Việc tăng tỷ lệ DTBB của NHNN tác động làm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BĐS.DOC (Trang 26 - 36)

suất tín dụng làm cho chi phí hoạt động tín dụng BĐS tăng đẩy lãi suất cho vay BĐS cũng tăng theo, tác động gián tiếp hạn chế hoạt động tín dụng BĐS.

Trích Quyết định 187/ QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 về việc điều chỉnh DTBB đối với các TCTD:

Điều 2: Tỷ lệ DTBB đối với tiền gởi bằng đồng Việt Nam áp dụng cho các

TCTD như sau:

1. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam áp dụng như sau:

a. Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần đô thị, NH liên doanh, Chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài chính là 11% trên tổng số dư tiền gởi phải DTBB.

b. NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8% trên tổng số dư tiền gởi phải DTBB.

c. NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, NH hợp tác là 4% trên tổng số dư tiền gởi phải DTBB.

2. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gởi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam áp dụng như sau:

a. Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NH nông nghiệp và phát triển nông thôn), NHTM cổ phần đô thị, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 5% trên tổng số dư tiền gởi phải DTBB.

b.NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín

dụng nhân dân trung ương, NH hợp tác là 4% trên tổng số dư tiền gởi phải trích DTBB.”

Quyết định 187 lần này không chỉ tăng tỷ lệ DTBB mà còn mở rộng đối tượng tiền gởi phải trích DTBB, cho thấy mục tiêu hút tiền ra khỏi lưu thông của NHNN để kiềm chế lạm phát.

Xét về bản chất, DTBB là một khoản thuế vô hình mà NHTW có quyền sử dụng để đánh vào nguồn vốn huy động của NHTM nhằm kiểm soát hệ số nhân tiền thông qua lượng tiền cung ứng M1. Đây là một công cụ hành chính trực tiếp. Mọi NHTW chỉ tạo được M1 cho nền kinh tế, nhưng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế lại là M2, lớn hơn nhiều lần so với M1 nhờ hệ số nhân tiền do các NHTM tạo ra thông qua các nghiệp vụ nhận tiền gửi và thanh toán chuyển khoản (không dùng tiền mặt). Vì vậy, để hiểu rõ tác động của DTBB đối với năng lực cấp tín dụng của các NHTM cần phải hiểu được các vấn đề sau: NHTM tạo tiền như thế nào? Hệ số tạo tiền gởi; Hệ số nhân tiền; Hệ số nhân tín dụng ra nền kinh tế là gì? Và tác động của tỷ lệ DTBB đến các hệ số này như thế nào?

Cách tạo tiền của các NHTM

Để đơn giản ta sử dụng một số giả định sau đây:

- Tỷ lệ dự trữ chung cho mọi NH là 10%.

-Mọi người không thích dùng tiền mặt, chỉ muốn thanh toán chuyển khỏan qua

NH. Vì vậy, khi có tiền đều sẽ gởi hết vào NH dưới dạng tiền gởi thanh toán.

- Ngân hàng chỉ kinh doanh bằng cách cho vay.

Giả sử khách hàng A ký gởi 1000 đồng vào NH dưới dạng tiền gởi thanh toán. Gọi NH nhận được 1000 đồng là NH thứ nhất. Khi NH này nhận được 1000 đồng tiền gởi, NH này phải trích 10%, tức là 100 đồng để dự trữ, còn lại 900 đồng dùng cho vay.

Tiếp theo, các khách hàng B, B’, B’’… vay 900 đồng để mua hàng hóa và dịch vụ. Vì muốn thanh toán bằng chuyển khỏan nên những người này lại gởi 900 đồng vào các NH dưới dạng tiền gởi thanh toán. Gọi những NH nhận được 900 đồng này là các ngân hàng thế hệ thứ 2 (có thể có cả NH thứ nhất).

Sau khi gởi, khách hàng B, B’, B’’… có quyền dùng 900 đồng để chi trả cho người khác. Như vậy lượng tiền ngân hàng bây giờ là 1900 đồng, tăng thêm 900 đồng. NH thứ 2 lại trích 10% trong 900 đồng tiền giấy gởi vào để dự trữ, phần còn lại là 810 đồng được đem cho vay tiếp.

Một số khách hàng C, C’, C’’… vay 810 đồng lại đưa vào tài khỏan tiền gởi thanh toán của mình tại NH để có thể giao dịch chuyển khỏan. Các NH nhận được 810 đồng được gọi là NH thế hệ thứ 3. NH thế hệ thứ 3 lại trích dự trữ và tiếp tục cho vay. Quá trình này cứ tiếp tục đến thế hệ thứ 4, 5, 6,… Số tiền gởi thanh toán tăng thêm ở các NH thế hệ sau càng lúc càng nhỏ dần. Đến khi số thế hệ NH tiến đến ∞ thì số tiền gởi tăng thêm sẽ tiến đến 0.

