Các khái niệm cơ bản liên quan đến chọn mẫu kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn

Một phần của tài liệu các phương pháp lựa chọn phần tử đặc biệt trong kiểm toán và kỹ thuật lấy mẫu (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC HIỆN 26 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRÁCH NHIỆN HỮU HẠN

2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH CHỌN MẪU DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TNHH THỰC HIỆN

2.2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến chọn mẫu kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn

Chọn mẫu kiểm toán tại VACO đều được dựa trên những đánh giá về rủi ro và mức trọng yếu, do vậy chọn mẫu thường xuyên đề cập đến các giá trị trọng yếu, giá trị trọng yếu chi tiết, chỉ số tin cậy. Việc xác định các giá trị này được nằm trong khâu lập kế hoạch kiểm toán.

Mức độ trọng yếu (PM - Planning Materiality) là giá trị của sai sót dự tính nếu có, gây ảnh hưởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính.

Mức độ trọng yếu được xác định nhằm mục đích : Ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được Xác định phạm vi kiểm toán cần tập trung

Thực hiện tuần tự

Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót cụ thể xác định được và các sai sót không thể xác định được.

Việc tính giá trị mức độ trọng yếu dự tính PM tại VACO được thực hiện trong phần mềm AS/2 và được áp dụng chung đối với các loại hình doanh nghiệp.

Mức độ trọng yếu dự tính có thể được lựa chọn một trong các giá trị sau :

 2% tổng tài sản cố định hoặc 2% vốn chủ sở hữu

 10 % lợi nhuận sau thuế

 0,5% - 3% tổng doanh thu

 2 % tổng chi phí

Thông thường đối với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, KTV tính PM dựa trên chỉ tiêu tổng doanh thu vì doanh thu thường ổn định, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng được sử dụng nhưng ít hơn. Tài sản cố định hoặc vốn chủ sở hữu chỉ được lấy làm căn cứ tính PM khi doanh nghiệp đó đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động, chưa có doanh thu hoặc doanh thu không đáng kể.

Riêng đối với các dự án Quốc tế PM sẽ được tính bằng 2% tổng chi phí.

Giá trị trọng yếu chi tiết (MP - Monetary Precision): Được xác định dựa trên các sai sót phát hiện từ các kỳ kiểm toán trước, hiểu biết của KTV về doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và độ chắc chắn của KTV về các nhân tố trên. KTV thường xác định MP nhỏ hơn mức độ trọng yếu và thường bằng 80% - 90% giá trị trọng yếu dự tính, nhờ đó có thể phát hiện được các sai sót tương đối nhỏ.

Trong trường hợp không kiểm tra, sai sót lớn nhất có thể lên đến 100% giá trị tổng thể, vì sai sót có thể xảy ra ở bất cứ một phần tử nào. Khi tiến hành kiểm toán, sai sót lớn nhất này giảm xuống. Mục tiêu của KTV là giảm sai sót lớn nhất có thể xuống giá trị bằng MP. Nếu không phát hiện thấy sai sót nào trong mẫu thì KTV có thể kết luận rằng sai sót xảy ra trong mẫu chọn bằng 0 và sai sót ước lượng lớn nhất của tổng thể là MP.

Sơ đồ 1: Minh họa các giá trị sai sót có thể có Giá trị sai sót

0Sai sót khôngMP PM 100% tổng thể

được xác định bởi các bằng chứng chọn mẫu kiểm

Sai sót được xác định bằng các bằng chứng chọn mẫu kiểm toán.

Việc tính toán PM cũng như MP đều được thực hiện bởi phần mềm AS/2. KTV cần lựa chọn chỉ tiêu làm cơ sở xác định mức độ trọng yếu.

Chỉ số về độ tin cậy (Reliability Factor) : Là xác suất để số ước lượng (dựa trên việc kiểm tra chọn mẫu) bao hàm toàn bộ sai sót trong tổng thể, được sử dụng trong chọn mẫu thống kê.

Bảng 3: Chỉ số về độ tin cậy (R)

Mức đảm bảo Chỉ số R

50% 0,7

86% 2,0

95% 3,0

Việc xác định được R hợp lý sẽ quyết định được qui mô mẫu sử dụng. Mức độ tin cậy trong kiểm tra cơ bản liên quan đến việc đánh giá rủi ro và việc KTV có tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ hay không. Nếu KTV tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ, đã tiến hành chọn mẫu thuộc tính và các thủ tục khác để đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát và kết luận là tin tưởng thì sẽ giảm bớt công việc trong thử nghiệm cơ bản. Lúc này, độ tin cậy R được xác định ở mức 0,7 cho kiểm tra chi tiết, qui mô mẫu do vậy sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được đánh giá là không tin tưởng thì khi kiểm tra chi tiết, KTV phải xác định R=3. Với các khách hàng của VACO hiện nay, độ tin cậy được sử dụng khi kiểm tra chi tiết chủ yếu là bằng 2.

Bảng 4 : Chỉ số tin cậy trong mối liên hệ với rủi ro và việc đánh giá hệ thống KSNB

Tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ

Rủi ro chi tiết được xác

định Rủi ro chi tiết không được xác định Mức độ

kiểm tra R Độ tin cậy

Mức độ kiểm

tra R Độ tin cậy

Có Cơ bản 0,7 50% Cơ bản 0,7 50%

-Thấp - -

Không Tập trung 0,3 95% Trung bình 2,0 86%

Một phần của tài liệu các phương pháp lựa chọn phần tử đặc biệt trong kiểm toán và kỹ thuật lấy mẫu (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w