cầu thành lập nhiều tổ thì NHCSXH thỏa thuận với các tổ chức chính trị - xã hội khuyến khích nhiều tổ chức hội cùng đứng ra thành lập tổ để tạo sự thi đua và phong phú cho hoạt động của hội đoàn thể tại địa phương.Tổ viên trong tổ TK&VV không nhất thiết là hội viên của tổ chức hội.
- Thường vụ của hội đoàn thể cấp xã không được kiêm nhiệm tham gia ban quản lý tổ , tổ trưởng tổ TK&VV.
- PGD chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại tổ TK&VV theo địa phương để thực hiện cho vay với số lượng tổ viên nên từ 30 đến 50 người.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn trực tiếp cho ban quản lý tổ TK&VV theo hình thức “cầm tay, chỉ việc” trong các cuộc họp giao ban định kỳ cũng như trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cho vay của tổ, quá trình kiểm tra sử dụng vốn.
- Yêu cầu CBTD phụ trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ, hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch với Ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay.
4.2.2.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức giao dịch lưu động cấp xã để công khai hóa, xã hội tổ chức giao dịch lưu động cấp xã để công khai hóa, xã hội hóa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với HSSV và các đối tượng chính sách khác.
- Tranh thủ sự chỉ đạo của trưởng ban đại diện các cấp trong việc bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động.
- Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ chi nhánh để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của NHCSXH, nghiêm túc duy trì lịch giao dịch hàng tháng và việc triển khai các nội dung thông tin tại UBND xã, phường.
4.2.2.4. Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ.
- Gửi thông báo nợ đến hạn, quá hạn, thông báo trả nợ thay về gia đình HSSV để đôn đốc, nhắc nhở người vay có trách nhiệm hoàn trả vốn vay.
- Phối hợp với NHCSXH các địa phương trong việc đối chiếu hộ gia đình HSSV vay vốn, nhất là đối với những trường hợp địa chỉ không rõ ràng hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát trong việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước; Thể lệ chế độ của nghành; Các văn bản chỉ đạo của NHCSXH nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai phạm và rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa hoạt động tiêu cực xảy ra.
- Duy trì nâng cao chất lượng phục vụ của tổ giao dịch lưu động của PGD tại điểm giao dịch xã; Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao lực lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ ngân hàng.
2.4.3. Kiến nghị.
2.4.3.1. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam.
- Phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ giáo dục và Đào tạo, trung tâm dạy nghề thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội theo dõi nợ vay đối với HSSV nhất là khi HSSV ra trường có việc làm, và đối tượng vay trực tiếp qua ngân hàng.
- Quy định mức trả phí cho các cấp Hội và Ban quản lý tổ TK&VV trong khi chưa thu được lãi vay.
- Đề nghị cấp trên cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời để NHCSXH đáp ứng nhu cầu về vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhanh chóng tạo điều kiện cho nhân dân tăng vốn đầu tư phát triển kinh tế.
- Chính phủ và các ban ngành có liên quan có chính sách khuyến khích thích hợp để đội ngũ cán bộ gắn bó hơn với công việc đồng thời xây dựng cơ chế khoán tài chính để phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao hiệu quả trong hoạt động và tinh thần tự chịu trách nhiệm tại cơ sở.
- Hoạt động của NHCSXH ngày càng rộng, đối tượng phục vụ ngày càng lớn…nên mong NHCSXH Việt Nam cho tăng thêm
biên chế để đơn vị hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
2.4.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương.