Những hạn chế trong chất lượng tíndụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng mb – chi nhánh thăng long (Trang 52 - 54)

- Phát hành bảo lãnh (dự thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng…): Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh tập trung chủ yếu vào 03 loại bảo lãnh chính

1 Phân theo thời hạn

2.3.2. Những hạn chế trong chất lượng tíndụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long:

TMCP Quân đội – Chi nhánh Thăng Long:

- Dư nợ tăng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường: thể hiện thông qua thị phần cho vay. Ngoài những khách hàng đã có quan hệ với chi nhánh, còn nhiều khách hàng đến quan hệ tín dụng, nhưng không đạt được với lý do là qui mô vốn còn hạn chế, do đó thị trường mục tiêu chỉ tập trung vào một số ngành có thế mạnh trên địa bàn như sản xuất, khai khoáng, xây dựng,... và chưa tham gia được vào các dự án lớn như công nghiệp sản xuất xi măng, nhiệt điện, là những lĩnh vực hoạt động ổn định và có sự độc quyền Nhà nước và nhiêu lợi thế khác về địa lý, qui mô,....

- Thời hạn cho vay: còn có dư nợ quá hạn do việc định thời hạn chưa lường hết những rủi ro chậm thanh toán, đặc biệt là nguồn thanh toán từ Ngân sách Nhà nước như các trường hợp: CTy CNTT Nam Phương, Cty VLXL V - Bộ Thương Mại, Xí nghiệp 41....

- Phương thức cho vay : chưa được phù hợp với khách hàng do thủ tục còn nhiều, điều kiện còn bó buộc. Việc đòi hỏi tài liệu chứng minh nguồn thanh toán tương đối rườm rà, như chứng minh nguồn thanh toán và đánh giá năng lực của đối tác (nguồn phải thu) của khách hàng vay phụ thuộc nhiều vào chủ quan người thẩm định hay tái thẩm định. Đôi khi thủ tục mang nặng tính hình thức, không tập trung nhiều vào bản chất của khoản vay theo phương diện thực tiễn kinh doanh của khách hàng, thực tiễn năng lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh, tư cách của người đứng đầu.

- Thời gian thẩm định cho vay: chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về thời gian xét duyệt cho vay mà khách hàng kỳ vọng, do phải thực hiện thông qua nhiều bộ phận thẩm định và tái thẩm định với nội dung công việc không được

phân định rõ ràng, chồng chéo, thiếu kinh nghiệm thực tế và đôi khi mang nặng tính chủ quan của người thẩm định/ tái thẩm định làm ảnh hưởng tương đối lớn đến cơ hội kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng.

- Nợ xấu cao: Chủ yếu việc thẩm định và kiểm soát vốn vay chưa đáp ứng được theo qui định về tần suất kiểm tra; về nội dung kiểm tra; ... đôi khi việc kiểm tra còn mang nặng tính hình thức chỉ đáp ứng đủ theo qui định, do muốn tăng trưởng tín dụng nhanh chạy theo kế hoạch. Nợ xấu chủ yếu tập trung đại đa số ở các khách hàng là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước trước đây chủ yếu năm 2008 trở về trước. Ví dụ điển hình như nợ ngoại bảng của Công ty Sông Hồng, Xí nghiệp 583, Xí nghiệp Bình Minh (đều là doanh nghiệp Quân đội trực thuộc - Bộ Quốc Phòng) và Cty CP Vật tư Hương Cảng (trước đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cty vật tư Hà Nội, mới cổ phần hoá vào năm 2008). Xử lý nợ quá hạn còn chưa tốt, chưa tập trung và chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý nợ quá hạn. Dư nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng là do chủ yếu chưa xử lý thu hồi dứt điểm nợ xấu tồn tại như nợ của: Cty sứ CP Hải Giang; Cty CP Vật tư Hương Cảng; Cty TNHH Bình An; Cty TNHH Nguyễn Lữ là những khoản nợ quá hạn phát sinh kéo dài đã lâu. Bên cạnh dó việc thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng cũng không có tiến triển nhiều, đặc biệt là nợ của Cty Sông Hồng, Xí nghiệp 583, Xí nghiệp Bình Minh trong suốt 03 năm qua mới chỉ thu hồi được 7,81 tỷ trong tổng số gần 25 tỷ và khoản nợ này gần như không có tài sản đảm bảo tiền vay. Bên cạnh đó còn nợ của Chi nhánh Cty XNK Vật tư Hải Hương sau khi đã xử lý hết tài sản bảo đảm thì chỉ giảm dư nợ này từ trên 3,1 tỷ xuống còn 620 trđ (cũng không còn tài sản để xử lý) và hướng xử lý tiếp theo không mấy có hy vọng. Trên cùng địa bàn các chi nhánh Ngân hàng TMCP như: Á Châu, TechcomBank không có nợ xấu (0,5%) và không có nợ ngoại bảng. Các khoản nợ phát sinh đều được tập trung xử lý dứt điểm trong thời gian ngắn. Các chi nhánh NHTM CP Quốc tế, VPBank với tỷ lệ nhỏ dưới 0,7%.

phẩm truyền thống do cơ quan Hội sở đưa ra, đôi khi mang tính thụ động, gặp đối tượng khách hàng nào thì cho vay đối với đối tượng đó. Chưa đánh giá, hoạch định, xếp loại được những ngành, những lĩnh vực ... là thị trường mục tiêu để có được kế hoạch cụ thể, cơ cấu hạn mức rõ ràng và qui định cho vay cụ thể để chỉ dẫn cho CBTD đối với việc cho vay vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực đồng thời có cảnh báo rủi ro cho các ngành nghề cần hạn chế hoặc rút lui không cho vay. Kể từ ngày thành lập đến nay, chi nhánh hoàn toàn không xây dựng được sản phẩm nào cá biệt để đề xuất áp dụng cho chi nhánh hay trên toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng mb – chi nhánh thăng long (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w