Rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mạ

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại là những biện pháp có xu hướng sử dụng rất phổ biến hiện nay trên thế giới vì so với các biện pháp quản lý nhập khẩu khác, nó dễ được chấp nhận và ít gây phản ứng hơn trong thương mại quốc tế. Mặc dù đây là những biện pháp dựa vào mục đích hợp pháp là đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người tiêu dung, người sản xuất, bảo vệ động thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh xã hội, văn hoá của nước sở tại…nhưng nhiều khi chúng lại có thể trở thành công cụ hữu hiệu nhằm bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu từ bên ngoài. Sau đây là một số biện pháp nằm trong nhóm này:

2.3.1 Các quy định kỹ thuật (technical requirements), tiêu chuẩn (standards) và các thủ tục xác định sự phù hợp

* Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều

đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm. Các yêu cầu này có thể liên quan tới kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Các yêu cầu này cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phương pháp sản phẩm liên quan tới sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các quy định kỹ thuật là bắt buộc. Trên thực tế, nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuật thì nó sẽ không được phép bán ra thị trường. Còn đối với tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn được phép bán ra thị trường, mặc dù có thể bị người tiêu dùng tẩy chay. Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khoẻ của con người, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi lừa dối. Các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến kỹ thuật là một

trong những cản trở lớn nhất đối với việc tiếp cận các thị trường nước ngoài của các nước đang và kém phát triển vì những nước này chưa có đủ trình độ và kỹ năng về công nghệ sản xuất, chế biến cũng như công nghệ bảo quản độ an toàn cho các sản phẩm hàng hoá, nhất là các loại lương thực, thực phẩm. Các nước phát triển thường yêu cầu các nước đang và kém phát triển phải thực hiện các quy định rất chặt chẽ liên quan tới môi trường và nhiều khi còn yêu cầu các nước này phải xuất trình trước các sản phẩm mẫu để họ kiểm tra, thử nghiệm ... Điều này đã làm phức tạp thêm rất nhiều các thủ tục kiểm tra và chứng nhận sản phẩm xuất khẩu.

*Các thủ tục đánh giá sự phù hợp: chẳng hạn như xét nghiệm, thẩm tra

xác thực, kiểm định, chứng nhận - được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra. WTO yêu cầu các qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục để đánh giá sự phù hợp với các qui định kỹ thuật và tiêu chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hoà hoá. Nhưng các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu... mà nó cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. WTO yêu cầu các thành viên tích cực soạn thảo các tiêu chuẩn và tham gia vào tổ chức tiêu chuẩn đo lường quốc tế như ISO.

2.3.2 Kiểm dich động thực vật (Sanitary and phytosanitary - SPS)

Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật của WTO (SPS) quy định:

- Các thành viên WTO có thể ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử

không hợp lý và tuỳ tiện, hay bóp méo thương mại.

- Các thành viên phải đảm bảo là việc áp dụng của bất kỳ biện pháp nào chỉ với phạm vi và mức độ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật, cũng như phải dựa trên các cơ sở khoa học và không được phép duy trì nếu không có chứng cớ khoa học đầy đủ.

- Trong trường hợp chứng cớ khoa học liên quan không đầy đủ, một thành viên có thể áp dụng một cách tạm thời các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật trên cơ sở thông tin xác đáng sẵn có, kể cả các thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như các biện pháp kiểm dịch của các thành viên khác. Trong những trường hợp như vậy, các thành viên sẽ tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết cho sự đánh giá rủi ro khách quan hơn. Đồng thời tiến hành xem xét đánh giá các biện pháp tạm thời này trong một thời hạn hợp lý.

- Các thành viên đảm bảo rằng các biện pháp SPS được dựa trên đánh giá rủi ro đối với sức khoẻ con người, động vật và thực vật, tuỳ theo hoàn cảnh, có cân nhắc tới những kỹ thuật đánh giá rủi ro của các tổ chức quốc tế liên quan

2.3.3 Thủ tục về đóng gói sản phẩm

Các thủ tục này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển (LDCs) sang thị trường của các nước phát triển vì các nước nhập khẩu nhiều khi không tin tưởng vào quá trình bao gói sản phẩm của các nước LDCs, mặt khác nhiều nước phát triển cho rằng các loại bao, gói sản phẩm từ các nước đang phát triển không có khả năng tái chế được sau khi sử dụng vì thế sẽ gây ảnh hưởng trong công tác xử lý chất thải của nước nhập khẩu.

Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc dùng lại. Những quy định không phù hợp có thể bị thị trường từ

chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì. Chẳng hạn, Liên bang Đức từ chối nhập khẩu các sản phẩm của Indonesia được đóng gói bằng bì gai là loại không có dụng cụ phân huỷ ở Đức. Việc sử dụng các tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh thương mại quốc tế. Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau về các tiêu chuẩn và quy định, về chi phí sản xuất bao bì, các nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì và khả năng tái chế ở các nước khác nhau.

2.3.4 Yêu cầu về dán nhãn sinh thái

Dán nhãn sinh thái có nghĩa là các nước nhập khẩu yêu cầu các nước xuất khẩu phải thực hiện việc dán nhãn mác sản phẩm của mình theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng về sinh thái cho các nước nhập khẩu. Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường.

Đặc biệt đây thường là yêu cầu của các nước phát triển đối với các nước kém phát triển (LDCs), các yêu cầu này dù thuộc hình thức tự nguyện hay hình thức bắt buộc thì đều gây những khó khăn nhất định trong quá trình xuất khẩu của các nước LDCs. Vì thông thường các nước LDCs hay có thói quen sử dụng nhãn mác cầu kỳ như một công cụ marketing và quảng bá một cách hiệu quả cho sản phẩm của mình khi thâm nhập thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)