2.2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản
a. So sánh sự biến động qua 2010 và 2011:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2011 tăng 152125 triệu đồng, tức là tăng 19.4%. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: trong năm 2011 thì tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn 79901 triệu đồng, tức là tăng 21.01% so với năm 2010. Trong đó chủ yếu là do các khoản tiền tăng 6102 triệu đồng (tức tăng 13.64% so với năm 2010), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 62301 triệu đồng (tăng 209.01% so với cùng kì năm trước), giá trị hàng tồn kho cũng tăng 54450 triệu đồng (tăng 82.56% so với năm 2010) bên cạnh đó các khoản phải thu giảm 19410 triệu đồng (tức giảm 8.99% so với năm 2010), lưu động khác giảm 23543 triệu đồng (tức giảm 98.62%). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm đã tăng 0.65%, chủ yếu là do tỷ trọng các khoản tiền giảm 0.27%, hàng tồn kho tăng 4.45%, các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 6.04%, các khoản phải thu giảm 6.55% và các khoản lưu động khác giảm 3.01%.
Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền tăng làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty.
Các khoản đầu tư ngắn hạn và lưu động khác tăng thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hứa hẹn mang lại nguồn lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc công tác quản lý hàng tồn kho và chính sách bán chịu chưa hợp lý
Các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu công ty quá khắt khe trong chính sách bán chịu thì có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ của công ty, làm ảnh hưởng đến thị phần của công ty trên thị trường.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2011
tăng so với năm 2010 là 72224 triệu đồng, tức là tăng 17.88%, xét về mặt tỷ trọng thì lại giảm nhẹ 0.65%. Trong đó tài sản cố định hữu hình giảm 87340 triệu đồng, tương ứng là giảm 38.38% so với năm 2010 tài sản cố định vô hình tăng 85137 triệu các khoản đầu tư dài hạn tăng 47427 triệu đồng (tăng 36.11% so với năm 2010), tài sản
cố định khác tăng 27000 triệu đồng tức 60%. Trong năm 2011 tất cả các khoản mục đều tăng trừ tài sản cố định hữu hình. Đặc biệt trong năm 2011 đã xuất hiện thêm danh mục tài sản cố định vô hình mà các năm trước chưa hề xuất hiện. Đăc biệt đầu tư dài hạn tăng mạnh. Cho thấy trong năm 2011, doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
b. Biến động 2012 so với năm 2011:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 là 456721triệu đồng, tức là tăng 48.78%. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm năm 2011 tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn có giá trị là 460247 triệu đồng, đến năm 2012 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là 589481 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2011 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2012 đã tăng 129234 triệu đồng, tức là tăng 28.08%. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 39735 triệu đồng (tăng 43.14% so với cùng kì năm trước, các khoản phải thu cũng tăng 137694 triệu đồng ( tức tăng 70.05% so với năm 2011), lưu động khác tăng đột biến 7959 triệu đồng ( tức tăng 2411.82%) ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản tiền 31554 triệu đồng, tương ứng là giảm 62.08% giá trị hàng tồn kho cũng giảm 24600 triệu đồng (giảm 20.43% so với năm 2011). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2012 đã giảm 6.84% (41.31% - 49.15%), chủ yếu là do tỷ trọng các khoản tiền giảm 4.04%, hàng tồn kho giảm 5.98%, các khoản đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ 0.37% kết hợp đồng thời với sự tăng nhẹ trong các khoản phải thu 3% và các khoản lưu động khác 0.56%.
Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền giảm làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty.
Các khoản đầu tư ngắn hạn và lưu động khác tăng thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hưa hẹn mang lại nguồn lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đươc ưa chuộng hơn, công tác quản lý hàng tồn kho và chính sách phân phối hiệu quả hơn, tích kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí khác cho doanh nghiêp.
Các khoản phải thu tăng khá mạnh. Đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu mà chính là chính sách cho nợ của công ty nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong năm 2007. Sự chuyển biến này góp phần giảm chi phí, tăng thị phần, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2012
tăng so với năm 2011 là 327487 triệu đồng, tức là tăng 68.78%, xét về mặt tỷ trọng thì đã tăng 6.84% (từ 50.85% - 57.69%). Trong đó tài sản cố định hữu hình tăng 70060 triệu đồng, tương ứng là tăng 49.97% so với năm 2011 tài sản cố định vô hình tăng 6146 triệu (tương ứng tăng 7.22% so với năm 2011) các khoản đầu tư dài hạn tăng 266845 triệu đồng (tăng 149.27% so với năm 2011), tài sản cố định khác giảm 15547 tức 21.63%. trong năm 2012 tất cả các khoản mục đều tăng trừ tài sản cố định khác. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 6.84%, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do tỉ trọng của đầu tư dài hạn tăng 12.9%, tài sản cố định cô hình tăng nhẹ 0.12%, tài sản cố định vô hình giảm 2.54% và tài sản khác giảm 3.64%.