Bảng 5: Quá trình tạo tiền của NHTM

Các thế hệ ngân hàng

Tiền ngân hàng tăng thêm

Sử dụng tiền giấy gởi vào Dự trữ Cho vay Ngân hàng thứ 1 1000 100 900 Ngân hàng thế hệ 2 900 90 810 Ngân hàng thế hệ 3 810 81 729 Ngân hàng thế hệ 4 729 72.9 656.1 ………. ……. ……. ……. Ngân hàng thế hệ 100 0.0295 0.00295 0.02655 ……… ……. ……… ……. Tổng số 10000 1000 9000

Như vậy, từ 1.000 đồng ký gởi ban đầu, sau khi qua hệ thống NHTM với nhiều vòng ký gởi và cho vay liên tiếp nhau, cuối cùng đã tạo được một khối lượng tiền lớn hơn gấp 10 lần. Đó là cách tạo tiền của hệ thống NHTM.

Hệ số tạo tiền gởi

Trong ví dụ về cách tạo tiền của NHTM, nếu 1.000 đồng mà khách hàng A gởi vào NH thứ nhất là toàn bộ tiền giấy do NHTW phát hành (M1) và từ 1.000 đồng phát hành đã tạo ra khối lượng tiền 10.000 đồng. Khối lượng tiền này chính là tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế (M2). Tuy nhiên, lượng tiền tạo ra nói trên được giả định trong điều kiện mọi người đều không dùng tiền mặt trong thanh toán. Điều này không có trong thực tế vì nhiều người vẫn thích dùng tiền mặt. Do vậy có một lượng tiền mặt rất lớn được nắm giữ ngoài NH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu gọi tổng giá trị tiền mặt do NHTW phát hành là M1 gồm:

- Tiền mặt dưới hình thức tiền gửi dự trữ bắt buộc của NHTM tại NHTW (R)

- Tiền mặt dưới hình thức dự trữ đảm bảo thanh toán tại quĩ của NHTM (E)

- D là tổng tiền gửi các loại của nền kinh tế vào hệ thống NHTM

Cơ cấu tiền trong nền kinh tế như sau: M1 = C + R +E. Đây chính là tiền mặt chỉ

có NHTW mới tạo ra được bằng quyền lực độc quyền phát hành tiền theo Luật định.

Để phân tích cơ chế tác động của R đến các khối tiền tệ, có thể dùng cách lần lượt

qui đổi các nhân tố cấu thành M1 ra tiền gửi.

Giả sử sử dụng các hệ số tương ứng là k, r, e với: k =C/D, r =R/D, e =E/D, thì có thể diễn giải đơn giản cấu trúc của M1 theo D như sau:

M1 = C+R+E = kD + rD + eD = D(k+r+e)

=> D = 1/(k+r+e) x M1 (1)

Từ (1) có thể nhìn thấy ngay biểu thức 1/(k+r+e) là hệ số tạo tiền gửi D trên cơ sở

tiền cung ứng M1. Trong đó, mẫu số (k+r+e) luôn luôn nhỏ hơn 1 vì D luôn luôn lớn

hơn M1 rất nhiều. Ở Việt nam tại thời điểm hiện nay, các hệ số trên được ước tính trong khỏang như sau:

k từ 0,15 0,28; e từ 0,025 0,05; r từ 0,06 0,09 =>(k + e + r) từ 0,235 0,42

=>1/(k + e + r) từ 1/0,42 1/0,235, tương đương 2,38 4,25 lần

(Nguồn:http://www.ketoantruong.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=8408)

Do quan hệ hàm số nghịch nên nếu các tỷ lệ khác không đổi mà cho r thay đổi, giả sử tăng r lên mức từ 0,08 đến 0,1 thì hệ số nhân tiền gởi sẽ thay đổi khá mạnh theo hướng giảm đi từ 1/0,43  1/0,255, tương đương 2,32  3,92 lần. Vì vậy, khi NHNN tăng tỷ lệ DTBB thì các NHTM cũng hạn chế huy động vì chi phí huy động vốn tăng do phải trả lãi huy động cho cả phần dự trữ tại NHNN.

