Phân tích khả năng sinh lời:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của cổ phần lương thực thanh hóa (Trang 53 - 63)

Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.

2.2.5.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa vào công thức sau:

Chỉ số LNHĐ = Lợi nhuận thuần HĐKD/ Doanh thu thuần

Tình hình tại công ty:

Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch

2011/2010

Lợi nhuận thuần HĐ 101,997 308,113 202.08%

Doanh thu thuần 798,751 998,150 24.96%

Chỉ số lợi nhuận HĐ 0.128 0.309 141.73%

Năm 2010, chỉ số này của Cty là 0,128 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại 0,128 đồng lợi nhuận. Năm 2011 , chỉ số này tăng lên 0,309 cho ta thấy khả năng sinh lời tốt hơn của Dn, 1 đồng doanh thu năm 2011 tạo ra 0,309 đồng lợi nhuận. Doanh thu tăng lên qua 2 năm 1 phần cũng do chi phí từ 2010 sang 2011 giảm đáng kể  Doanh nghiệp ngày càng làm ăn tốt hơn, quản lý chi phí hiệu quả hơn.

2.2.5.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA):

Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp:

Ta có công thức: ROA = Lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch

Hệ số quay vòng vốn 9.14 7.23 26.4177%

Tỉ suất lợi nhuận/DT 29.48% 12.42% 17.0598%

Tỉ suất lợi nhuận/Tài sản 31.42% 12.65% 18.7749%

 Từ bảng phân tích ta thấy năm 2011 tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì mang lại 31,4 đồng lợi nhuận so với năm 2010 100 đồng đầu tư vào tài sản mang lại 12,65 đồng lợi nhuận. Vì vậy tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của năm 2011 tăng lên rất nhiều so với năm 2010 và cụ thể là tăng lên 18,8%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã quản lí tốt vòng quay tài sản khiến cho hệ số

quay vòng vốn của doanh nghiệp năm 2011 là 9,14 trong khi hệ số vòng quay vốn năm 2010 là 7,23 tăng 26,41%. Thêm vào đó doanh nghiệp hoạt động cũng khá hiệu quả vì vậy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng cao. Năm 2011 tăng 17% so với năm 2010.

 Có thể thấy tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp qua 2 năm tăng cao và nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã quản lí tốt vốn đầu tư cũng như chi phí để sinh lời.

2.2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỉ suất lợi nhuận Tỉ suất lợi nhuận

=

Vốn chủ sở hữu DT * Hệ số quay vòng vốn * Đòn cân nợ

Trong đó: đòn cân nợ = tổng tài sản/ vốn CSH Ta có bảng số liệu sau: Bảng tính đòn cân nợ : Chỉ tiêu 2011 2010 Tổng tài sản 936,372 784,247 Vốn chủ sở hữu 585,303 514,402 Đòn cân nợ 1.60 1.52

Bảng tỉ suất lợi nhuận trên vốn :

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010

Tỉ suất lợi nhuận 0.29 0.12

Vốn quay vòng 1.065975916 1.018494173

Đòn cân nợ 1.60 1.52

Tỉ suất lợi nhuận/vốn CSH 0.502671266 0.192796684

Đòn cân nợ của Dn trong năm 2010 và 2011 lần lượt là 1.52 và 1.6. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng từ 0.12 lên 0.29 nên đòn cân nợ càng phát huy tác dụng và

làm cho ROE của DN tăng hơn gấp đôi qua 2 năm, từ 0,19 lên 0,5. 1 đồng VCSH trong năm 2010 chỉ tạo ra 0.19 đồng lợi nhuận nhưng tạo ra đến 0,5 đồng lợi nhuận trong năm 2011.

 Dn sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng hiệu quả và đem lại mức lợi nhuận cao cho các cổ đông, sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng

2.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty 2.3.1. Thành tựu đã đạt được

Quy mô sản xuất

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng tăng, hàng hóa đa dạng, mạng lưới phân phối rộng khắp.

Luân chuyển vốn

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối chi phí dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn nhanh để xoay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.

Hiệu quả sử dụng chi phí

Sử dụng đòn cân nợ khá hiệu quả

Quản lý chi phí tốt, hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng cải thiện. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là khá tốt và tăng đều.

ROE tăng mạnh và khá cao  sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng.

2.3.2. Hạn chế

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán chưa tốt và giảm qua các năm, trong đó khả năng thanh toán tức thời rất kém, rủi ro về tài chính khá cao.

Khả năng tự chủ của Dn ngày cảng giảm, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng. Doanh nghiệp phải huy động vốn liên tục từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.

Khả năng sử dụng vốn

Lượng vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp ngày càng tăng, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chưa cao.

Nguyên nhân do doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả, việc thu hồi vốn chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích lũy để tái đầu tư.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THANH HÓA

3.1. Định hướng, mục tiêu 3.1.1. Định hướng

Xây dựng và phát trển công ty trở thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu qả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

3.1.2. Mục tiêu

Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một hướng đi cũng như phương hướng kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng tối ưu hóa lợi nhuận. Từ khi được thành lập công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu, tuy vậy những khó khăn chưa hẳn đã hết, đòi hỏi ban lãnh đạo công ty luôn luôn xây dưnh kế hoạch,

mục tiêu, phương hướng kinh doanh làm sao cho phù hợp với cơ chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đã chọn. Với ý nghĩa đó công ty đưa ra các định hướng sau:

- Mục tiêu trước mắt: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 22%-28% trong năm 2013 và duy trì trong các năm tiếp theo. Năm 2013 đạt doanh thu trên 20 tỷ và lợi nhuận ssa thuế đạt 4tỷ.

