Dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015

Một phần của tài liệu đánh giá biến động đất đai trên địa bàn huyện lai vung tỉnh đồng tháp giai đoạn 2005-2010 và dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010-2015 (Trang 44 - 48)

2010

3.5.Dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015

3.5.1. Đất nông nghiệp

Bảng 3.6. Dự báo diện tích đất nông nghiệp đến năm 2015

TT Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2010 (%) Năm 2015 (%) Tăng (+) Giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích tự nhiên 100 100 000 1 Đất nông nghiệp NNP 81,76 71,20 -10,56

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 99,68 76,12 -23,56 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 72,71 33,17 -39,54

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 99,98 51,43 -48,55

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 0.02 2,95 2,93

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,29 43,26 15,97

1.2. Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,05 11,94 10,89 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 000 000 000

Với những lợi thế về vị trí địa lý, Lai Vung là một trong những huyện năng động của tỉnh Đồng Tháp. Tiềm năng phát triển chủ yếu là sản xuất hàng hóa nông nghiệp và chế biến nông thủy sản, nhất là khi khu công nghiệp sông Hậu đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra, Lai Vung còn tiếp giáp thị xã Sa Đéc với khu công nghiệp lớn nhất nhì tỉnh, thì theo dự đoán trong vài năm tới sẽ có những thay đổi lớn về mục đích sử dụng giữa các loại đất.

Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá dẫn đến diện tích đất nông nghiệp giảm 10,56% chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi, dẫn đến mục đích sử dụng của các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thay đổi cụ thể:

Trồng lúa giảm 48,55%, diện tích đất trồng cây hàng năm khácgiảm145,6ha, cây lâu năm tăng 15,97% để đáp ứng nhu cầu của cơ chế thị trường.

Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu của các khu công nghiệp thì huyện đã đưa ra nhiều chủ trương để thúc đẩy các loại cây trồng như bắp, đậu nành, rau, dưa có xu hướng tăng dẫn đến diện tích đất trồng màu tăng dự kiến lấy từ đất lúa và đất bãi bồi.

Chủ trương khai thác tốt lợi thế của huyện, từng bước cũng cố, tổ chức phát triển thủy sản trong điều kiện mới, đẩy mạnh nghề nuôi cá lồng bè, cá chân ruộng, ao hầm nên theo dự đoán diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 10,89% dự đoán lấy từ diện tích đất mặt nước chuyên dùng, đất nông nghiệp. Do đó diện tích đất mặt nước chuyên dùng có chiều hướng tăng.

3.5.2. Đất phi nông nghiệp

Bảng 3.7. Dự báo diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2015

TT Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2010 (%) Năm 2015 (%) Tăng (+) Giảm (-)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 18,24 28,80 + 10,56

2.1 Đất ở OTC 24,01 27,35 + 3,34

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 95,55 98,87 + 3,32

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 4,45 4,47 + 0,02

2.2 Đất chuyên dùng CDG 18,06 30,76 + 12,70

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan CTS 0,02 0,53 - 0,51

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,009 0,009 000

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh PNN CSK 10,16 17,9 + 7,74 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 89,811 95,27 + 5,46

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0,44 0,44

2.5 Đất sông suối và mặt nước SMN 57,488 53,06 - 4,42 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ sao cho phù hợp với xu thế phát triển trong điều kiện cơ chế thị trường dự đoán diện tích đất phi nông nghiệp tăng 10,56%.

* Đất ở:

Với chủ trương sắp xếp, bố trí lại dân cư tập trung theo quy hoạch so với tình trạng ở phân tán trước đây, có kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo các khu, cụm và tuyến dân cư, giải quyết tình trạng nhà ở vi phạm hành lang lộ giới, kênh rạch nên đất ở có xu hướng tăng 3,34% chuyển sang đất chuyên dùng là chủ yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đất chuyên dùng:

Chủ trương giải quyết hai vấn đề chính là kiểm soát lũ và tưới tiêu phục vụ sản xuất cũng góp phần làm cho diện tích đất thủy lợi tăng.

Trên địa bàn huyện hiện nay hình thành nhiều tuyến dân cư mới, khu đô thị dẫn đến gia tăng nhu cầu giao thông đi lại, vận chuyển hàng hoá, diện tích đất giao thông tăng. Nên dự đoán diện tích đất có mục đích công cộng tăng 19,55ha.

Như vậy, theo dự kiến đến 2015 thì đất chuyên dùng còn có sự gia tăng mạnh khoảng 12,70% nhằm đảm bảo cho nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của huyện.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Hiện trạng sử dụng đất của huyện đến ngày 01/01/2010: Tổng diện tích tự nhiên của huyện 23.844,45ha trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có diện tích 19.496,04ha với cây lúa chiếm ưu thế diện tích trồng lúa 14.901,10ha, nhưng chủ yếu là trồng lúa hai vụ. Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích là 4.348,41ha với đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm diện tích lớn nhất 2.350,51ha nhưng chủ yếu là nuôi cá dưới hình thức tự phát không theo quy hoạch. Đất ở chiếm diện tích 971,96ha. Người dân đã mạnh dạng khai thác và phát huy hiệu quả mang lại từ tài nguyên đất thông qua việc chuyển đổi các loại hình sử dụng đất (lúa, màu, nuôi trồng thủy sản,...) đây là một chuyển biến tích cực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, các thay đổi này còn diễn ra mang tính tự phát và tuỳ tiện không thông qua chính quyền địa phương, đây cũng là vấn đề nan giải của địa phương hiện nay, dẫn đến những biến động về đất đai không thể kiểm soát được và không đúng với quy hoạch.

Thực trạng biến động đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn năm 2006 - 2010 diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng chủ yếu biến động trong giai đoạn này là thay đổi về mục đích sử dụng giữa các loại đất do các quy định của các kỳ kiểm kê đất đai và các cách tổng hợp số liệu của các kỳ kiểm kê khác nhau, nhu cầu phát triển của xã hội cụ thể:

+ Tổng diện tích tự nhiên năm 2006 là 23.793,55ha đến năm 2010 diện tích là 23.844,45ha.

+ Diên tích đất nông nghiệp năm 2010 giảm hơn năm 2006 là 434,60ha + Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 tăng hơn năm 2006 là 227,18ha. Những biến động khác cũng diễn ra nhưng không đáng kể.

Quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa người với người, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tìm ra được giải pháp và định hướng cho tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Theo dự đoán trong tương lai với những thay đổi về kinh tế, lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi của huyện thì nó sẽ mở ra hướng phát triển mới cho toàn huyện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì nó cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến những biến động về đất đai không thể kiểm soát được. Trước tình hình đó thì nó đặt ra cho các nhà quản lý đất đai phải tiềm ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn đó tạo điều kiện sử dụng và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp.

Một phần của tài liệu đánh giá biến động đất đai trên địa bàn huyện lai vung tỉnh đồng tháp giai đoạn 2005-2010 và dự báo biến động đất đai giai đoạn 2010-2015 (Trang 44 - 48)