KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty cổ phần, công ty xây dựng hoàng long (Trang 86 - 94)

2.4.1. Chứng từ sử dụngPhiếu kế toán Phiếu kế toán 2.4.2. Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 154 để tổng hợp chi phí sản xuất. 2.4.3. Sổ kế toán sử dụng.

Sổ cái TK 154 Sổ chi tiết TK 154

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 2.4.4. Quy trình ghi sổ kế toán.

Sơ đồ tổng hợp chi phí của công ty

TK 621 TK 154 TK 632 Kết chuyển CPNVLTT thành phẩm hoàn thành giao cho khách hàng Thực tế TK 622 Kết chuyển NCTT thực tế TK 627 K/c CPSXC ước tính ĐPSXCTT<ĐPSXCƯT

Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp chi phi.

phiếu kế toán

Sổ chi tiết TK 154 Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 154 Báo cáo tài chính

Dựa vào phiếu kế toán và bảng tính chêch lệch chi phí sản xuất chung bộ phân kế toán tiến hàng lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ chi tiết và sổ cái TK 154 sau đó đến cuối năm lập báo cáo tài chính.

2.4.5. Ví dụ minh họa

Nghiệp vụ 1: Ngày 30/12 bộ phận kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất cho từng đơn hàng như sau

Đào đất cấp 2: Nợ TK 154: 642.000.000 Có TK 621: 317.358.000 Có TK 622: 187.560.000 Có TK 627: 137.083.000 Đổ bê tông: Nợ TK 154: 303.276.000 Có TK 621: 193.430.000 Có TK 622: 74.766.000 Có TK 627: 35.080.000

Tổng Công ty đầu tư Xây Dựng Hoàng Long - Công ty cổ phần 07 Cầu Cao Thị Trấn Nhồi - Đông Sơn - TH

SỔ CÁI Năm 2012

Tên tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Số dư đầu kỳ 682.800.970 30/12 30 30/12 Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành SP 621 510.788.000 30/12 30 30/12 Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành SP 622 262.326.000 30/12 30 30/12 Kết chuyển CPSXC để tính giá thành SP 627 172.163.000 30/12 30 30/12 Giao hàng sản xuất cho KH 632 945.276.000 …. Công phát sinh Số dư cuối kỳ 12.154.420.47 6 1.652.967.941 11.184.253.505 2.6. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

Công thức tính giá thành sản phẩm trong từng mã hàng như sau: Zsp của từng mã hàng được tính như sau:

Zsp = CPNVTTT thực tế + CPNCTT thực tế + CPSXC ước tính phân bổ +(-) C/L

Zđv = SLSPHTTổng Zsp

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ CÔNG TRÌNH ĐÀO ĐẤT CẤP 2

Chi tiêu Tổng giá thành Giá thành đơn vị

CPNVLTT 317.358.000 105.786

CPNCTT 187.560.000 62.520

CPSXC 137.083.000 45.694

Tổng 642.000.000 214.000

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ CÔNG TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG

Chi tiêu Tổng giá thành Giá thành đơn vị

CPNVLTT 193.430.000 96.715

CPNCTT 74.766.000 37.383

CPSXC 35.080.000 17.540

Tổng 303.276.000 151.638

Do yêu cầu của đơn đặt hàng sản xuất sau khi sản xuất xong giao trực tiếp cho khách hàng nên kế toán định khoản:

Nợ TK 632: 945.276.000

Có TK 154( ĐĐC2): 642.000.000 Có TK 154 (ĐBT): 303.276.000

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG LONG - CÔNG TY

CỔ PHẦN

3.1. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG LONG - CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1.1 Ưu điểm.

Trong sự vận động của nền kinh tế thị trường Công ty cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thanh Hoá đã không ngừng mở rộng cả về quy mô và địa bàn hoạt động. Trong suốt những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, song Công ty đã dần dần ổn định và duy trì được sản xuất, tạo đủ việc làm, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên. Có được thành tựu đó là do sự cố gắng nỗ lực của Công ty trên các lĩnh vực sau:

- Về hạch toán chi phí và tính giá thành

Đối với công tác hạch toán CPSX và tính giá thành, Công ty đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu hạch toán chi phí và giá thành. Việc xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình cho phép cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết về CPSX của từng công trình trong mỗi kỳ hạch toán cũng như cả năm tài chính, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Công ty đã áp dụng phương pháp tập hợp CPSX, tính giá thành phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm và yêu cầu của Công ty. Ngoài ra công tác đánh giá kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cũng được tổ chức một cách khoa học, đúng theo quy định hiện hành đó là đánh giá theo thực tế.