- Mục tiêu lâu dài: Xây dựng đọi ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, cũng như có trình độ tinh thần trách nhiệm cao, tạo ra hệ thống thông minh lanh lợi giúp lãnh đạo nắm bắt vấn đề

Với phương châm: " Chất lượng là yếu tố hàng đầu " công ty luôn phấn đấu cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm nhanh nhất và hiệu quả nhất.

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty

3.2.1 Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ:

Trong 2 năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận làm ra ít nên vốn dùng để bổ sung ít, trong khi nhu cầu lại tăng cao, hệ quả là doanh nghiệp phải đi vay bên ngoài hoặc đi chiếm dụng của các đối tượng khác.

Do đó công ty cần chú ý gia tăng tỷ lệ vốn tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng thanh toán.

3.2.2. Đầu tư tài sản cố định:

Về TSLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu chưa phù hợp vì TSCĐ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để thuận tiên trong khâu sàn xuất sách và thiết bị công ty cần đầu tư thêm vào các tài sản cố định hợp lý, khoa học và công nghệ hiện đại. Đối với những tài sản cố định cũ kỹ cần mau chóng thanh lý, thu hồi vốn để có điều kiện mua tài sản cố định mới.

3.2.3. Nâng cao khả năng thanh toán giải quyết công nợ :

Công ty cần cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán, để thực hiện được điều đó công ty phải thực hiện tốt việc quản trị tài sản ngắn hạn với tiền mặt là chủ yếu và các khoản nợ ngắn hạn.

Tình hình công nợ phải thu, phải trả của Tổng công ty còn chiếm tỉ trọng rất cao nhất là các khoản nợ phải trả và phải thu khách hàng.

Như vậy công ty có vốn bị chiếm dụng nhiều, vốn bị chiếm dụng cũng nhiều, do vậy công ty phải thường xuyên theo dõi các đối tượng nợ khi cần có thể nhanh chóng thu hồi đủ vốn, mặt khác phải thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tăng vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ vay.

Đồng thời cần hạn chế việc bán hàng chịu nợ, chỉ cho nợ một phần tiền hàng hợp lý với từng đối tượng khách hàng như đốivới những bạn hàng đáng tin cậy, hoặc những khách hàng đó đã thanh toán hết các khoản nợ trước. Còn các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để thanh toán tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng vay nợ trong thời gian tới.

3.2.4. Hạ thấp chi phí kinh doanh

Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Do đó công ty cần phải:

- Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới đồng bộ hơn, cải tiến dây chuyền sản xuất để giữ ổn định chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất.

- Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó.

- Giảm chi phí hành chánh đến mức thấp nhất có thể được... Quản lý chi phí theo từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen thưởng.

3.3. Kiến nghị

3.3.1.Đối với công ty

Sau quá trình phân tích về tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Lương Thực Thanh Hóa em có một số kiến nghi như sau:

- Dựa vào kết quả phân tích ta thấy hiện nay công ty Cổ Phần Luơng Thực Thanh Hóa đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu là từ vốn vay do

nguồn vốn tự có của cty còn hạn chế. Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, công ty đã sử dụng đòn cân nợ.

Việc sử dụng đòn cân nợ một mặt làm tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Dn khi Dn còn đang làm ăn tốt nhưng cũng đồng thời làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của Dn và dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.

Do đó, trong những năm tới, để giảm rủi ro công ty nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất.

- Công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu để tận dụng các khoản vốn này hiệu quả hơn cho SXKD và đặc biệt là để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, tránh việc chậm trễ làm mất niềm tin với các nhà cho vay.

- Phải quản trị tốt chi phí nhằm tăng lợi nhuận Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng như vật lực, cải thiện chất lượng sản phẩm để có thể sản xuất và tiêu thụ tốt hơn.

3.3.2. Đối với nhà nước

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho công ty vì ngành giáo dục là vô cùng quan trọng.

- Tăng cường hỗ trợ vốn và các điều kiện thuận lợi để công ty có thể mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị, cửa hàng bán lẻ nâng cao được lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ tốt, tăng tỷ trọng ngành giáo dục trong nền kinh tế cả nước...

KẾT LUẬN

Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng là mục tiêu lâu dài cần đạt tới của tất cả các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp có thể giúp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Không nằm ngoài mục đích trên, bằng việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Lương Thực Thanh Hóa, em đã đưa ra một số nhận xét về thanh tựu và hạn chế của doanh nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị hứa hẹn trong tương lai.

Qua việc phân tích các chỉ số tài chính về vốn, khả năng thanh toán, tài sản, nguồn nợ... có thể thấy rằng, Công ty Cổ Phần Lương Thực Thanh Hóa hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những mặt chưa tốt về khả năng thanh khoản tức thời, vấn đề huy động và sử dụng vốn, do đó, doanh nghiệp cần khắc phục để hoàn thiện hơn tình hình tài chính của mình.

Vấn đề cải thiện tình hình hoạt động sản xuất, tài chính... là vấn đề không phải dễ dàng giải quyết và khắc phục được ngay. Vì thế, không chỉ riêng công ty Cổ phần Lương Thực Thanh Hóa mà rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam khác cũng cần hết sức thận trọng và từng bước học hỏi, tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm để doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trên con đường hội nhập...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Giáo trình tài chính doanh nghiệp • Trang web www.tailieu.vn

• Thư viện trường ĐH Công Nghiệp T.P Hồ Chí Minh • Tài liệu môn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Dn: Doanh nghiệp

SXKD: Sản Xuất Kinh Doanh LNHĐ: Lợi Nhuận Hoạt Động TSCĐ: Tài Sản Cố Định

TSLĐ: Tài Sản Lưu Động KPT: Khoản Phải Thu DT: Doanh Thu

VCSH: Vốn Chủ Sở Hữu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của cổ phần lương thực thanh hóa (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w