Hệ số nhân tiền tệ

Số nhân của tiền là hệ số phản ánh khối lượng tiền được tạo ra từ một đơn vị tiền

Theo định nghĩa:

M2 = D + C = D + kD = D(1+k)

= (1+k)/(k+r+e) x M1 (2)

Từ công thức (2), cho thấy biểu thức (1+k)/(k+r+e) chính là hệ số nhân tổng

phương tiện thanh toán hay còn gọi là hệ số nhân tiền tệ. Hầu hết các chỉ tiêu cấu

thành M2 gồm M1 và các hệ số k,r,e đều là những biến số hoàn toàn do NHTW làm chủ và kiểm soát được thông qua qui định của chính mình về hệ số r và qua báo cáo định kỳ bắt buộc của các NHTM sẽ biết được các hệ số k và e của từng NHTM và tính được số bình quân cho toàn ngành ngân hàng trong từng thời kỳ. Trong công thức (2), r vẫn có quan hệ nghịch biến với tổng phương tiện thanh toán M2. Vì vậy, khi tăng tỷ lệ DTBB có tác

dụng làm giảm khối tiền M2 trong lưu thông và ngược lại.

Hệ số nhân tín dụng ra nền kinh tế

Gọi: V là vốn tự có của các NHTM (là chỉ tiêu NHTW luôn luôn được báo cáo theo luật định).

L là tổng năng lực tín dụng có thể cho vay ra nền kinh tế của toàn bộ hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống các NHTM .

v là hệ số quy đổi V ra D

Ta có:

Tổng nguồn T1= D+V = D+vD = D(1+v) Tổng sử dụng nguồn T2 = L+R+E = L+D(r+e)

Theo nguyên lý về cân bằng tài khoản: T1 = T2 => D(1+v) = L+ D(r+e)

=> L=D(1+v) - D(r+e) => L= D(1+v-r-e) (i)

Thay D = 1/(k+r+e) x M1 vào biểu thức (i) => L = (1+v- r-e)/(k+r+e) x M1 (3).

Từ công thức (3) cho thấy biểu thức (1+v-r-e)/(k+r+e) chính là hệ số nhân tín

dụng ra nền kinh tế so với M1. Trong biểu thức hệ số nhân tín dụng có xuất hiện r cả ở

tử số và mẫu số nhưng trái dấu và dấu (+) lại vẫn nằm ở mẫu số nên quan hệ giữa r với lượng tín dụng ra nền kinh tế L vẫn là quan hệ nghịch biến. Giả sử lấy số liệu ước tính bình quân ở Việt nam hiện nay như sau:

Với v = 0,12; k = 0,28; e = 0,03; r = 0,09

(3) => L = (1 + 0,12 - 0,09 - 0,03)/(0,28 + 0,09 + 0,03) x M1 => L = 2,5 x M1

Ý nghĩa: cứ có 1 đồng tiền cung ứng vào lưu thông thì có thể tạo được 2,5 đồng cho vay ra nền kinh tế và ngược lại cứ rút về NHTW 1 đồng tiền cung ứng thì sẽ giảm năng lực cấp tín dụng ra nền kinh tế 2,5 đồng. Ví dụ tổng tiền gởi phải trích DTBB tại các NHTM Việt nam hiện nay khoảng 750.000 tỷ đồng, NHNN tăng tỷ lệ lên 1%, tức là rút về NHNN 7.500 tỷ thì đồng nghĩa với việc giảm năng lực cung tín dụng của các NHTM ra nền kinh tế là 2,5 x 7.500 = 18.750 tỷ đồng.

Như vậy, bằng công cụ DTBB, NHTW hoàn toàn có thể gián tiếp tác động có hiệu quả rõ rệt và “lập tức” vào cấu trúc tổng năng lực cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế để tham gia vào việc điều tiết và kiểm soát lạm phát.

Tác động của DTBB đến mặt bằng lãi suất tín dụng

Chúng ta biết rằng mỗi sản phẩm suy cho cùng đều chỉ có 2 nhóm chi phí tạo thành giới hạn dưới của giá bán. Một là, chi phí trực tiếp (lương, điện, nhiên liệu, trang thiết bị chuyên dùng có tuổi thọ trong vòng 1 năm, các chi phí trực tiếp khác...). Hai là, chi phí gián tiếp (khấu hao, quản lý, dự phòng rủi ro, chi phí gián tiếp khác...). Sản phẩm tín dụng cũng không ngoại lệ. Việc tính toán và phân tích giá cho nhóm sản phẩm chính của NH "vay để cho vay" trong đầu tư tín dụng là công việc mang tính tổng hợp, khó khăn và quan trọng bậc nhất trong quản trị hoạt động kinh doanh của NHTM. Giả sử gọi:

- LSCV0 là lãi suất cho vay đúng bằng chi phí hoạt động hợp lý (chưa tính đến lợi

- C là chi phí hoạt động hợp lý - V là chi phí lương

- M là tổng nguồn vốn huy động phân bổ cho mục đích đầu tư tín dụng

- MCVmax là tổng nguồn vốn huy động dùng để cho vay lớn nhất (đã trừ các khỏan dự trữ)

- a là hệ số sử dụng vốn

- LSTG là lãi suất huy động bình quân

Ta có: LSCV0 = C + V

MCVmax = a x M = [1 – (r + e)] x M Mà: LSCV0 x MCVmax = LSTG x M

 LSCV0 x aM = LSTG x M

LSCV0 = LSTG/a = LSTG/ [1 – (r + e)] – Đây là giá ở ngưỡng hiệu quả của hoạt động cho vay.

