Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (Trang 27 - 32)

Là thói quen đề cao việc học để "làm thầy" mặc dù nếu bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân"; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo "nếp nghĩ" sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều LĐ trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.

3.2.3.Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp

Chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao.Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định.

Theo thống kê, cả nước hiện có 1.915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có 1.218 CSDN công lập (chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường ĐH, CĐ, TCCN và 803 cơ sở khác có dạy nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. Trong những năm qua, bình quân mỗi năm các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000 đến 100.000 học sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng là, hầu hết các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều gặp

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hay như các DN XKLĐ luôn phải “loay hoay” với các đơn hàng tuyển dụng lao động có tay nghề.

3.3.Biện pháp khắc phục lạm phát.

Dựa vào những nguyên nhân đã nêu ở trên nhóm 3 xin nêu ra một vài biện pháp khắc phục lạm phát ở nước ta mà nhóm đã tìm hiểu:

3.3.1.Chính phủ phối hợp tốt chính sách tiền tệ và tài khóa chặt.

3.3.1.1.Chính sách tài khóa chặt.

Chính phủ đã thấy rõ được tác hại của lạm phát trên nền kinh tế còn non trẻ của Việt Nam, trên cuộc sống của người dân, nhất là trên công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã có quyết tâm chặn đứng lạm phát bằng mọi giá, đã kịp thời giảm thiểu lưu lượng tiền trong nền kinh tế, cắt giảm tín dụng ngân hàng, áp dụng nhiều biện pháp chế tài mạnh mẽ, công khai chấp nhận không cần đạt chỉ tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá, kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước... Một số chính sách và công cụ tài chính tiền tệ đã bắt đầu có dấu hiệu tốt. Trong lúc mọi người chờ đợi lạm phát dừng lại hay giảm xuống, đây có lẽ là lúc chính phủ phải bắt đầu một cuộc trường chinh chống lạm phát, ổn định kinh tế lâu dài và đem lại sự thịnh vượng bền vững cho đất nước.

Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công; Tiết kiệm chi tiêu công thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm tỉ lệ thâm hụt ngân sách.

Thực hiện việc cắt giảm,sắp xếp lại các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước,trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, trước hết là công trình kém hiệu quả,chưa thực sự cần thiết.

Các bộ ngành liên quan, nhất là Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng,Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành các văn bản đầu tư và xây dựn, kịp thời xử lí các vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình đưa vào khai thác phát huy hiệu quả.

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

Chính phủ chỉ đạo thực hiện tiết kiệm chống lãng phí việc sử dụng ngân sách Nhà nước. Các Bộ ngành địa phương thực hiện điều hành vốn đầu tư trong tổng mức đã giao. Chỉ bổ sung kinh phí ngoài dự tóan về nhiệm vụ cấp bách an ninh xã hội, quốc phòng ,thiên tai, dịch bệnh.

Các doanh nghiệp rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông.Chủ động kêu gọi mọi người tiết kiệm tiêu dùng nhất là nhiên liệu,năng lượng.

3.3.1.2.Chính sách tiền tệ.

Kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng, nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản cho nền kinh tế và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng. Chủ động linh hoạt các chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và áp dụng các biện pháp thích hợp để định hướng và ổn định lãi suất, hướng tới thực hiện lãi suất thực dương.

Thực hiện cơ chế tỉ giá linh hoạt với cơ chế và biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường. Thực hiện các giải pháp không để đô la hóa nền kinh tế.

Quản lí chặt chẽ việc thành lập mới,mở chi nhánh ngân hàng và tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại, bảo đảm tuân thủ các quy định về phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, về huy đông,cho vay và chất lượng tín dụng, kịp thời hát hiện, xử lí các vi phạm để đảm bảo an toàn, ổn định của toàn hệ thống.

Theo dõi chặt chẽ và có các biện pháp kịp thời, đồng bộ để giảm dần thâm hụt các cân vãng lai, duy trì thặng dư cán cân vốn, giữ cân bằng cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.

3.3.2.Tăng cường biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống,an sinh xã hội của nhân

dân.

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

Triển khai thực hiện các chính sách về điều chỉnh mức lương tối thiểu, kiểm tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho đồng bào bị thiên tai, thiếu đói.

Tổ chức thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.

Các bộ Tài chính,Kế hoạch Đầu Tư, NHNN Việt Nam cùng UBND các cấp tăng cường các nguồn vốn giá rẻ cho ngân hàng chính sách xã hội để tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo va các đối tượng chính sách.

3.3.3.Các chính sách khác.

Tập trung phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo cung cầu về hàng hóa.

Đẩy mạnh xuất khẩu,kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu,giảm nhập siêu.Tăng cường công tác quản lí thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành luật Nhà nước về giá.

