PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty cổ phần, công ty xây dựng hoàng long (Trang 33 - 94)

1.5.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp

Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vì nó phù hợp với đặc điểm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tượng tập hợp sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cách tính đơn giản.

Z dự toán của khối lượng xây lắp hoàn

thành trong kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp

dở dang đầu kỳ

Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ

Z dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ + Z dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ + x CPSX thực tế DDCK của từng giai đoạn =

CPSX thực tế DDCK của

từng giai đoạn = ZDT KLDDCK x Hệ số phân bổ của từng giai đoạn

Z dự toán của từng khối

lượng DD = Khối lượng x đơn giá x

Tỷ lệ dở dang DT hoàn thành

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình,...từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình ấy.

Trường hợp: công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức, đánh gía sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán tính giá thành sau:

Z = Dđk + C – Dck

Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm

C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng

Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Trường hợp : Chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành thực tế lại tính riêng cho từng hạng mục công trình, thì kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

1.5.2. Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này thích hợp với xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn thi công chia ra cho các đối tượng sản xuất khác nhau. Ở đây, đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng.

Công thức tính:

Z = Dđk + C1 + C2 + …+ Cn - Dck

Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

C1, C2,…,Cn : là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn hay từng hạng mục công trình xây lắp của 1 công trình.

Dđk, Dck : Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

1.5.3.Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công ty xây lắp có thể ký kết với bên giao thầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng phần công việc. Các hạng mục công trình

trên cùng một địa điểm thi công cùng đợn vị thi công nhưng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau.

Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ. Công thức:

Ztt = Gdt x H

Trong đó: Ztt : Giá thành thực tế của hạng mục công trình

Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó

H : Hệ số phân bổ giá thành thực tế Với

1.5.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này thich hợp với đối tượng tính gia thành là từng công trình, hạng mục công trình. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổ tính giá thành. Cuối mỗi kỳ, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng tương ứng. Tường hợp đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tính giá thành cho từng hạng mục công trình theo công thức:

Trong đó: Zi : Giá thành thực tế của hạng mục công trình

Zđđh : Giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành

Zdt : Giá thành thực tế của các hạng mục công trình và đơn đặt hàng hoàn thành

Zdti : Giá thành dự toán của hạng mục công trình i

1.5.5. Phương pháp tính giá thành định mức

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản

H =

Tổng giá thành thực tế của công trình

Tổng chi phí dự toán của tất cả hạng mục công trình

Zi =

Zđđh

các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Đồng thời việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Z thực tế của sản phẩm = Z định mức của sản phẩm + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch thoát ly định mức Trong đó:

Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới – Định mức cũ

Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí phí thực tế( theo từng khoản mục) – Chi phí phí định mức( theo từng khoản mục)

1.6. KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG SẢN PHẨM VÀ KẾ TOÁNTHIỆT HẠI VỀ SẢN PHẨM HỎNG. THIỆT HẠI VỀ SẢN PHẨM HỎNG.

Ý nghiã của trích lập dự phòng.

Dự phòng thực chất là ghi nhận một chi phí chưa thực chi vào sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính của niên độ kế toán để có nguồn tài chính bù đắp cho niên độ kế toán sau. Trong các giai đoạn trong các thời kỳ phát triển mạnh mẽ trong các doanh nghiệp như hiện nay, cùng với những cơ hội phát triển kinh doanh không tránh khỏi những rủi ro này có thể do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt.. nguyên nhân chủ quan như thị trường tài chính biến động giá nguyên vật liệu thay đổi. Vì vậy để tránh rủi ro kinh tế việc trích lập dự phòng là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp. Nó sẽ tạo ra một sự ổn định kể cả khi doanh nghiệp rơi vào tình huống khó khăn, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.

Đối với hàng tồn kho được lập dự phòng bao gồm các khoản

1.6.1. Kế toán trích lập dự phòng hàng tồn kho.

Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo thông tư số 228/TT – BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 và thông tư 34/TT – BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản lập dự phòng, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật liệu,

dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, lac hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luận chuyển…) sản phẩm dở dang chi phí dịch vụ dở dang.

Việc trích lập giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được đảm bảo phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp của bộ tài chính hoăc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.

Mức dự phòng giàm giá vật tư

hàng hóa

=

Lượng vật tư, hàng hóa tồn kho tại thời

điểm lập BCTC x Giá gốc của hàng tồn kho trên sổ kế toán - Giá trị thuận có thể thực hiện HTK

Cuối kỳ kế toán khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo

Nếu khoản dự phòng phải lập của năm nay lớn hơn dự phòng lập năm trước thì phần chêch lệch lớn hơn:

Nợ TK 632 : Phần chêch lệch lớn hơn Có TK 159

Nếu khoản dự phòng phải lập của năm nay lớn hơn dự phòng lập năm trước thì phần chêch lệch nhỏ hơn:

Nợ TK 159 : Phần chêch lệch nhỏ hơn Có TK 632.

1.6.2. Kế toán trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm.

Đối tượng và điều kiện lập dự phòng.

Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất và tiến hành lập dự phòng cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng và văn bản quy định khác.

Phương pháp lập dự phòng.

Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất và tiến hành lập dự phòng cho từng sản phẩm, hàng hóa cam kết.

Tổng mức lập dự phòng cam kết với khách hàng nhưng không quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ.

Sau khi lập dự phòng tổng hợp chi tiết vào bảng kê, làm căn cứ chi phí hạch toán bán hàng.

