Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)

2.6.1 Qui tắc xuất xứ

Qui tắc xuất xứ bao gồm tất cả các luật, qui định và quyết định hành chính được áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hoá. Các qui tắc xuất xứ này không được liên quan tới các chế độ thương mại liên minh hay tự trị dẫn đến việc cho hưởng các ưu đãi thuế quan vượt quá đối xử tối huệ quốc (MFN). Chúng cũng bao gồm các qui tắc xuất xứ được sử dụng trong mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.

2.6.2 Các biện pháp liên quan đến đầu tư

Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại, thí dụ như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên liệu trong nước, quy định tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để thanh toán hàng nhập khẩu của công ty...Các biện pháp này thường được các nước đang phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu và phát triển ngành công nghiệp trong nước. Ðể khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra một danh mục các biện pháp đầu tư bị coi là không phù hợp các quy định về tự do hóa thương mại của WTO và yêu cầu các nước thành viên không duy trì những biện pháp này.

2.6.3 Mua sắm chính phủ ( Goverment Procurement)

Các chính phủ thường chi một khoản rất lớn để mua sắm hàng hóa, thiết bị và dịch vụ phục vụ hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc mua sắm đó thường không căn cứ vào các tiêu chí thương mại thông thường. Dưới áp lực chính trị, các chính phủ thường mua hàng hóa và dịch vụ từ các công ty trong nước, do vậy, tạo ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Hiện nay, WTO có Hiệp định Mua sắm Chính phủ để điều tiết hoạt động này. Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ dừng ở khuôn khổ của một hiệp định nhiều bên và việc tham gia hiệp định là trên cơ sở tự nguyện.

2.6.4 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một rào cản lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng vi phạm bản quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đích thực. Vấn đề này thật sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia mà việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không được nghiêm ngặt.

Hiệp định TRIPS của WTO điều chỉnh các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ liên quan thương mại, gồm các quyền chính như quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế công nghiệp, pa-ten, thiết kế bố trí mạch tích

hợp và các bí mật thương mại. Hiệp định cũng yêu cầu các nước thành viên phải tăng cường công tác thực thi của mình.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 33)