Công ty hạch toán CPSX theo 4 khoản mục chi phí giá thành nên công việc tính giá thành gặp nhiều thận lợi. Một đặc điểm nổi bật của công ty là giao

hình sản xuất của XN, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường trong công tác quản trị.

- Đối với công tác kế toán chi phí vật tư:

Việc bỏ hình thức xuất vật tư tại kho Công ty, giao việc mua vật tư cho các đội thi công đảm nhiệm đã giảm được chi phí bảo quản vật tư tại kho công ty và giảm được khoản chi phí vận chuyển từ kho Công ty tới các công trường làm hạ được giá thành công trình.

- Đối với công tác kế toán chi phí nhân công:

Hình thức khoán được áp dụng tạo đã tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc kể cả về chất lượng và thời gian, đảm bảo tiến độ thi công công trình.

Tình hình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công đảm bảo sự công bằng, chính xác, BCC là căn cứ kế toán lập Bảng thanh toán lương ghi rõ số công, số tiền của từng công nhân. Công ty đã thể hiện được đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp trong việc hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân.

- Đối với công tác chi phí máy thi công:

Công ty hạch toán các chi phí liên quan đến chi phí MTC thành khoản mục riêng rõ ràng và được hạch toán chi tiết theo các tiểu khoản.

Công ty sử dụng tài khoản 623 để hạch toán chi phí MTC đã tạo được đặc trưng của ngành XDCB.

- Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung được tổng hợp riêng cho từng tháng, và được phân bổ cho các công trình theo tiêu thức thích hợp đó là tiền lương của công nhân sản xuất. Kế toán đã chi tiết từng loại chi phí và hạch toán theo các tài khoản chi tiết như TK 6271- Chi phí nhân viên. Tài khoản 6272- Chi phí vật liệu tạo điều kiện cho công tác kế toán tổng hợp từng khoản mục có hiệu quả.

Kế toán đã hạch toán khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất chung theo quy định 15/2006-QĐ/BTC cho ngành XDCB

3.1.2. Nhược điểm

Qua tìm hiểu thực tập tại phòng kế toán Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thanh Hoá và đi sâu về phần hành kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em nhận thấy bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Cơ chế quản lý:

Sản phẩm của Công ty mang tính đặc thù riêng không giống nhau thường kéo dài thời gian SX có thể là 1 năm, 2 năm hay lâu hơn nữa dẫn đến việc tính giá thành cho 1 kỳ kế toán chưa thể chính xác được mà phải qua nhiều kỳ kế toán khi công trình hoàn thành bàn giao.

- Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán.

Công ty áp dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo Quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày20/3/2006. Tuy nhiên một số mẫu chứng từ của Công ty đang sử dụng lại theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/12/1998. Như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho... Mặc dù những chứng từ này theo hai quyết định trên không có sự khác biệt nhưng Công ty nên thống nhất sử dụng theo mẫu in ghi rõ theo quyết định nào. Bên cạnh đó việc ghi chép sổ kế toán chưa được thực hiện một cách khoa học. Công ty sử dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ, các nghiệp vụ phát sinh được ghi sổ theo trình tự thời gian và phải có chứng từ chứng minh sự hiện hữu của các nghiệp vụ đó. Trên thực tế, có rất nhiều nghiệp vụ được ghi sổ mà không rõ dựa trên chứng từ nào. Điều này không đúng với quy định về ghi sổ kế toán. Do đó, Công ty nên có quy định chặt chẽ hơn nữa việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh như buộc loại bỏ ra khỏi chi phí mà không có chứng từ hợp lệ.

- Về thời gian ghi sổ kế toán.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để cập nhật chứng từ kế toán là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Theo phương pháp này thì công ty phải tiến hành cập nhật chứng từ vào sổ sách khi có nghiệp vụ phát sinh

để có thể tính được ngay số phát sinh. Hơn nữa, là doanh nghiệp xây dựng cơ bản nên tình hình nhập xuất vật tư diễn ra thường xuyên nên việc cập nhập chứng từ không được thực hiện thường xuyên mà chỉ tổng hợp chứng từ vào cuối tháng sẽ làm cho số lượng chứng từ nhiều khó kiểm soát ảnh hưởng đến công tác báo cáo sổ sách cuối quý.

