Một số nguyên nhân khác.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (Trang 25 - 27)

Hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ 2001- 2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên 6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước trong khu vực). Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở về trước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới 40%, trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước.

Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của Nhật ản 73.824 USD, runei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD...

Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm phát trên 4 mặt.

* Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.

* Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên.

* Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn g iá v à n g thế giới, tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi g i á v à ng và tỷ giá tăng cao lại tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ...

* Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác. Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.

3.2.Nguyên nhân gây thất ghiệp tại Việt Nam.

3.2.1.Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu.

Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu.

Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w