THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢOHỘ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HỘ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Như đã phân tích ở chương đầu tiên, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại là nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, nâng đỡ các nhà xuất khẩu thâm nhập thị trường nước ngoài hay tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp non trẻ trong nước có cơ hội và thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, khi đề cập đến sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ở Việt Nam thì trước hết phải nghiên cứu tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, cũng như đánh giá khả năng cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước tại thị trường nội địa để từ đó thấy được những tiền đề làm điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại phù hợp ở Việt Nam. Đồng thời, trong giai đoan hiện nay, khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu mà đỉnh cao là sự kiện chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng với những cam kết về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan khác, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại cần có sự thay đổi thế nào cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cũng như vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia? Người viết xin được đi sâu phân tích như sau: