2.2.3.1. Phân tích tình hình bố trí tài sản
• Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản
Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau:
CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 Chênh lệch
2012/2011 2011/2010
TSLĐ & đầu tư ngắn
hạn 589,481 460,247 380,346 28.08% 21.01%
Tổng tài sản 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40% Tỷ lệ TSLĐ và đầu tư
ngắn hạn/Tổng tài sản 42.31% 49.15% 48.50% 40.62% 5.74%
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Giai đoạn từ 2010 – 2011: Năm 2011 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 49.15% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2010 thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng là 0.65%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiếp tục tìm kiếm khách hang tiềm năng, mở rộng thị trường , trong đó các khoản phải thu và đầu tư ngắn hạn đều giảm bên cạnh tiền và hang tồn kho tăng.
Giai đoạn từ 2011- 2012 : Năm 2012 tài sản lưu động và đâu tư ngắn hạn chiếm 42.31% trong tổng tài sản doanh nghiệp, nếu so với năm 2011 thì mức này đã giảm từ mức 49.15% (năm 2011) xuống mức 42.31% (năm 2012) tức là giảm 6.84%. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty đã có những chính sách kinh doanh nhăm thu
hút khách hàng làm tăng đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu bên cạnh tồn kho giảm.
Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta thấy tỷ lệ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của công ty không dịch chuyển theo 1 xu hướng nhất định, các khoản phải thu đều chiếm 1 tỷ lệ cao trong TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho và lưu động khác thì đặc biệt cao trong năm 2011 khi so sánh với 2 năm còn lại.
• Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao.
Từ số liệu thực tế tại doanh nghiệp ta có bảng sau:
Bảng phân tích tỷ suất đầu tư:
Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/201 1 2011/2010
TSCĐ & đầu tư dài hạn 803,612 476,125 403,901 68.78% 17.88%
Tài sản cố định 357981 297348 272551 20.39% 9.10%
Đầu tư dài hạn 445,631 178,777 131,350 149.27% 36.11% Tổng tài sản 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40% Tỷ suất đầu tư tổng quát 57.69% 50.85% 51.50% 34.97% 9.21% Tỷ suất đầu tư TSCĐ 25.70% 31.76% 34.75% 6.48% 3.16% Tỷ suất đầu tư tài chính
dài hạn 31.99% 19.09% 16.75% 28.50% 6.05%
Giai đoạn 2010-2011: Năm 2011 có tỷt suất đầu tư tổng quát là 50.85%, nếu so với năm 2010 là 51.50% thì đã giảm 0.65%. Trong đó tỷ suất đầu tư về taì sản cố định là 31.76% cũng giảm so với 2010 là 2.99%. Nguyên nhân là do mức tăng của tổng tài sản lớn hơn so với mức tăng cỷa TSCĐ & đầu tư dài hạn (tốc độ tăng của tổng tài sản là 19.4% và tốc độ tăng cỷa TSCĐ & đầu tư dài hạn là 17.88%), như vậy xết về tài sản cố định của công ty thì có tăng do mua sắm các thiết bị, máy móc hiện đại cho các dây chuyền sản xuất …
Trong gia đoạn này thì tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng từ mức 16.75% năm 2010 lên mức 19.09% năm 2011 do các đầu tư dài hạn tăng mạnh với mức tăng là 36.1% lơn hơn nhiều so với mức tăng của tổng tài sản là 19.4%.
Giai đoạn 2011- 2012: Năm 2012 tỷ suất đầu tư tổn quát là 57.69%, nếu só với năm 2011 là 50.85% thì đã tăng là 6.84%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 25,7% giảm 6.06% so với năm 2011, nguyên nhân tăng mạnh đầu tư dài hạn, tài sản cố định cũng tăng nhưng mức tăng không bằng mức tăng của đầu tư dài hạn. Đầu tư dài hạn năm 2012 tăng 149.26% so với năm 2011 và tài sản cố định năm 2012 tăng 20.39%. giai đoạn này tỷ suất đàu từ tài chính dài hạn cũng tăng mặng từ 19.09% năm 2011 lên 31.99% năm 2012.
Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư tổng quát và tài chính dài hạn của doanh nghiệp không ổn định còn tỷ suất đầu tư về TSCVĐ có xu hướng giảm dần, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp không chú trọng vào tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, mà là doanh nghiệp cũng gia tăng các đầu tư dài hạn.
2.2.3.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
• Tỷ suất nợ
Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủ ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng.
Dựa vào các tài liệu có liên quan ta có bảng sau: Bảng phân tích tỷ suất nợ:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
2012/2011 2011/2010
Nợ phải trả 666,114 351,070 269,845 89.74% 30.10%
Tổng nguồn vốn 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40%
Tỷ suất nợ 47.82% 37.49% 34.41% 33.65% 10.36%
Giai đoạn 2010 -2011: Trong giai đoạn này tỷ suất nợ tăng từ mức 34.41% năm 2010 lên mức 37.49% năm 2011 tức là đã tăng 3.08%. Nguyên nhân tăng là do nợ phải trả tăg cao, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng qui mô hoạt động do
đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, làm cho tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn
Giai đoạn 2011-2012: Trong năm 2012 tỷ suất nợ là47.82% tức là tăng 10.33% so với năm 2011 (37.49%) , ta thấy nợ phải trả và tổng nguồn vốn cũng tăng mạnh.
Nhìn chung qua 3 năm, tỷ suất nợ của doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nhiều quá doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro cho chính doanh nghiệp.
• Tỷ suất tự tài trợ
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.
Tình hình thực tế tại doanh nghiệp
Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ:
Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/201 1 2011/2010 Nguồn vốn chủ sở hữu 726,978 585,30 3 514,402 24.21% 13.78% Tổng nguồn vốn 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40% Tỷ suất tự tài trợ 52.18% 62.51% 65.59% 15.13% 9.04% Giai đoạn 2010 – 2011: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ giảm. Năm 2011 tỷ suất tự tài trợ là 62.51% (giảm 3.08% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2011 là 1.38% so với năm 2010, trong khi đó tốc độ tăng của tổng là 2.47%.
Giai đoạn 2011 – 2012: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ giảm. Năm 2012 tỷ suất tự tài trợ là 52.18% (giảm 10.33% so với năm 2011. Nguyên nhân này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2012 là 24% so với năm 2011, trong khi đó tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 48.78%.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp có thể bị thiếu vốn để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.4.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục.
Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,... Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Số ngày trong năm Thời gian tồn kho bình quân =
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng hóa tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra.
Số liệu cụ thể tại doanh nghiệp:
2010/201 1 2011/2012 Giá vốn hàng bán - 230 061 -716 854 -623 093 26.1% 13.1% HTK bình quân 65 953 120 403 95 803 -20.4% 82.6% Số vòng quay HTK -8.623 -5.954 -6.504 2.669 -0.55
Thời gian tồn kho 41.75 60.46 55.35 19 -6
Giai đoạn từ năm 2010-2011: số vòng quay HTK năm 2010 là 8.6 vòng, mỗi vòng là 42 ngày, trong khi đến năm 2011, số vòng quay là 6 vòng, mỗi vòng kéo dài 60 ngày.
Giai đoạn từ năm 2011-2012: Số vòng quay HTK năm 2012 đã tăng hơn so với năm 2011gần 1 vòng, và mỗi vòng ngắn hơn 6 ngày
Như vậy, nhìn chung, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.
2.2.4.2. Luân chuyển khoản phải thu:
Tốc độ luân chuyển khỏan phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định qua bảng phân tích sau:
Bảng phân tích luân chuyển khoản phải thu:
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch 2010/201
1
2011/2012
Doanh thu thuần 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1% Khoản phải thu bình
quân
215 989 196 579 334 273 9% 70%
Số vòng quay KPT 3.698 5.078 2.594 1.38 -2.484
Kỳ thu tiền bình quân 139 71 97 -68 26
Giai đoạn 2010-2011: Số vòng quay KPT tăng 1.38 vòng, trong khi kỳ thu tiền bình quân lại giảm xuống. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng trong khi đó khoản phải thu bình quân lại giảm, điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp khá khả quan
Giai đoạn 2011-2012: Số vòng quay KPT giảm rõ rệt, trong khi kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên 26 ngày, cụ thể là năm 2011, số vòng quay KPT là 5.1 vòng trong khi năm 2012 chỉ là 2.6 vòng. Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Nguyên nhân của điều này là do khoản phải thu tăng mạnh từ 196 579 năm 2011 lên đến 334 273 năm 2012. Trong khi đó, doanh thu thuần lại giảm nhẹ 13.1%. Vậy, khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn này không tốt bằng giai đoạn năm 2010-2011
Như vậy, qua 3 năm hoạt động, số vòng quay KPT lúc đầu tăng sau đó giảm, đây là dấu hiệu không tốt, cho thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp đi xuống. Vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2.4.3. Luân chuyển vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận chuyển. Nó không ngừng mang nhiều hình thái khác nhau như là: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Tổng doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân sử dụng Số ngày trong kỳ
Số ngày của một vòng quay =
Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh.
Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.
Bảng phân tích sau:
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch 2010/201
1 2011/2012
Doanh thu thuần 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1% Tài sản NH- Nợ NH 305 877 288 990 8 783 5.52% 96.96%
Số vòng quay VLĐ 2.61 3.45 98.71 0.84 95.26
Số ngày quay vòng VLĐ 138 104 4 -34 -100
Giai đoạn 2010-2011 Số vòng quay vốn lưu động tăng nhẹ do doanh thu thuần tăng, trong khi vốn lưu động bình quân sử dụng lại giảm. Mặc khác số ngày quay vòng vốn lưu động năm 2010 là 138 đến năm 2011 chỉ còn 104 ngày.
Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2011 tốt hơn năm 2010 điều đó giúp công ty tránh ứ động vốn và tiết kiệm được một lượng vốn.
Giai đoạn 2011-2012: Số vòng quay giai đoạn này tăng một cách đột biến: 95.26 vòng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty năm 2012 giảm 13.1% so với năm 2011, trong khi vốn lưu động lại giảm một cách đáng kể.
Điều này cho thấy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn lưu động tăng. như vậy, trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng.
Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng dần sau đó là tăng mạnh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là tốt.
2.2.4.4. Luân chuyển vốn chủ sở hữu
Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không. Để đánh giá ta dựa vào các tiêu chí sau:
Bảng phân tích luân chuyển vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2010/2011Chênh lệch2011/2012 Doanh thu 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1% VCSH bình quân 514 402 585 303 726 978 13.78% 24.21% Số vòng quay VCSH 1.55 1.71 1.19 0.16 -0.52 Số ngày 232 210 302 -22 -92
Giai đoạn 2010-2011 số vòng quay vốn chủ sở hữu tăng nhẹ do doanh thu tăng và VCSH bình quân được sử dụng cũng tăng 13.78%, số ngày quay vòng Vốn chủ sở hữu cũng giảm. Như vậy, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH của công ty có xu hướng khả quan hơn.
Giai đoạn 2011-2012: VCSH được sử dụng tăng 24.21%, cụ thể là năm 2011 chỉ là 585 303 trong khi năm 2012 là 726 978. Do vậy, số vòng quay VCSH cũng giảm. Điều này cho thấy, VCSH không tham gia tạo nhiều doanh thu.
Tóm lại, qua 3 năm ta thấy, tốc độ luân chuyển VCSH của công ty tương đối không tốt, tuy nhiên tình hình luân chuyển có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa cao, vốn bị ứ đọng trong sản xuất kinh doanh, không tham gia tạo nhiều doanh thu. Do đó, trong những năm tới công ty cần có