Phương pháp hạch toán.

Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm Nợ TK 641(6415)

Có TK 352 Dự phòng phải trả Phát sinh chi phí bảo hành

Nợ TK 621, 622, 627

Có TK 111, 112, 152, 153..

Cuối kỳ kết chuyển chi phí bảo hành thực tế Nợ TK 154

Có TKk 621, 622, 627

Khi bảo hành xong bàn giao khách hàng Nợ TK 352:

Có TK 154

Nếu khoản trích bảo hành sản phẩm lớn hơn thực tế phát sinh hoàn nhập dự phòng.

Nợ TK 352

Có TK 641(6415)

1.6.3. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại.

+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.

+ Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.

Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất).

Sản phẩm hỏng trong định mức được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác. Còn thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức được xem là khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào thu nhập. Toàn bộ giá trị thiệt hại được theo dõi riêng trên tài khoản 1381 "tài sản thiếu cho xử lý" (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức)

TK 1381

TK 334, 152 632

Chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng Giá trị thiệt hại sản

Có thể sữa chữa được phẩm hỏng ngoài ĐM

TK 154, 155 1388

Giá trị sản phẩm hỏng không Giá trị phế liệu thu

sửa chữa được hồi và các khoản BT

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

HOÀNG LONG - CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNGLONG - CÔNG TY CỔ PHẦN LONG - CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1.1. Sơ lược về Tổng Công ty cổ phần – Công ty xây dựng Hoàng Long

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Tổng Công ty đầu tư Xây Dựng Hoàng Long - Công ty cổ phần được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 2801276733 ngày 02 tháng 10 năm 1998 được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp.

- Tên gọi: Tổng Công ty đầu tư Xây Dựng Hoàng Long - Công ty cổ phần - Địa chỉ trụ sở: Số nhà 07, phố Cao Sơn, thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá

- Giám đốc : Hoàng Đình Thông - Mã số thuế: 2800177056

- Điện thoại: 0373.942.723

2.1.1.2. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ: 15.000.000.000 (mười lăm tỷ đồng)

2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty.

- Xây lắp các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi; - Xây lắp công trình ngầm, cống, công trình ngoài biển; - San lấp mặt bằng;

- Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, mặt hàng trang trí nội thất, ngoại thất;

- Cho thuê máy móc, thiết bị công trình dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ.

2.1.1.4. Thị trường của Công ty.

Tự tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch ký hợp đồng với các khách hàng trong nước.

2.1.1.5. Vị trí, vị thế của Công ty.

- Công ty nằm ở vị trí tương đối thuận lợi cho việc Sản xuất kinh doanh - Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ Trung- Đại học đã có nhiều năm trực tiếp tham gia lãnh đạo cộng thêm đội ngũ cán bộ công nhân viên sản xuất có lòng yêu nghề say mê đã giúp cho Công ty luôn hoàn thành kế hoạch.

- Ban giám đốc rất chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại đổi mới công nghệ trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại

- Hiện nay Công ty có 110 cán bộ công nhân viên, trong đó nhân viên quản lý là 20 người. Công ty luôn có việc làm cho công nhân viên với mức thu nhập tương đối ổn định, cụ thể thu nhập bình quân người/tháng là: 3.000.000đ/ tháng.

2.1.1.6. Đặc điểm quy trình và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.1.1.6.1. Đặc điểm về hoạt động xây lắp

Xây dựng cơ bản là quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định dưới các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, xây dựng mở rộng, xây dựng khôi phục sửa chữa lớn tài sản cố định.

Ngành xây dựng cơ bản tạo nên sản phẩm là những công trình xây dựng đã hoàn thành việc xây lắp, được phép nghiệm thu và đi vào sử dụng. Không giống như sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, các công trình xây dựng cơ bản tạo nên là những sản phẩm có thời gian sử dụng và thi công kéo dài, gắn chặt vào đất xây dựng, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, được sản xuất đơn chiếc và không phải là hàng hoá.

Xuất phát từ đặc trưng của sản phẩm xây dựng, đặc điểm sản xuất trong xây dựng cơ bản so với các ngành sản xuất khác có nhiều khác biệt do đó tổ chức công tác kế toán trong ngành này cũng có nhiều điểm khác thể hiện :

- Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng không ổn định, luôn biến đổi theo không gian và thời gian xây dựng. Trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trình này tới công trình khác, trong khi công trình xây dựng thì hình thành và đứng yên. Các phương án về kỹ thuật và tổ chức sản xuất do đó cũng phải thường xuyên thay đổi để thích nghi với từng giai

đoạn xây dựng. Vì vậy sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như: chi phí điều động công nhân, điều động máy thi công, chi phí xây dựng các công trình lán trại phục vụ công nhân và thi công…kế toán phải phản ánh chính xác các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý.

- Chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn, kết cấu phức tạp. Trong ngành xây dựng, do chu kỳ sản xuất dài nên đối tượng tính Giá thành có thể là sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh cũng có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn quy ước (có dự toán riêng).

Do vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng tính Giá thành và kỳ tính Giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý và thi công trong từng thời kỳ nhất định, tránh trình trạng căng thẳng vốn trong doanh nghiệp xây lắp.

- Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi đối tượng xây lắp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức xây dựng thích hợp được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng xây lắp riêng biệt. Từ đặc điểm này, kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí, giá thành và tính kết quả thi công cho từng loại sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, hạng mục công trình, từng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty cổ phần, công ty xây dựng hoàng long (Trang 33 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w