- Hạch toán chi phí NVLTT:

Ngành nghề chủ yếu của Công ty là xây dựng cơ bản, vật tư được thực hiện cung ứng cho các công trình chưa thật sự phù hợp với tiến độ thi công. Công ty chưa quan tâm đến vấn đề về tận dụng phế liệu thu hồi, vật tư không sử dụng hết không được nhập lại kho ngay để gây thất thoát.

- Hạch toán chi phí NCTT:

Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Như chúng ta đã biết, việc xây dựng công trình phụ thuộc vào thiên nhiên, có nhiều tháng thi công bị đình trệ và rất nhiều công nhân nghỉ phép vào dịp này. Việc không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất sẽ làm cho giá thành công trình không phản ánh chính xác chi phí thực tế bỏ ra.

- Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:

Máy thi công được Công ty quản lý và sử dụng các tài sản này bị khai thác quá lớn dẫn đến độ hao mòn cao trong khi tính khấu hao vẫn ở chế độ bình thường, dẫn đến phản ánh giá trị còn lại của tài sản và chi phí để tính giá thành thiếu chính xác.

- Hạch toán chi phí sản xuất chung:

Việc gộp chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền vào một khoản đã gây khó khăn cho người quản lý trong việc kiểm tra tình hình chi tiêu những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh.

- Về công tác tính giá thành :

Công ty không lập thẻ tính giá thành cho từng công trình. Các chi phí sản xuất phát sinh cũng như giá trị dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và giá thành của các

công trình được tập hợp và phản ánh trên bảng tính giá thành. Xét về mục đích phản ánh tổng hợp thông tin, bảng này có tính năng như thẻ tính giá thành, hơn nữa cho kế toán thấy được tình hình thực hiện chi phí, giá thành của công trình trong kỳ.

3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHIPHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG LONG - CÔNG TY CỔ PHẦN

Chi phí sản xuất xây lắp gắn liền với việc sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất xây lắp. Thực chất quản lý chi phí sản xuất xây lắp là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố sản xuất xây lắp, hạ giá thành sản phẩm xây lắp.

Trong ngành công nghiệp xây lắp để đảm bảo cung cấp hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước hướng vào việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Điều này làm cho giá trị dự toán của các công trình xây dựng rất sát với chi phí mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra để hoàn thành công trình đó. Do đó, vấn đề tăng cường quản lý chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm xây lắp ngày càng trở nên quan trọng.

Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc hạch toán kinh tế, đó là sự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp phải tìm mọi biện pháp để kinh doanh có lãi. Như chúng ta biết:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Do đó, quản lý chặt chẽ chi phí cũng là một trong những biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xây lắp, để quản lý chặt chẽ chi phí kế toán cần xây dựng các biện pháp gảm chi phí sao cho chất lượng công trình không thay đổi.

Tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán đúng đắn giá thành sản phẩm, nhằm đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm hoàn thiện hơn công tác kế toán đem lại thông tin chính xác, tin cậy cho các nhà quản trị trong việc đánh giá hiệu quả xản xuất kinh doanh, qua đó

nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các phương pháp, phương án kinh doanh đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đề ra các biện pháp từ đó mở rộng phạp vi hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHIPHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CP BÊ TÔNG PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CP BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THANH HÓA.

3.3.1. Về tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán Công ty nên có kế hoạch sắp xếp để công việc hạch toán được thực hiện ngay trong kỳ, tránh tất cả đều dồn vào cuối kỳ, như vậy có thể tránh được sự chậm trễ trong việc xử lý và cung cấp các thông tin số liệu kế toán cần thiết

3.3.2. Về vận dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán

Công ty nên sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để thuận tiện cho công tác theo dõi mức khấu hao trích cho từng công trình sử dụng, đối chiếu so sánh mức độ biến động về mức khấu hao tài sản cố định giữa các kỳ. Cách tính và trích khấu hao TSCĐ như hiên nay Công ty đang áp dụng về mặt tổng thể chi phí toàn doanh nghiệp không ảnh hưởng nhưng xét từng công trình thì chưa chính xác. Chính vì thế Công ty xem xét việc áp dụng phương pháp tính khấu hao theo QĐ số 206/2003QĐ-BTC ngày 12/12/2003. XN nên áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập, kết hợp với nghiên cứu lý luận và thực tiễn, em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế cao.

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết sử dụng kết hợp đúng đắn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty cổ phần, công ty xây dựng hoàng long (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w