mới có khả năng vay được, những dự án có suất sinh lời vừa phải, nhưng an toàn thì “bó tay. Do vậy, sự lựa chọn ngược có thể lên đến đỉnh điểm, các khoản vay của ngân hàng toàn là các dự án có mức độ rủi ro rất cao và nguy cơ khủng hoảng hệ thống là khó tránh khỏi.

Nợ xấu nhiều, lãi suất huy động cao, thu nhập từ cho vay chưa chắc đã đủ để trả lãi huy động, ngân hàng phải lấy tiền gốc để trả lãi và nguy cơ vỡ nợ hoàn toàn có thể xảy ra. Một điều cực kỳ nguy hiểm, khác với các loại hình kinh doanh khác, chỉ cần một TCTD có vấn đề nếu không có cách hành xử hợp lý có thể xảy ra đổ vỡ cho cả hệ thống các NHTM và ảnh hưởng dây chuyền đến kinh tế - Xã hội - Chính trị.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BĐS.DOC (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w