Những biện pháp khác

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (Trang 33 - 37)

- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.

- Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.

- Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.

- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành

nghề khác.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.

- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. - Hạn chế tăng dân số.

Một khoản tiền lớn, có thể từ gói kích cầu 5 - 6 tỉ USD như Chính phủ đã công bố để tăng cường đầu tư, kích thích phát triển sản xuất ở những lĩnh vực dễ tạo nhiều công ăn, việc làm, cùng các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất ở nông thôn… có thể sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp vẫn dừng lại ở mức hợp lý. Còn nếu không, rất có thể, Chính phủ sau này sẽ lại bỏ ra những khoản lớn hơn để giải quyết những hậu quả về kinh tế - xã hội do tình trạng thất nghiệp cao, kéo dài gây ra.

Sau đây là một số ví dụ mà nhóm 3 đã tìm hiểu về các giải pháp hạn chế thất nghiệp tại nước ta:

Ví dụ 1:Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động thuộc chương trình mục

tiêu quốc gia việc làm - dạy nghề năm 2011 đã hỗ trợ 118 tỉ đồng đầu tư nâng cao năng lực cho 32 trung tâm giới thiệu việc làm và 10 trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; trên 500 phiên giao dịch việc làm đã được tổ chức thường xuyên tại các sàn giao dịch của 41 tỉnh, tp nhằm kết nối cung-cầu lao động.

Ví dụ 2: Lao động chủ động vượt khó cùng nhà nước. Định hướng trong năm

2012, bộ LĐTBXH phấn đấu tạo việc làm cho 1,6 triệu người, trong đó tạo việc làm trong nước cho hơn 1,5 triệu người và xklđ hơn 90.000 người.

Cơ cấu lao động theo ngành nghề sẽ tiếp tục được điều chỉnh, cụ thể: nông nghiệp 46%, công nghiệp và xây dựng 23% và dịch vụ 31%. Về dạy nghề, ngành sẽ tuyển mới dạy nghề cho 1,9 triệu người (tăng 2,78% so với 2011),

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

trong đó đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề cho 4,5 triệu người, còn lại là trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên.

KẾT LUẬN

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

Những thách thức hiện nay đang đặt nền kinh tế Việt Nam ở ngã ba đường. Hành trình tăng trưởng của Việt Nam trong khoảng 10 năm qua dựa trên các yếu tố không bền vững và không tiếp nối trong giai đoạn tới. Nếu không có những hành động cụ thể hoặc những giải pháp không triệt để và thiếu quyết đoán có thể đẩy nền kinh tế vào một vòng xoáy đi xuống nguy hiểm. Kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục chìm đắm trong khủng hoảng với lạm phát cao, tăng trưởng thấp. Điều này đến lượt nó có thể dẫn tới việc xói mòn lòng tin của công chúng và gây ra những bất ổn xã hội và khiến Việt Nam biến mất khỏi danh sách của các điểm hẹn của dòng chảy đầu tư và thương mại quốc tế. Năm 2013 sẽ là năm tiếp tục thử thách sức chịu đựng của công chúng và doanh nghiệp. Nó cũng là năm thử thách quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết và chương trình cải cách đã đặt ra. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề lạm phát và thất nghiệp. Như vậy từ những lý do phân tích trên, cũng như tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam ta thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các chính sách như ngày nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sức sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Một đại phẫu triệt để trên mọi mặt của nền kinh tế nhằm giải quyết dứt điểm các khuyết tật và yếu kém trong hệ thống sẽ là cần thiết để thúc đẩy cải cách kinh tế của Việt Nam lên một nấc thang mới. Tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn sẽ chậm hơn, sẽ phải có những quyết định khó khăn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ có những nhóm lợi ích phải trả giá, nhưng tất cả những việc này là cần thiết.

Nhìn về phía trước, có lý do để tin rằng một kịch bản tốt đẹp hơn sẽ trở thành hiện thực cho nền kinh tế Việt Nam. Các cam kết và kế hoạch cải cách của nhà nước, đặc biệt là lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp nhà nước, và lĩnh vực đầu tư công ban hành trong những tháng cuối năm 2011 là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho quá trình này. Kiên định và quyết tâm theo đuổi con đường cải cách sẽ là chìa khóa để dẫn tới những thành công mới. Đây cũng là mong muốn và kỳ vọng của tuyệt đại đa số người Nam.

Nhóm 3-DHTN7TH chúng em đã nỗ lực hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót mong thầy

Nguyễn Dụng Tuấn và các bạn cho nhóm 3 những ý kiến đóng góp để bài tiểu

luận được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn!

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (Trang 33 - 37)