Giờ đây, cần phải thiết lập được sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế bền vững, việc sử dụng các chính sách và công cụ mới để kiểm soát lạm phát, sự có mặt và tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong việc kiểm soát lạm phát, việc tái cấu trúc hay tái xác định chiến lược phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước hay có vốn của nhà nước, và đặc biệt việc quản lý vĩ mô minh bạch có giám sát và điều chỉnh của Chính phủ.

Trong bối cảnh lạm phát đang thao túng thị trường, để đạt được và duy trì sự cân bằng cho những yếu tố nêu trên, cần ngay một chính sách và công cụ kiểm soát lạm phát mới, được sử dụng trong một thập niên vừa qua tại nhiều nước tiến bộ cũng như đang phát triển hay chậm tiến. Chính sách và công cụ kiểm soát lạm phát mới này được gọi là “inflation targeting’’, tạm dịch là chính sách

‘’xác định hạn mức lạm phát”.

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

Xác định “ hạn mức lạm phát” là một chính sách tiền tệ mới, được đưa ra sử dụng gần đây, gồm có nhiều đặc điểm:

a. Chính phủ công bố các hạn mức lạm phát có thể chấp nhận được trong khoảng thời gian trung hạn;

b. Việc cam kết ổn định giá của chính phủ được lấy làm mục tiêu cho chính sách tiền tệ và tất cả các mục tiêu khác sẽ được coi là thứ yếu;

c. Chiến lược về chính sách tiền tệ trên đây được thông báo đầy đủ cho công chúng và các thị trường (chứng khoán, tiền tệ, tài chính, hối đoái, v.v.). Các quyết định về mục tiêu, chương trình hành động của chính phủ, ngân hàng trung ương hay nhà nước, các tổ chức tài chính tiền tệ, phải được công khai minh bạch trên các kênh thong tin đại chúng;

d. Quy định trách nhiệm rõ ràng của ngân hàng trung ương hay nhà nước về việc duy trì hạn mức và mục tiêu kiềm chế lạm phát; và

e. Chiến lược thông tin sử dụng mọi chính sách vĩ mô về tiền tệ, hối đoái... Để đưa ra được các công cụ kiểm soát lạm phát.

Nhìn vào những yếu tố nói trên chúng ta thấy ngay việc chính phủ chỉ thông báo về hạn mức hay chỉ tiêu lạm phát trong phạm vi cho phép sẽ không đủ để kiềm chế lạm phát.

Chính phủ đã thực sự có những phản ứng chống lạm phát thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa, nhưng thường phản ứng chậm hoặc thụ động trong đa số trường hợp. Đối với chính sách tài khóa, có thể dễ dàng hiểu được điều này vì để thay đổi một kế hoạch tài khóa thường mất nhiều thời gian tranh luận, đạt tới sự nhất trí rồi thực hiện triển khai. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là chính sách tiền tệ cũng tỏ ra được thực thi khá chậm chễ kể từ khi những tín hiệu đầu tiên của lạm phát xuất hiện. Điều này có thể được giải thích thông qua thực tế là ngay cả việc xác định và thừa nhận lạm phát cũng luôn là một vấn đề gây tranh cãi, và thường chính phủ rất miễn cưỡng khi thừa nhận thực tế là lạm phát bắt đầu xuất hiện. Thêm vào đó, chính phủ thường có khuynh hướng đổ lỗi cho lạm phát bắt nguồn từ những nguyên nhân “khách quan” hay từ những nguồn gốc “bên ngoài.” Do đó, thường mất một thời gian để chuyển hóa nhận thức lạm phát từ công chúng thành nhận thức của chính phủ, và do đó là những phản ứng chính sách tiền tệ phù hợp. Ví dụ, như trong nghiên cứu đã chỉ ra, trong đa số các trường hợp, lãi suất thường được điều chỉnh tăng sau khi đã xuất hiện dấu hiệu tăng CPI khoảng 3 tháng. Và ngay cả việc tăng lãi suất như vậy

Tiểu luận kinh tế vĩ mô GVHD: Nguyễn DụngTuấn

chủ yếu nhằm làm cho phù hợp với mức lạm phát mới, hơn là sự chủ động thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.

Ngay cả khi chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện, thì thường mất khoảng 5 tháng nó mới phát huy tác dụng lên lạm phát. Như vậy, vào lúc đó, lạm phát đã cao được khoảng 7 đến 8 tháng. Quãng thời gian này đủ để tạo nên một ký ức về lạm phát và do đó việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các công cụ của chính sách tiền tệ, tăng lãi suất thường có hiệu ứng tức thời lên lạm phát, so với dộ trễ dài hơn của chính sách thắt chặt tín dụng và tiền tệ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất lại khá nhỏ. Kết quả là, công cụ tiền tệ ở Việt Nam không hoàn toàn là một công cụ phản ứng nhanh và hiệu quả như vẫn tưởng.

3.4.Biện pháp khắc phục thất nghiệp.

Các chính sách vĩ mô nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp:

3.4.1.Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết.

- Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:

+ Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.

+ Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.

- Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.

Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà những người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w