Việc tạo điều kiện cho HSSV theo học tại các trường trên cả

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (Trang 36 - 40)

nước vay vốn, nhất là những trường dạy nghề đã góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị của các địa phương, giảm thiểu các tệ nạn xã hội và mở ra cơ hội mới cho những HSSV nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân.2.3.3.1. Hạn chế. 2.3.3.1. Hạn chế.

- Chương trình tín dụng HSSV có khối lượng tín dụng lớn thời hạn vay vốn dài vì vậy cần phải bố trí nguồn vố dài hạn, ổn định để đầu tư cho chương trình này. Tuy nhiên trong quá trình triển khai cho thấy việc bố trí nguồn vốn rất bị động nên thời hạn nguồn vốn không ổn định gây khó khăn trong quá trình triển khai.

- Trong vấn đề quản lý: Do việc triển khai chương trình cho vay HSSV diễn ra trên phạm vi rộng, khối lượng tín dụng và số lượng HSSV vay vốn ngày một nhiều nên PGD không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn.

- Tại nhiều nơi, Chính quyền và Hội đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, chính sách tín dụng của Nhà nước đối với HSSV cũng như cơ chế cho vay của NHCSXH nên nảy sinh tâm lý e ngại không muốn triển khai hoặc mở rộng đối tượng vay vốn, nhất là triển khai cho các đối tượng đào tạo nghề.

- Cơ cấu cho vay không đồng đều, dư nợ tập trung chủ yếu cho vay ở khối đại học, cao đẳng, khối đào tạo nghề rất lớn song gần như chưa vay.

- Công tác thu nợ quá hạn khá khó khăn, phức tạp do HSSV không có ý thức trả nợ để ợ quá hạn chây ỳ từ nhiều năm nay, HSSV sau khi ra trường không quay về địa phương sinh sống, gia đình không cung cấp thông tin. Có trường hợp khi vay vốn không khai rõ ràng địa chỉ gốc nên không tìm được địa chỉ. Sinh viên ra trường không làm cam kết trả nợ ngân hàng … đến nay chưa có hướng giải quyết.

- Người vay chưa cần trả lãi trong suốt thời gian học tương đối dài. Việc quản lý và theo dõi nợ phải ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn và bản thân ngân hàng chi phí cho việc giải ngân lớn và không có thu lãi để bù đắp một phần chi phí cũng gây khó khăn trong việc triển khai chương trình tín dụng này; Đồng tiền Việt ngày một rớt giá, tính chất cho vay đối với HSSV là lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay kéo dài nhiều năm dẫn tới chi phí cho vay thường ở mức cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân.

- Do NHCSXH mới ra đời, mô hình quản lý cơ chế tín dụng rất mới đòi hỏi NHCSXH phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh dần do đó các văn bản pháp quy thường được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

- Trong xu thế hội nhập WTO việc cạnh tranh giữa các NHTM trong và ngoài nước đã tạo ra nhiều ưu đãi hơn cho người dân gửi tiền, do đó việc huy động vốn của PGD trong bộ phận dân cư thêm phần khó khăn. Mặt khác trong tình hình kinh tế thị trường trong nước và quốc tế khá phức tạp, tỷ lệ lạm phát biến đổi không ngừng, người dân thường có xu hướng mua vàng và bất động sản hơn là gửi tiết kiệm.

- Ý thức của một số sinh viên chưa cao. Nhà nước đã tạo điều kiện cho các bạn để các bạn yên tâm hơn trong quá trình học tập nhưng các bạn vẫn chây ỳ trong việc trả nợ.

- Nhận thức của chính quyền địa phương và Hội đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương chính sách tín dụng của nhà nước.

- Một số hộ chưa nhận thức hết được về quyền lợi trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi sử dụng nguồn vốn tín dụng này.

* Nguyên nhân chủ quan.

- Quy mô các phòng giao dịch, các điểm giao dịch không đồng đều về tổ chức cán bộ, quy mô tín dụng.

- Việc thống kê số liệu về HSSV ngày một khó khăn hơn, số lượng HSSV được vay vốn ngày một nhiều trong khi số cán bộ lại hạn chế. Việc phổ cập và ứng dụng các phần mềm tin học cho hoạt động thống kê khoa học đang được tiến hành bước đầu nên cũng gặp phải một số khó khăn.

- Trình độ cán bộ Ngân hàng, cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác không đồng đều, một sô cán bộ năng lực còn yếu nên việc triển khai các nghiệp vụ mới, các chính sách mới của chương trình tín dụng này là chưa hiệu quả.

- Trong quá trình cho vay, một số cán bộ hoạt động tại cơ sở lơ là trong việc thống kê những HSSV đủ tiêu chuẩn vay vốn. Điều này dẫn tới cho vay không đúng đối tượng.

2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.2.4.1. Định hướng. 2.4.1. Định hướng.

- Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, của UBND Thành phố, cán bộ viên chức toàn PGD tập trung phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng, kế hoạch tài chính được giao năm 2013. Phấn đấu năm thực hiện mục tiêu chung của Quận trong năm 2013 là làm giảm hộ nghèo, giải quyết việc làm cho trên 1.200 lao động, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo khoảng 300 nhà, giúp trên 3.500 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề … góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế.

- Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch TW giao về nguồn vốn và dư nợ. Tốc độ tín dụng đạt 20% so với năm 2012.

- Hiệu suất sử dụng vốn đạt 99%, tỷ lệ thu lãi trên 90%.

- Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khoán tài chính được giao, đảm bảo đủ lương và các khoản thu nhập cho CBCNV theo quy định.

- Tiếp tục triển khai chương trình tín dụng HSSV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn đầy đủ, kịp thời.

- Kế hoạch đến cuối năm 2013 mức tín dụng cho vay HSSV tăng 54% so với năm 2012.

- Tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ nhất là nợ nhận bàn giao, giảm tỷ lệ ợ quá hạn.

2.4.2.1. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong việc triển khai thực hiện quyết chức năng liên quan trong việc triển khai thực hiện quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w