Trong công thức nói trên, a có quan hệ nghịch biến với LSCV0. Nếu tăng tỷ lệ DTBB thông qua tăng hệ số r thì hệ số sử dụng vốn a = [1-(r+e)] sẽ càng nhỏ hơn 1, làm cho giá ở ngưỡng hiệu quả LSTG/a càng tăng lên và NHTM cho vay ra sẽ khó hơn vì 2 lý do:

Người vay không sẵn sàng trả giá cao bởi lãi suất chính thức phải do thị

trường quyết định.

NHTM không hạ ngay được lãi suất tiền gửi làm cho lợi nhuận của NHTM có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể rất thấp.

Nếu tại thời điểm tính toán, trên thị trường có lãi suất cho vay cùng loại là i, thì (i – LSCV0 = Doanh thu) chính là doanh thu ròng trên một đơn vị sản phẩm trong hoạt động đầu tư tín dụng của NHTM. Trước đây, hiệu số này được gọi là "chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào". Như vậy, tuy trong doanh thu không “nhìn” thấy chi phí vốn gồm lãi suất huy động, DTBB (R), dự trữ đảm bảo thanh toán (E), nhưng chính đó lại là bộ phận chi lớn nhất (đầu vào) đã “ẩn” vào hệ số a mà người mua tín dụng (người vay)

phải trả thông qua lãi suất vay vốn (đầu ra)...Do đó DTBB là một nhân tố rất quan trọng tham gia quyết định mức giá ở ngưỡng hiệu quả của hoạt động cho vay của NHTM, từ đó tác động trực tiếp hạn chế năng lực cung ứng tín dụng ra nền kinh tế của hệ thống NHTM.

Tác động tăng tỷ lệ DTBB đối với thị trường BĐS Việt Nam và hoạt động tín

dụng BĐS hiện nay

Từ những phân tích về mặt định lượng tác động của DTBB đối với lượng cung tiền, khả năng cung ứng tín dụng ra nền kinh tế và mặt bằng lãi suất tín dụng nêu trên, có thể thấy tác động của việc tăng tỷ lệ DTBB được thể hiện thông qua việc tăng lãi suất huy động và tăng lãi suất cho vay của các NHTM. Nhìn chung có các nhóm tác động sau đây:

Đối với Doanh nghiệp và người đầu tư BĐS: Lãi suất cho vay vốn trên thị

trường tăng, tức là làm tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp và người kinh doanh nói chung. Riêng đối với các khỏan vay BĐS do tính chất thanh khoản kém, thời hạn vay thường là trung, dài hạn, khách hàng vay khó có thể bán và tất toán hợp đồng với NH ngay nên các DN và người kinh doanh BĐS còn phải tiếp tục “nay lưng” để trả lãi cao cho khỏan vay trong quá khứ. Hơn nữa, với lãi suất vay cao đồng thời các NHTM hiện nay phần lớn đã ngưng cho vay đầu tư BĐS do chính sách thắt chặt tiền tệ, nên các nhà đầu tư mất nguồn tài trợ và không tích cực đầu tư mới, trong khi nguồn cung trên thị trường hiện nay không đáp ứng đủ cầu, nếu thị trường BĐS ở trạng thái “đóng băng” không mua bán, chuyển dịch nhưng giá cả vẫn cao mà không hề giảm. Từ đây có thể thấy sự không hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ CSTT của NHNN, mục đích của NHNN là chỉ đánh đầu cơ BĐS nhưng các chính sách ban ra đánh đồng lên tất cả các đối tượng và bất lợi cho sự điều chỉnh của thị trường BĐS.

Đối với nền kinh tế: Suy cho cùng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất

kỳ một Doanh nghiệp nào cũng cần phải có các nguồn nguyên liệu đầu vào là đất đai, cơ sở mặt bằng. Vì vậy khi thị trường BĐS chựng lại không tăng trưởng để đáp ứng cầu thì

giá thuê mặt bằng, đất đai sẽ tiếp tục tăng làm cho chi phí đầu vào của tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh tăng thêm từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ thành phẩm, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BĐS.DOC (Trang 26 - 36)