Hầu hết các khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng, trừ đầu tư cố định khác. Đăc biệt tỷ trọng đầu tư dài hạn tăng mạnh 12.9% như vậy trong năm 2012 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
2.2.1.2. Phân tích khái quát sự biến động của nguồn vốn: a. So sánh sự biến động qua 2010 và 2011:
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 là 152125 triệu đồng, tức là tăng 19.4%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu
năm 2011 tăng 70901 triệu đồng tức tăng 13.78% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nguồn vốn cổ đông tăng 69865 triệu đồng (tức tăng 13.71%), các quỹ khác tăng 1035 triệu đồng (tức tăng 22.15%)
Tuy nhiên xét về chiều dọc ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm 3.08%. Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm
Nợ phải trả: Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2011 tăng 81225 triệu đồng
tương ứng với mức tăng 30.1% so với cùng kì năm 2010. Mức tăng này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 3.08%. Nguyên nhân của sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn tăng mạnh 96788 triệu đồng (tức tăng 129.97% so với năm 2010), các khoản nợ dài hạn giảm 14557 triệu đồng (giảm 23.53% so với năm 2010), các khoản phải trả giảm 1007 triệu đồng (tức giảm 0.75% so với năm 2010).
Từ những số liêu trên ta thấy:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm.
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 456721 triệu đồng, tức là tăng 48.78%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy
nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2012 là 726978 triệu đồng, năm 2011 là 585303 triệu đồng, tăng 141675 triệu đồng tức là tăng 24.21%. Nguyên nhân là do nguồn vốn cổ đông tăng 147361 triệu đồng (tức tăng 25.42%), các quỹ khác giảm 5684 triệu đồng (tức giảm 99.58%)
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh và hoàn toàn là do tăng vốn góp của các cố đông. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty đã phát hành thêm cổ phiếu lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên xét về chiều dọc ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm 10.32%. Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm nhưng xét về tỉ lệ phần trăm của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm hơn 50% như vậy sự thay đổi trong kết cấu nguồn vốn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy: trong năm 2012 tài sản của doanh
nghiệp nhận được 47.82% ( tương ứng với số tiền là 66114 triệu đồng) nguồn tài trợ từ nợ phải trả. Trong khi tỉ lệ này trong năm 2011 chỉ đạt 37.49% (tức 351070 triệu đồng). Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2012 tăng mạnh 315044 triệu đồng tương ứng với mức tăng 89.74% so với cùng kì năm 2011. Mức tăng này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 10.23%. Nguyên nhân của sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn tăng mạnh 409441 triệu đồng (tức tăng 239.08% so với năm 2011), các khoản nợ dài hạn cũng tăng 38118 triệu đồng (tăng 80.59% so với năm 2011), các khoản phải trả giảm 132514 triệu đồng (tức giảm 100% so với năm 2011).
Từ những số liêu trên ta thấy:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (24.21%) chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả (89.74%), đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 456721 triệu đồng, tức là tăng 48.78%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy
nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2012 là 726978 triệu đồng, năm 2011 là 585303 triệu đồng, tăng 141675 triệu đồng tức là tăng 24.21%. Nguyên nhân là do nguồn vốn cổ đông tăng 147361 triệu đồng (tức tăng 25.42%), các quỹ khác giảm 5684 triệu đồng (tức giảm 99.58%)
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh và hoàn toàn là do tăng vốn góp của các cố đông. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty đã phát hành thêm cổ phiếu lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên xét về chiều dọc ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm 10.32%. Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm nhưng xét về tỉ lệ phần trăm của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm hơn 50% như vậy sự thay đổi trong kết cấu nguồn vốn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy: trong năm 2012 tài sản của doanh
nghiệp nhận được 47.82% ( tương ứng với số tiền là 66114 triệu đồng) nguồn tài trợ từ nợ phải trả. Trong khi tỉ lệ này trong năm 2011 chỉ đạt 37.49% (tức 351070 triệu đồng). Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2012 tăng mạnh 315044 triệu đồng tương ứng với mức tăng 89.74% so với cùng kì năm 2011. Mức tăng này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 10.23%. Nguyên nhân của sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn tăng mạnh 409441 triệu đồng (tức tăng 239.08% so với năm 2011), các khoản nợ dài hạn cũng tăng 38118 triệu đồng (tăng 80.59% so với năm 2011), các khoản phải trả giảm 132514 triệu đồng (tức giảm 100% so với năm 2011).
Từ những số liêu trên ta thấy:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp
ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (24.21%) chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả (89.74%), đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
2.2.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán2.2.2.1. Phân tích tình hình thanh toán 2.2.2.1. Phân tích tình hình thanh toán
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
• Khả năng thanh toán trong ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Vốn lưu động ròng: Ta có: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Bảng phân tích vốn lưu động ròng: Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tiền 44,724 50,826 19,272 13.64% -62.08%
Tiền + khoản phải thu 260,713 247,405 353,545 -5.10% 42.90% Tài sản ngắn hạn 380,346 460,247 589,481 21.01% 28.08% Nợ ngắn hạn 207,990 303,771 580,698 46.05% 91.16% Vốn lưu động ròng 172,356 156,476 8,783 -9.21% -94.39% Hệ số TT hiện hành 1.83 1.52 1.02 -0,171 -0,33 Hệ số TT nhanh 1.25 0.81 0.61 -0.350 -0.252 Hệ số TT tức thời 0.22 0.17 0.03 -0.222 -0.802
Vốn lưu động ròng phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn lưu động càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả.
Nhìn vào bảng vốn lưu động ròng của Kinh Đô trong 3 năm, ta thấy vốn lưu động ròng giảm từ 171,356 trong năm 2010 xuống 156,476 năm 2011 ( - 9,21%) và năm 2012 chỉ có 8,783 ( giảm đến 94,39% so với 2011). Qua 3 năm, lượng vốn lưu động có